Tại sao ở đây lại có nhiều đất phèn, đất mặn như vậy

Những câu hỏi liên quan

Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải:

A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.

B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.


C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.


Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải:

A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn

B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn

C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải

A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.

B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải

A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn

B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn

C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nêu đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông cửu Long

b) Tại sao ở đây lại có nhiều đất phèn, đất mặn như vậy?

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do:

A. Địa hình thấp, nhiều ô trũng

B. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.

C. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng.

D. Được phù sa bồi đắp hàng năm.

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?

A. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu.


B. Được phù sa bồi đắp hàng năm.

C. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.


D. Địa hình thấp, nhiều ô trũng.

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

a) Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ớ Đồng bằng sông Cửu Long

-Đất ở Đồng bằng sông cửu Long chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp

-Ở Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chính:

+Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30 % diện tích tự nhiên của đồng bằng), phân bố thành một dãi dọc sông Tiền và sông Hậu

+Đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau

+Đất mặn có diện tích gần 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan

Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát ở vùng cửa sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang.

b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do

-Có vị trí 3 mặt giáp biển

-Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa

-Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất

-Thuỷ triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn


Page 2

a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển

+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX

+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn

-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu

-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao

-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương

-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản

-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề bài

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

 Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn. Cần phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay