Tại sao phải kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị

Cần chú trọng phát triển hạ tầng

Tại Hội thảo vấn đề về phát triển hạ tầng vùng TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam một lần nữa được các chuyên gia đề cập và nhấn mạnh tầm quan trọng trong bài toán hạ tầng đối với sự phát triển đô thị. Phát biểu tại hội thảo, Ông Phạm Hoài Chung [Phó Viện trưởng - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ Giao thông vận tải] đánh giá cao tính chất quan trọng hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Theo ông Chung, để phát huy hết lợi thế của Vùng TP. HCM, đảm bảo kết nối các khu vực đô thị, phát triển kinh tế xã hội thì hạ tầng giao thông cần được tập trung ưu tiên đầu tư, giải quyết các điểm nghẽn kết nối, giảm áp lực hạ tầng, hướng đến sự phát triển bền vững của đô thị.

 Anh 1: Ông Phạm Hoài Chung [Phó Viện trưởng - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT] trình bày tham luận tại hội thảo.

Cũng theo đại diện Bộ GTVT, hiện tiến độ hoàn thành của các công trình giao thông trọng điểm như Dầu Giây - Long Thành với tổng chiều dài 43 km, quy mô 6-8 làn, đã xây dựng giai đoạn 1 [4 làn], được đề xuất mở rộng lên thành 10-12 làn để đảm bảo lưu lượng giao thông. Tuyến Bến Lức - Trung Lương quy mô 8 làn với 40km, hiện đã xây dựng giai đoạn 1 với 4 làn xe. Năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành tiếp tục được triển khai để giảm áp lực giao thông cho Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với 58km, quy mô 10 làn dự kiến sẽ đi vào khai thác vào năm 2021.

Có thể nói, đây chính là yếu tố hạ tầng kết nối không chỉ mang đến giá trị về giao thương cho các tỉnh phía nam mà còn thúc đẩy giá trị bất động sản gia tăng, thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị. Bên cạnh hạ tầng giao thông, tại hội thảo các chuyên gia cũng đề cập đến vấn đề về quỹ đất là phương án giải quyết bài toán về tăng dân số cơ học trên địa bàn TP. HCM.

Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Quang [Chủ tịch HĐQT, CTCP đầu tư Nam Long] cho rằng để phát triển đô thị vấn đề phát triển quỹ đất là một trong những đề tài rất khó bởi làm sao có quỹ đất để phát triển đô thị, nếu không có quỹ đất thì quy hoạch cũng chỉ trên giấy tờ. Ngoài ra, yếu tố hạ tầng xã hội, những hệ sinh thái như trường học, bệnh viện, những tiện ích tối thiểu phải có trong quy hoạch các chiến lược phát triển đô thị.

Đồng nhận định với ông Nguyễn Xuân Quang, ông Nguyễn Thanh Quyền – CEO Thắng Lợi Group cho rằng, bên cạnh quỹ đất, để giải bài toán về di dân, cần phải tạo ra một môi trường đáng sống tại vùng ven.

Ông Nguyễn Thanh Quyền – CEO Thắng Lợi Group: “Sản phẩm chất lượng thôi chưa đủ mà còn phải tạo ra môi trường đáng sống. Môi trường đáng sống ở đây đầu tiên đó cảnh quan đáng sống, kế đến là bài toán vận hành làm sao để tạo cho người dân cảm thấy rằng đó thực sự là ngôi nhà để trở về, thứ 3 là an ninh, cuối cùng là yếu tố khoảng cách. Chính 4 yếu tố này sẽ giải được bài toán về di dân”.

Giải pháp nào phát triển nhà ở cho TP. HCM

Để giải bài toán nhà ở cho người dân tại đô thi, tại hội thảo các chuyên gia cho rằng, trước mắt cần phát triển đa dạng các mô hình đô thị trong thành phố, các tỉnh lân cận nhằm tăng nguồn cung để người dân có thêm lựa chọn khi quyết định mua nhà. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đô thị gắn với nhu cầu ở của người dân theo từng khu vực. Để làm được điều đó, việc phát triển thành Đô thị vệ tinh được xem là xu thế tất yếu nhằm giải bài toán về áp lực dân số ở TP. HCM.

Trong khi quỹ đất tại khu Đông và Nam Sài Gòn dần hạn hẹp, không còn đủ nguồn cung để giải quyết bài toán nhà ở thì khu Tây, nơi được xem là trầm lắng nhất tại thị trường BĐS TP. HCM dần trở thành điểm đến của nhà đầu tư bất động sản nhờ sự tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, yếu tố khiến khu Tây có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư chính là quỹ đất – một trong những vấn đề then chốt trong phát triển đô thị, hình thành các thành phố vệ tinh.

The Sol City – điểm sáng của BĐS khu Tây

Sở hữu vị trí đắc địa, nằm ngay tuyến đường “tỷ đô” Long Thành – Bến Lức, The Sol City được xem là dự án hiếm hoi của thị trường bất động sản khu vực này đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cả về hạ tầng kết nối, quỹ đất sạch lẫn tiện ích đi kèm. Từ The Sol City chỉ mất 28 phút để đến chợ Bến Thành và 40 phút tới sân bay Tân Sơn Nhất.

Dự án sở hữu tổng diện tích lên đến 103ha với độ phủ về hạ tầng giao thông, quang cảnh và tiện ích lên đến 65%, đảm bảo môi trường trong lành, gần gũi thiên nhiên. Ngoài ra, The Sol City còn là một trong những khu Đô thị hiếm hoi sở hữu tới 39 tiện ích nội khu, đảm bảo đủ mọi nhu cầu giải trí – làm việc – sống của khách hàng.

Hiện dự án đã và đang hoàn thiện giai đoạn 1, cung cấp ra thị trường đủ các sản phẩm nền nhà phố, nền shophouse, shophouse, biệt thự với mức giá hợp lý trong khu vực nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cao. Có thể nói, sự đổ bộ của “đại đô thị” vệ tinh trong bối cảnh nhà ở và quỹ đất khan hiếm được xem là điểm sáng góp phần giúp thành phố giảm tải áp lực dân số cơ học như hiện nay.

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc phát triển của đất nước.  Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo phục vụ tốt cho đời sống của nhân dân vừa góp phần đổi mới hệ thống phát triển đất nước.

Cơ sở hạ tầng của thành phố hiện đại

Xây dựng cơ sở hạ tầng là gì? 

Xây dựng cơ sở hạ tầng là xây dựng đường bộ, đường sắt, trường học, bệnh viện, hệ thống thủy lợi, cấp nước,.. các dự án được tích lũy từ các khoản đầu tư của cơ quan nhà nước địa phương và trung ương.  Cơ sở hạ tầng là những tài sản có vốn nhân lực đóng vai trò  quan trọng trong việc đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.

Có thể nói, xây dựng cơ sở hạ tầng là kết cấu nên nền kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước.  Dựa trên cơ sở hệ thống về sản xuất nhiên vật liệu. Sự tồn tại thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.

Bệnh viện 108 – tòa nhà khám chữa bệnh hiện đại nhất Việt Nam

Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chúng .

Quy định về công trình xây dựng  cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật đã quy định về công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sau:

  • Hệ thống cấp công trình cấp nước đô thị gồm: công trình khai thác nước thô, nước mặn, nước ngầm; trạm xử lý cấp nước, các loại bể chứa, bể lọc, bể lắng; trạm bơm; mạng lưới cấp nước, đường ống cấp nước;
  • Hệ thống cấp thoát nước đô thị: trạm thoát nước mưa, nước thải; mạng lưới đường ống, nước bẩn, nước mưa, nước thải; công trình xử lý nước thải khu vực đô thị, công trình xử lý bùn, bể lọc, bể lắng; các loại giếng chuyển bậc, giếng thăm, giếng thu nước mưa;
  • Hệ thống các công trình cấp điện đô thị gồm:mạng hạ áp cung cấp điện cho các phụ tải, trạm biến áp;
  • Hệ thống công trình chiếu sáng đô thị gồm: chiếu sáng không gian công cộng từ quảng trường, vườn hoa, khu vực vui cho đến công trình thể thao ngoài trời. Chiếu sáng đô thị giao thông như cầu, hầm, nút giao thông và đường phố đô thị. Chiếu sáng trang trí quảng cáo và các loại hình khác.

Minh họa hệ thống chiếu sáng đô thị

  • Công trình đường đô thị gồm đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường phố nội bộ, bãi đậu xe, trạm thu phí, trạm sửa chữa; cầu đường bộ, cầu hành bộ;
  • Hầm giao thông trong đô thị gồm hầm đường sắt, hầm ô tô, hầm dành cho người đi bộ;

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP

Những năm qua, Nhà nước cho tiến hành phát huy vốn dạng thành phần đầu tư và thu lại nhiều kết quả đáng mong đợi. Việc huy động vốn trên cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP là kiểu hợp đồng xây dựng và chuyển giao. Suốt 6 năm trong khoảng thời gian năm 2011 đến 2017, Bộ giao thông vận tải đã huy động 171.308 tỷ đồng/ 57 dự án.

Hiện tại để khai thác 55 dự án với tổng đầu tư 137.819 tỷ đồng. Với nhiều công trình trọng điểm và được kết nối với vùng cao được đầu tư bằng vốn đầu tư. Đoạn từ quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh được chú trọng thi hành. Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách với các lĩnh vực cảng biển, cảng thủy nội địa được đầu tư nhiều hơn.

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Dự án PPP trong giao thông đường bộ đã có chiến lược quy hoạch rõ ràng. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội theo chủ trương của Đảng và của nhà nước.

Cơ sở hạ tầng đi trước một bước ở Việt Nam

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam tương đối ổn định. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng tuy có quy mô nhỏ, chưa được sự kết nối hoàn thiện. So với các nước phát triển, hệ thống giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Nhằm tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đây là một trong những khâu chiến lược xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao – tuyến đường metro Sài gòn

Hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục hoàn thiện xây dựng đường bộ cao tốc, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc. Bên cạnh đó cải thiện hệ thống đường bộ, đường sắt đồng bộ về tiêu chuẩn, kết nối thuận tiện với đường bộ ASEAN. Về phía đô thị văn minh, hiện đại thì tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn vành đai 2, 3 TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đẩy nhanh tiến độ đường sắt đô thị.

Tổng đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được xác định 300 nghìn tỷ huy động từ ngoài ngân sách trong và ngoài nước. Trong đó bao gồm đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, đường bộ có nhu cầu khoảng 651 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng không những để thay đổi, hoàn thiện và tăng cường quyết toán các công trình xây dựng. Nó là một phần đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề