Tại sao phân lại có màu vàng

Màu sắc của phân khi đi đại tiện phần nào nói lên dấu hiệu của căn bệnh bạn đang mắc phải. Nếu nó diễn ra thường xuyên và kéo dài, cảnh báo bạn đang mắc vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao phân lại có màu vàng

Màu xanh lá

Phân màu xanh lá có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường là do quá trình tiêu hóa quá nhanh, hoặc do ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có màu xanh lá (chất nhuộm thực phẩm xanh). Trong một số trường hợp, phân xanh là do dạ dày nhạy cảm với dầu hồi hay phản ứng phụ của việc bổ sung sắt. Những trường hợp này đều không quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu không chỉ phân có màu xanh mà còn kèm theo một số dấu hiệu khác thường thì hãy đi khám ngay để kiểm tra một số mầm bệnh nguy hiểm nhé.

Nếu chất thải màu xanh lá mạ, hơi ngả sang màu vàng, lỏng, nặng mùi và có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa thì có thể là do hệ tiêu hóa không kịp hấp thụ do bạn ăn quá nhiều. Vì vậy nên chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống của mình, nên ăn vừa phải và chia nhiều bữa vào các khung giờ nhất định.

Phân màu trắng/ trắng đục

Phân trắng được xác định thường là do thiếu hụt mật, có thể là bị tắc nghẽn ống dẫn mật (sỏi mật, dị vật trong ống dẫn mật). Triệu chứng này sẽ gây ra hiện tượng đau dạ dày, nước tiểu có màu sẫm và bị vàng da.

Nếu đi phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày và có dấu hiệu nôn thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tả.

Phân màu nâu sậm

Tại sao phân lại có màu vàng

Muối có thể là nguyên nhân phân nâu sẫm

Phân màu nâu sậm có thể là do việc hấp thụ quá nhiều muối vào cơ thể. Ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các bệnh như cao huyến áp, bệnh thận, tim, suyễn,… Vì thế bạn nên hạn chế bớt lượng muối được hấp thụ hàng ngày đi nhé.

Phân màu vàng

Phân màu vàng kết hợp với trơn nhầy và có sự bốc mùi trứng ung là do bạn ăn quá nhiều chất béo khiến không thể chuyển hóa hết trong dạ dày được. Đây là dấu hiệu của khá nhiều bệnh như bệnh phủ tạng, bệnh loét bao tử. Nếu hiện tượng này kéo dài thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Phân màu đen

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến chất thải chuyển sang màu đen. Trong đó có các yếu tố chủ yếu như sau:

  • Hấp thụ nhiều cam thảo hoặc bổ sung nhiều sắt.
  • Uống rượu, bia ban đêm.
  • Do chảy máu ở ruột (viêm loét đại tràngu đại tràng). Nếu là nguyên nhân này thì phân thường có màu đen nhựa đường và bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Phân màu đỏ

Phân màu đỏ có thể do ăn nhiều món như củ cải đường, cà chua, việt quất, gấc,… điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu không ăn các thực phẩm đó mà phân có đốm đỏ tươi, dải đỏ màu máu thì có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, trĩ, thậm chí là ung thư. Vì vậy bạn nên hết sức thận trọng với các dấu hiệu này.

Màu sắc của phân chỉ là một phần dấu hiệu có thể nhìn thấy được, để có thể kiểm tra một cách toàn diện, tốt nhất là bạn nên đến khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật tốt hơn nhé.

Lưu ý khi có sự thay đổi màu sắc của phân: Trường hợp bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày hoặc viêm đại tràng mà có đi ngoài phân màu đỏ, hoặc màu đen thì khá là nguy hiểm. Nếu không phải liên quan đến ăn uống, điều này chứng tỏ bạn đang có chảy máu đường ruột, bệnh viêm của mình đang nặng lên, và cần thiết phải điều trị gấp. Chảy máu kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra các bạn còn có thể liện hệ hotline tư vấn sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa của chúng tôi tại đây! >>096.857.3697<<

Tại sao phân lại có màu vàng

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đi ngoài ra nước màu đen, màu nâu là biểu hiện của bệnh gì? Đi ngoài có chất nhầy màu trắng và màu vàng có nguy hiểm không? Hoặc đi ngoài màu xanh đen, xanh lá cây nguyên nhân do đâu? 

Bệnh nhân bị đi ngoài ra nước màu đen, màu nâu có thể là do thức ăn khác lạ. Ngoài ra có thể là do bạn uống sắt hoặc thuốc có chứa Bismuth. Tuy nhiên, đi ngoài có nước màu đen có thể là biểu hiện của các loại bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra nước màu đen, màu nâu:

  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Ung thư dạ dày
  • Viêm loét đại tràng   
  • Viêm ruột cấp tính

Khi thấy có dấu hiệu đi ngoài ra nước màu nâu, màu đen, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đi ngoài ra nước bụng sôi là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Triệu chứng này xảy ra có thể do chế độ ăn uống không khoa học. Bệnh nhân ăn phải những thực phẩm chứa độc tố, thực phẩm chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Ngoài ra, đi ngoài ra nước bụng sôi còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý như:

  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm đại tràng.
  • Viêm loét dạ dày
  • Ung thư trực tràng.
  • Hành kinh ở phụ nữ.

Tình trạng đi ngoài ra nước bụng sôi có thể tự khỏi trong 1-2 ngày thì bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu đi ngoài ngày càng nhiều và kèm theo các biểu hiện như sốt, nôn, buồn nôn, đau thắt bụng,… Bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý và có phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Đi ngoài ra nước có mùi tanh là dấu hiệu của các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Đi ngoài lỏng có mùi tanh có thể do chế độ ăn uống không đảm bảo hoặc do cơ thể không hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong thức ăn. 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Hội chứng ruột ngắn
  • Cơ thể kém hấp thụ
  • Ngộ độc thực phẩm

Đi ngoài ra nước như dầu mỡ là hiện tượng cơ thể không thể dung nạp gluten do phản ứng với ruột. Hiện tượng này thường thấy ở các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường mật, bệnh viêm tụy mạn tính, một số bệnh lý mạn tính của ruột non. Ngoài ra đi ngoài ra nước như dầu mỡ có thể do kém hấp thụ chất bột, gây nên tình trạng thừa methal.

Đi ngoài ra nước như dầu mỡ có thể là do bệnh tiêu chảy phân mỡ, đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin) và giảm năng tuyến giáp. Bệnh nhân khi gặp phải hiện tượng này cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Không nên tự ý cắt bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn vì có thể khiến các kết quả của xét nghiệm không chính xác. 

Tại sao phân lại có màu vàng

Bệnh viêm tụy mạn tính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước như dầu mỡ

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đen, trắng là hiện tượng thường gặp. Hiện tượng này xảy ra do bạn ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đen, trắng còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như:

Đi ngoài có chất nhầy màu vàng là biểu hiện của các bệnh lý sau:

  • Viêm đại tràng: Viêm đại tràng xảy ra khi lớp niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài có bọt màu vàng kèm theo các biểu hiện như: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau thắt bụng,…
  • Tắc ruột: Tắc ruột xảy ra khi các chất cặn bã ứ đọng và tắc nghẽn trong ruột. Các biểu hiện của bệnh tắc ruột: đi ngoài có chất nhầy màu vàng, nôn, chướng bụng,…
  • Tuyến tụy có vấn đề: Viêm tuyến tụy dẫn đến ống tụy bị chặn, không sản xuất đủ mật khiến đường tiêu hóa không thể hấp thụ chất béo. Dẫn đến bệnh nhân bị đi ngoài ra chất nhầy màu vàng.
  • Ngộ độc thực phẩm khiến bệnh nhân đi ngoài lỏng có màu vàng kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, nôn, mẩn ngứa,…

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể là biểu hiện của các bệnh tiêu hóa khác:

  • Nhiễm khuẩn ruột: Nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra khi bệnh nhân ăn phải các thực phẩm chứa vi khuẩn, mầm bệnh,… Khiến người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: đi ngoài có chất nhầy màu trắng, đau thắt bụng, chán ăn,…
  • Hội chứng ruột kích thích: Khi bị hội chứng ruột kích thích, cơ thể bệnh nhân sẽ tiết ra một lượng lớn chất nhầy khi đi ngoài. Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: đau bụng, tiêu chảy,…
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Bệnh nhân ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải các thực phẩm chứa vi rút, vi khuẩn. Dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Một số biểu hiện thường gặp khi bị bệnh này như đi ngoài có chất nhầy màu trắng, đau thắt bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn,…
  • Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn do vi rút HPV, bệnh sinh dục,… gây ra. Bệnh có các biểu hiện như: chảy máu hậu môn, đau ngứa rát vùng hậu môn, dịch nhầy màu trắng đục ở vùng hậu môn. 

Tại sao phân lại có màu vàng

Đi ngoài có chất nhầy màu trắng là biểu hiện của bệnh ruột kích thích

Đi ngoài màu xanh đen, xanh lá cây có thể do các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống: Đi ngoài lỏng có màu xanh đen xảy ra khi bạn ăn uống không đảm bảo, ăn phải các thực phẩm màu xanh hoặc chứa chất diệp lục.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi bạn uống sắt, bạn có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài màu xanh đen. Do một phần sắt không được hấp thụ chuyển hóa thành sắc tố màu đen. Dẫn đến tình trạng đi ngoài màu xanh lá cây hoặc xanh đen.
  • Bệnh Celiac: Bệnh Celia hay bệnh không dung nạp Gluten khiến cơ thể không hấp thụ được gluten. Bệnh này khiến niêm mạc ruột non bị viêm, gây ra các rối loạn về tiêu hóa. Cụ thể người mắc bệnh thường có biểu hiện như bị đi ngoài màu xanh lá cây hoặc đi ngoài màu xanh đen.

Nếu bệnh nhân đi ngoài có màu đen thì có thể do chế độ ăn uống. Bệnh nhân đã ăn các thực phẩm có màu đen như tiết luộc, uống sắt và thuốc chứa Bismuth. Ngoài ra, có thể bệnh nhân mắc phải các bệnh lý như bệnh trĩ hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày –  tá tràng, viêm u ruột non, xuất huyết dạ dày

Tại sao phân lại có màu vàng

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra nước màu đen, màu nâu

Đi ngoài màu vàng là biểu hiện tình trạng cơ thể bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài màu vàng kèm theo các biểu hiện như sốt, nôn, đau thắt bụng, phân dính máu,… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Vì đi ngoài màu vàng kèm theo các biểu hiện này cho thấy bạn có thể đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa.

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường xuyên bổ sung sắt. Do đó, tình trạng đi ngoài có màu đen khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở nhiều chị em. Nếu bà bầu thấy vùng hậu môn bị sưng và phân đen, có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc rách hậu môn. 

Dù là nguyên nhân gì, đi ngoài có màu đen khi mang thai bà bầu nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và hấp thu dinh dưỡng kém cho con.

Khi bệnh nhân mắc phải các bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài máu bắn thành tia.

  • Trĩ: Các búi trĩ sưng to gây cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài nên bệnh nhân khi đi ngoài có thể máu bắn thành tia.
  • Nứt hoặc kẹp hậu môn: Nứt hoặc kẹp hậu môn khiến bệnh nhân đi ngoài bị đau rát, đi ngoài phân có dính máu, chất nhầy đỏ.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bị viêm nhiễm, chảy máu. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: đi ngoài ra nhầy màu đỏ hoặc màu hồng, ho ra máu,…
  • Polyp trực tràng: Bệnh này có biểu hiện như đi ngoài ra nhiều máu nhưng không đau,chán ăn,…

Đi ngoài ra máu và nhầy là tình trạng nguy hiểm. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh như: ung thư hậu môn – trực tràng, viêm loét đại tràng, viêm ruột cấp tính,…

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đi ngoài ra máu làm cho bệnh nhân bị mất máu nhiều, dẫn đến cơ thể bị thiếu máu. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

Khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra nước, có chất nhầy, có màu, có máu, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Các bác sĩ tại đây sẽ tiến hành kiểm tra, lấy mẫu và phân tích. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân khi có hiện tượng đi ngoài ra nước có màu, có chất nhầy màu vàng, trắng, đen sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Bạn cần uống đúng và đủ liều lượng theo đơn bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Khi xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài có nhầy màu vàng, trắng hay đi ngoài màu ra nước màu đen, màu nâu, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Bạn nên xây dựng cho mình thói quen ăn uống khoa học:

  • Uống nhiều nước ấm.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Vệ sinh sạch sẽ tay chân bằng xà phòng.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin từ rau củ và trái cây từ những thực phẩm theo lời khuyên của bác sĩ. 
  • Đi ngoài ra chất nhầy có màu nên ăn những thực phẩm chứa lợi khuẩn như: sữa chua, súp lơ,….
  • Nên ăn những loại trái cây nào: chuối, táo, dâu tây, việt quất,….
  • Nên ăn các món cháo: cháo hạt sen, cháo thịt gà,….
  • Nên ăn chậm nhai kỹ. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Đặc biệt, bạn cần kiêng những thực phẩm sau để tránh tình trạng đi ngoài ra nước có màu, có chất nhầy màu vàng, trắng, đen tiến triển nặng hơn:

  • Kiêng vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn.
  • Tránh sử dụng đồ uống có đá lạnh, có cồn, có gas, cafe, trà đặc…
  • Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ. Khi bị đi ngoài có chất nhầy nên sử dụng món hấp luộc.
  • Tránh ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, thức ăn cay nóng.
  • Tránh ăn các thực phẩm tái, lên men như nem, gỏi,nộm….và các món ăn không đảm bảo vệ sinh.

Tại sao phân lại có màu vàng

Ăn nhiều rau củ để cải thiện tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu vàng, trắng hay đi ngoài ra nước màu đen, màu nâu…

Nếu tình trạng đi ngoài ra nước có màu, có chất nhầy màu vàng, trắng, đen,… không thuyên giảm, bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. 

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Trung tâm sở hữu  đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao về tiêu hóa, như Tiến sĩ- Bác sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng nhiều bác sĩ khác từng tu nghiệp chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản,  Hàn Quốc. Chính vì vậy, khách hàng có thể yên tâm với chất lượng khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thêm vào đó, trung tâm cũng sở hữu hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại như dàn máy CV-190 tích hợp công nghệ nội soi NBI tiên tiến, giúp bác sĩ quan sát rõ nét và chẩn đoán chính xác các tổn thương trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là mầm mống của bệnh ung thư.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc