Tại sao phải lập đề án lễ tân

          Lễ tân ngoại giao là tổng hợp các quy định và tập quán về phép xử sự quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho quốc gia, được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao, hay nói cách khác hễ có hoạt động ngoại giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao.

          Tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, là những công việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động vừa đòi hỏi tính nguyên tắc, khoa học vừa đòi hỏi sự tinh tế, nghệ thuật. Trong thực tế, tất cả những ai có hoạt động đối ngoại dù ở cương vị công tác nào, ít nhiều đều có làm công tác lễ tân ngoại giao, do đó việc nắm và hiểu biết những kiến thức và quy định về trong công tác lễ tân ngoại giao là hết sức cần thiết.

          Những người tham gia vào hoạt động ngoại giao, đặc biệt là cán bộ làm công tác lễ tân ngoại giao cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Lễ tân ngoại giao. Nguyên tắc thứ nhất là tôn trọng lẫn nhau, theo đó phải tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Các biểu tượng quốc gia mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng và chu đáo; Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử.Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ của các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận, trong việc sắp xếp chỗ ngồi cho các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế... Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa. Cần khắc phục phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, tự cao và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam; Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc có đi có lại: Nguyên tắc này là hệ quả logic của hai nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy; Nguyên tắc thứ tư là kết hợp luật pháp quốc tế với qui định quốc gia và truyền thống dân tộc.

          Cán bộ ngoại giao nói chung và cán bộ làm công tác lễ tân nói riêng phải thường xuyên trau dồi phẩm chất, đạo đức và tác phong. Người làm công tác lễ tân thường tiếp xúc với người nước ngoài, đôi khi lại phải xử lý các vấn đề liên quan đến vật chất, vì vậy cần thực hiện liêm, chính, biết coi trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, nhưng đồng thời cũng không để các vấn đề "lợi ích vật chất" làm giảm giá trị tinh thần của người cán bộ. Trong công tác lễ tân có những biện pháp nếu không tính toán kỹ có thể lãng phí sức người và của cải, vì vậy người làm công tác lễ tân phải có ý thức tiết kiệm cao, không nên đưa ra lý do không xác đáng về yêu cầu chính trị để có những khoản chi phí không cần thiết.       Không vì nguyên tắc có đi có lại mà cố gắng tiếp bạn như mức bạn tiếp ta, không chú ý đến hoàn cảnh mỗi nước.

          Về mặt tác phong, người cán bộ lễ tân cần có tinh thần quán xuyến công việc, luôn luôn thận trọng, chu đáo, chính xác, tỷ mỷ, đi sâu, đi sát, cụ thể, nghe tận tai, thấy tận mắt, không coi thường việc nhỏ, không chủ quan đối với những việc thường làm. Trong thực tế có những việc thường làm, nhưng mỗi lần làm lại vấp váp, sai sót khác nhau, không lần nào giống lần nào. Khẩn trương, nhanh nhẹn, nhưng bình tĩnh không vội vàng; đàng hoàng, chững chạc nhưng không khệnh khạng, kênh kiệu; thận trọng nhưng không rụt rè; khiêm tốn, tự tin, linh hoạt nhưng đảm bảo nguyên tắc…; đó là tác phong và phẩm chất mà người làm công tác lễ tân phải luôn luôn trau dồi.

          Đối với các địa phương, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các địa phương đều phải tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, công tác lễ tân đối ngoại cấp địa phương ngày càng được quan tâm, chú trọng và đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu cao hơn. Ngày 17/10/2017 Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BNG hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (gọi chung là đoàn thể); các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khác nước ngoài thăm địa phương.

          Thông tư quy định nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương: Một là, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Hai là, mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

          Đồng thời, Thông tư hướng dẫn về các nội dung của hoạt động lễ tân đối ngoại tại địa phương gồm: nghi lễ đón, tiễn khách, bố trí làm việc, thăm quan, bố trí chỗ ngồi, treo cờ, khẩu hiệu chào mừng, xe ô tô phục vụ, xe cảnh sát dẫn đường, tặng phẩm, đài thọ… Thông tư là cẩm nang quan trọng để các cán bộ ở địa phương tổ chức thành công các hoạt động đối ngoại tại địa phương./.

Nguồn: songv.langson.gov.vn

Vai trò của lễ tân ngoại giao khá quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

Tại sao phải lập đề án lễ tân
Lễ tân ngoại giao là cách thức giao tiếp, nó không phải là nội dung chính và mục đích cuối cùng của hoạt động ngoại giao nhưng lễ tân ngoại giao lại là công tác quan trọng, cần thiết và không thể thiếu của hoạt động ngoại giao “phi lễ tân, bất thành ngoại giao”. Lễ tân ngoại giao giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Cụ thể vai trò của công tác lễ tân ngoại giao được biểu hiện thông qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các biện pháp lễ tân trong giao tiếp tạo ra khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ đối ngoại được thuận lợi.

Khung cảnh và bầu không khí trong giao tiếp có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại giao. Một khung cảnh giao tiếp ấm cúng, thân tình sẽ tạo ra một sự thoải mái nhất định cho các các bên trong quan hệ ngoại giao, từ đó tạo điều kiện cho các bên duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác. Có rất nhiều các biện pháp lễ tân trong giao tiếp được phối kết hợp để tạo ra được một bầu không gian thật hữu nghị, thân tình. Đó có thể là việc bố trí, tổ chức một lễ đón tiếp với nghi thức thật trọng thị, một bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao thân mật hay một cuộc hội đàm được diễn ra cởi mở. Hoặc đơn giản chỉ là thái độ đón tiếp của các nhà ngoại giao, thái độ phục vụ của nhân viên lễ tân cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một khung cảnh hữu nghị cho đoàn ngoại giao khách. Điều đó mang đến cho đoàn khách ngoại giao một cảm nhận tốt về sự hiếu khách cũng như bộc lộ thái độ muốn hợp tác của quốc gia nước chủ nhà.

            Ví dụ: Ngày 9/2/2011 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được Chủ tịch nước CHDCND Lào Chumaly Xaynhaxỏn (Chummaly Sayason) tiếp đón với nghi lễ trịnh trọng trong không khí thân thiện, hữu nghị. Cụ thể là Chủ tịch nước CHDCND Lào Chumaly Xaynhaxỏn (Chummaly Sayason) đã trân trọng mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và CHDCND Lào, hòa cùng 21 phát đại bác chào mừng chuyến thăm của Chủ tịch nước ta. Kết thúc lễ chào cờ, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chumaly Xaynhaxỏn (Chummaly Sayason) mời Chủ tịch nước duyệt đội danh dự Quân đội Lào. Sau lễ đón, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký sổ lưu niệm nhân chuyến thăm chính thức CHDCND Lào trên cương vị Chủ tịch nước. Có thể nhận thấy rằng, bằng việc vận dụng những biện pháp lễ tân trong giao tiếp, CHDCND Lào đã thể hiện một thái độ đón tiếp rất nồng hậu và trọng thị đối với chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những hành động và cử chỉ này đã góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra khung cảnh và bầu không gian thuận lợi cho việc duy trì và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và CHDCND Lào.

Thứ hai, thực tế nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại đã được giải quyết nhờ vận dụng sáng tạo các biện pháp lễ tân trong công tác đối ngoại.

Những biện pháp lễ tân ngoại giao trong giao tiếp không chỉ tạo một khung cảnh và bầu không khí thuận lợi cho việc duy trì và thúc đẩy quan hệ ngoại giao mà trên thực tế sự vận dụng sáng tạo các biện pháp lễ tân trong công tác đối ngoại còn có thể giúp giải quyết nhiều khó khăn trong quan hệ ngoại giao. Cụ thể là trong thực tiễn quan hệ ngoại giao có những trường hợp nhờ thực hiện tốt công tác lễ tân ngoại giao đã giúp cải thiện tình hình quan hệ giữa các quốc gia, giúp quan hệ giữa các quốc gia từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại”. Có thể thấy rõ điều này trong ví dụ: Cuộc chiến tranh ở Iraq năm 2003 đã khiến cho mối quan hệ giữa Đức và Mỹ bắt đầu rạn nứt. Kể cả sau khi bà Merkel thay ông Schroeder trở thành Thủ tướng Đức vào cuối năm 2005 thì quan hệ giữa hai nước vẫn không mấy khởi sắc. Chẳng những thế, mối quan hệ cá nhân giữa bà Merkel và ông Obama cũng vấp phải một số trục trặc ngay từ khi ông Obama còn là ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Đầu tiên là việc chính phủ bà Merkel từ chối cho phép ông Obama, ứng cử viên tổng thống năm 2008, phát biểu trước cổng Brandenburg (Đức) – biểu tượng nổi tiếng thời Chiến tranh lạnh nơi mà các Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Ronald Reagan từng có các bài phát biểu tại đây. Sau đó, khi trở thành Tổng thống, ông Obama đã “trả đũa” bằng cách từ chối lời mời của bà Merkel tới dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ. Và trong hai năm rưỡi cầm quyền vừa qua, Tổng thống Obama đã hai lần công du châu Âu nhưng vẫn chưa một lần thăm chính thức Đức dù về danh nghĩa vẫn là hai đồng minh then chốt của nhau. Tuy nhiên sau đó quan hệ Mỹ – Đức đột ngột trở lại nồng ấm sau sự đón tiếp vô cùng trọng thị mà ông Obama dành cho bà Merkel trong chuyến thăm Mỹ bắt đầu từ 06/06/2011. Không chỉ mời riêng một bữa ăn tối ấm cúng như những người bạn tri kỷ, tối 06/06/2011 ông Obama còn mở quốc yến chiêu đãi trọng thể bà Merkel kèm 19 loạt đại bác chào mừng. Qua sự việc nêu trên có thể nhận thấy, quan hệ Đức – Mỹ đã được cải thiện đáng kể sau sự đón tiếp vô cùng trọng thị mà ông Obama dành cho bà Merkel. Một thái độ đón tiếp thân tình, hữu nghị kết hợp với một bữa tiệc chiêu đãi thân mật kèm 19 loạt đại bác chào mừng đã thể hiện thái độ muốn cải thiện quan hệ ngoại giao của Mỹ với Đức. Và cũng chính nhờ những sự vận dụng sáng tạo những biện pháp lễ tân này mà quan hệ giữa Mỹ và Đức đã được cải thiện đáng kể.

Tại sao phải lập đề án lễ tân

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

Thứ ba, nếu không chú trọng công tác lễ tân ngoại giao có thể làm xấu đi quan hệ giữa các quốc gia.

Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc tự ý bỏ đi một số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừa nhận. Có thể thấy rõ vấn đề này thông qua chuyến thăm Nhật Bản  từ ngày 23 đến 27/09/1987 của Hoàng Thái tử Thái Lan để dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 100 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Về chuyến thăm này, Báo “Thai Rath” đưa tin “Trong chuyến thăm Nhật Bản, Hoàng thái tử đã một số lần bị đối xử vô lễ. Trong khi đang đi trên đường ở Yokohama, người lái xe cho Hoàng thái tử đã dừng xe lại để đi tiểu tiện; trong khi dự lễ khánh thành tượng cựu hoàng đế Thái Lan Chulalong Korn tại Nagoya, Hoàng Thái tử đã phải ngồi trên một chiếc ghế cùng loại ghế của các vị khách khác và đã phải cúi nhặt dưới đất sợi giây thừng để kéo tấm vải phủ tượng Hoàng đế Chu la long. Hoàng thái tử đã rút ngắn lịch trình chuyến đi thăm này”. Về vấn đề này, ngay sau chuyến thăm của Hoàng tử Thái Lan, Bộ Ngoại giao của Thái Lan đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi về việc đón tiếp Thái tử không thoả đáng. Qua vụ việc nêu trên có thể thấy rằng, ban lễ tân của Nhật Bản đã không chú trọng công tác lễ tân ngoại giao và chính bởi vậy đã liên tiếp mắc phải những thiếu sót không đáng có trong việc tiếp đón Hoàng tử của Thái Lan. Tuy những thiếu sót này không dẫn đến tình trạng trầm trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, song nó cũng phần nào làm xấu đi quan hệ ngoại giao vốn đang tốt đẹp giữa Nhật Bản và Thái Lan.

Xem thêm: Công văn, văn kiện ngoại giao

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của BộNgoại giao

– Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực

– Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai?

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: .

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Xem thêm: Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại