Thị trường cận biên và thị trường mới nổi

Đánh giá về phân loại thị trường MSCI và cơ hội cho Việt Nam lên thị trường mới nổi, theo VnDirect, Morgan Stanley Capital International (MSCI) trong đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 6 năm 2022 đã xếp loại thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ở trạng thái Thị trường Cận biên.

Trong báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu MSCI 2022, MSCI duy trì tất cả các đánh giá của mình đối với thị trường chứng khoán Việt Nam từ lần xem xét tháng 6 năm 2021, tập trung vào giới hạn sở hữu nước ngoài và tiêu chí công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Đối với giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL): MSCI nhấn mạnh về việc nới room tại Việt Nam vẫn ảnh hưởng đến hơn 10% thị trường chứng khoán Việt Nam và hơn 1% IMI của MSCI Việt Nam bị ảnh hưởng bởi room ngoại thấp.

Trong kịch bản cơ sở của VnDirect, thị trường chứng khoán Việt Nam khó có thể lọt vào danh sách theo dõi để phân loại lại thành thị trường Mới Nổi trong đợt đánh giá tháng 6 năm 2023 khi hệ thống giao dịch mới chưa ấn định ngày ra mắt và cần nhiều thay đổi về nghị định/thông tư liên quan đến công bố thông tin tiếng Anh và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cho người nước ngoài.

Trong trường hợp này, kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được thêm vào danh sách theo dõi để phân loại lại từ trạng thái thị trường Cận Biên sang trạng thái Thị trường mới nổi tại kì đánh giá phân loại thị trường hàng năm của MSCI vào tháng 6 năm 2024. Sau đó, việc Việt Nam sẽ được đưa vào rổ chỉ số các thị trường mới nổi MSCI có thể được công bố vào tháng 6 năm 2025.

Thị trường cận biên và thị trường mới nổi

Đối với phân loại thị trường FTSE Russell: Đối với FTSE, tại cuộc đánh giá phân loại quốc gia tạm thời vào T3/22, Việt Nam vẫn không đáp ứng tiêu chí ‘Chu kỳ thanh toán (DvP)’, hiện được đánh giá là ‘Hạn chế’. Không có thay đổi nào đối với hệ thống giao dịch nhằm cải thiện tiêu chí Chu kỳ thanh toán, chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được duy trì trong danh sách theo dõi để phân loại lại thành thị trường Mới Nổi trước đợt tái phân loại quốc gia hàng năm vào tháng 9 năm 2022.

Việt Nam đang có tỷ trọng lớn nhất trong cả chỉ số thị trường cận biên của MSCI và chỉ số thị trường cận biên (Frontier 50) của FTSE với tỷ trọng quốc gia lần lượt là 28,5% và 29,8%. Trong đó, 5 công ty trong 10 công ty hàng đầu trong chỉ số thị trường cận biên MSCI và 8/50 công ty trong chỉ số thị trường cận biên FTSE (Frontier 50 Index) là những công ty niêm yết của Việt Nam.

Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể nâng hạng?

VTV.vn - Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi.

Vào cuối tuần qua, tổ chức MSCI đã công bố kết quả phân loại thị trường định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).

Đáng nói, các điểm trừ giống với báo cáo của MSCI trong năm 2021, tức là trong 1 năm qua, Việt Nam không có sự cải thiện gì về khả năng nâng hạng trong mắt của tổ chức quốc tế này.

Có 9 lý do để MSCI vẫn đang nói không với việc nâng hạng của thị trường Việt Nam bao gồm: "giới hạn sở hữu nước ngoài", "room ngoại còn lại", "quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài", "mức độ tự do trên thị trường ngoại hối", "đăng ký đầu tư và mở tài khoản", "các quy định về thị trường", "luồng thông tin", "thanh toán bù trừ" và "khả năng chuyển nhượng".

Thị trường cận biên và thị trường mới nổi

Có 9 lý do để MSCI vẫn đang nói không với việc nâng hạng của thị trường Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Dù các gạch đầu dòng là khá nhiều, tuy nhiên MSCI cũng có sự nhấn mạnh vào một số tiêu chí về giới hạn sở hữu nước ngoài và cho biết nút thắt này đang tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

"Vẫn là vấn đề giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại nhiều nhóm ngành trọng điểm. Nếu Việt Nam không tạo điều kiện hơn cho người nước ngoài mua cổ phần thì họ bắt buộc phải chọn các thị trường khác", ông Kevin Snowball, Nguyên Giám đốc điều hành Quỹ PXP Vietnam Asset Management, đánh giá.

Một số thành viên thị trường chia sẻ, các tổ chức quốc tế khi đánh giá nâng hạng bao giờ cũng làm cả về mặt định lượng cũng như định tính, ngoài việc xét các tiêu chí trên giấy tờ đã đáp ứng chưa, họ bao giờ cũng sẽ có khảo sát trực tiếp từ cộng động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những vấn đề như minh bạch trong công bố thông tin, thao túng, giao dịch nội gián, hạ tầng công nghệ cũng làm khá nhiều nhà đầu tư ngoại phiền lòng.

"Với những động thái thanh lọc thị trường thời gian qua thì MSCI không đề cập đến trong báo cáo. Có thể trong kỳ đánh giá tiếp theo của FTSE Rusell, họ sẽ đánh giá cụ thể hơn. Tôi nghĩ rằng vướng mắc ta cần xử lý từ nay tới cuối năm vẫn liên quan nhiều đến áp dụng thanh toán đối tác bù trừ trung tâm, khi áp dụng CCP thì mới có thể xử lý vấn đề thanh toán. Đây là một trong những vấn đề FTSE Russell nhiều năm nay đánh giá Việt Nam vẫn chưa đạt và đó là yếu tố gần như cuối cùng để Việt Nam có thể được nâng hạng", ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, CTCP Chứng khoán SSI, nhận định.

Quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD. Còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Chỉ tính vài % trong con số này, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn đánh giá đây là một giấc mơ xa vời, khi thực tế nâng hạng còn khá nhiều tồn đọng chưa được giải quyết.

Thị trường cận biên và thị trường mới nổi
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể nâng hạng

VTV.vn - Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam, chứng khoán việt nam, thị trường chứng khoán, nâng hạng thị trường chứng khoán, thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư, thị trường Việt Nam, thị trường cận biên, MSCI

Thị trường cận biên (tiếng Anh: Frontier Markets) là một quốc gia phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, có quá nhiều rủi ro cho vốn, thanh khoản quá thấp để đượcxếp hạng là thị trường mới nổi.

Thị trường cận biên và thị trường mới nổi

Hình minh họa. Nguồn: whatinvestment.co.uk

Khái niệm

Thị trường cận biên trong tiếng Anh là Frontier Markets hoặc Pre-emerging Markets

Thị trường cận biên là thị trường vốn kém tiên tiến ở các nước đang phát triển. Thị trường cận biên là một quốc gia phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, có quá nhiều rủi ro cho vốn, hoặc thanh khoản quá thấp để được xếp hạng là thị trường mới nổi.

Thuật ngữ thị trường cận biên được tạo ra vào năm 1992 bởi Farida Khambata thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế. Dù các thị trường cận biên nhỏ hơn, ít khả năng tiếp cận hơn và có phần rủi ro hơn so với các thị trườn khác, chúng vẫn có các cơ hội đáng để đầu tư. 

Thị trường cận biên được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận dài hạn lớn, vì chúng có tiềm năng phát triển ổn định hơn nhiều trong thời gian dài.Tuy nhiên chúng vẫn có nhiều rủi ro.

Ưu nhược điểm của thị trường cận biên

Các thị trường vốn cận biên được nhiều nhà đầu tư theo đuổi vì chúng có triển vọng mang lại lợi nhuận cao. Vì nhiều thị trường cận biên không có thị trường chứng khoán phát triển, các khoản đầu tư thường là của tư nhân hoặc đầu tư trực vào các công ty khởi nghiệp và cơ sở hạ tầng. 

Mặc dù có thể đạt được thành quả lớn cho việc đầu tư vào các thị trường cận biên, các nhà đầu tư cũng phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn so với đầu tư ở Mỹ hoặc châu Âu, hoặc bất kì quốc gia nào khác thuộc nhóm G7.

Một số rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải ở các thị trường cận biên là sự bất ổn chính trị, thanh khoản kém, qui định không đầy đủ, báo cáo tài chính không đạt chuẩn và biến động tiền tệ lớn. Ngoài ra, nhiều thị trường phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa biến động cao.

Thị trường cận biên và quản lí danh mục đầu tư

Đầu tư vào thị trường cận biên có thể có tương quan thấp với các thị trường phát triển và do đó có thể giúp bổ sung đa dạng hóa cho danh mục đầu tư chứng khoán. 

Trong quản lí danh mục đầu tư, các nhà đầu tư phải cân bằng giữa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa của một số lựa chọn nhất định, thực hiện đánh đổi và đặt cược giữa các lựa chọn nợ, vốn chủ sở hữu, trong nước, quốc tế, tăng trưởng và an toàn.

Nhà đầu tư phải mạo hiểm với rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận của danh mục đầu tư. Việc thêm các khoản đầu tư trong thị trường cận biên vào danh mục đầu tư không phải sẽ luôn thích hợp với mọi nhà đầu tư. 

Những người tìm kiếm sự ổn định, an toàn và dòng thu nhập ổn định nên tránh xa lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro, việc phân bổ một phần nhỏ tài sản cho các thị trường cận biên có thể đem lại hiệu quả và thêm một thách thức mới cho bản thân.

(Theo investopedia)

Hằng Hà