Thờ ông công ông táo ở đâu

BNEWS Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

>>>  Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Thắp hương Ông Công Ông Táo ở đâu vào giờ nào, ngày nào?

Bàn thờ ông Công ông Táo đặt ở đâu là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn cách đặt bàn thờ ông Công, ông Táo chi tiết nhất.

1. Bàn thờ ông Công, ông Táo là gì?

Bàn thờ ông Công, ông Táo là nơi thờ cúng 3 vị Táo Quân: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ngoài lễ chính là ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì các ngày rằm, mùng 1 đều có thể thắp hương cúng ông Công, ông Táo.

Bàn thờ ông Táo bắt nguồn từ tích xưa của người Việt. Người Việt luôn lấy đạo lý uống nước nhớ nguồn lên hàng đầu, tin tưởng, thờ phụng những vị thần linh có công giữ nhà, giữ đất như Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

2. Hướng dẫn đặt bàn thờ ông Công, ông Táo

Để đặt bàn thờ ông Công, ông Táo, bạn cần nắm rõ vị trí đặt bàn thờ, hướng đặt, kệ, kích thước bàn thờ, các vật để trên bàn thờ… Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách đặt bàn thờ chính xác nhất.

2.1. Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu?

Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu, ở trên bàn thờ gia tiên hay ở bếp là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Thực tế, vị trí đặt bàn thờ ông Táo là do ảnh hưởng của phong tục vùng miền, tín ngưỡng của từng gia đình. Bạn có thể đặt bàn thờ ông Táo ở 2 vị trí:

  • Ở gian bếp.
  • Bàn thờ gia tiên.

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, vị trí đặt bàn thờ ông Táo chuẩn nhất là ở gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu khu vực bếp quá chật chội hoặc không thực sự sạch thì bạn cũng có thể thờ cúng ông Táo ở bàn thờ gia tiên. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện mà bạn có thể linh động để đặt vị trí bàn thờ ông Táo.

2.2. Hướng đặt bàn thờ ông Công, ông Táo

Nếu đặt thờ ông Táo trên bàn thờ gia tiên thì hướng bàn thờ gia tiên chính là hướng để thờ ông Táo. Còn nếu tách bàn thờ ông Táo riêng thì bạn nên đặt theo hướng đẹp, dựa vào tuổi, cung phi của gia chủ.

Xem chi tiết hướng đặt bàn thờ ông Táo tốt nhất cho gia chủ.

2.3. Chọn kệ bàn thờ ông Công, ông Táo

Bạn nên chọn kệ bàn thờ ông công, ông Táo có chất liệu tốt, bền, không được cong, vênh. Chất liệu làm kệ bàn thờ ông Táo bằng gỗ thịt là loại được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là kích thước bàn thờ phổ biến:

  • Kích thước 480mm x 480mm: Mang tới may mắn cho gia chủ.
  • Kích thước 480mm x 680mm: Mang tới tài lộc, thịnh vượng.
  • Kích thước 480mm x 880mm: Công danh, sự nghiệp thăng tiến.

2.4. Các đồ vật đặt trên bàn thờ ông Công, ông Táo

Lựa chọn đồ vật và vị trí đặt đồ vật trên bàn thờ ông Công, ông Táo rất quan trọng bởi nếu đặt sai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vượng khí cho gia đình. Bạn cần sắm đầy đủ các đồ vật cần thiết và đặt chúng theo vị trí sau:

  • Bài vị Táo Quân: Đặt dựng đứng ở giữa bàn thờ, lưng bài vị tựa vào tường.
  • 1  bát hương: Đặt chính giữa bàn thờ [ngay phía trước bài vị Táo Quân].
  • 1 bình hoa: Đặt bên trái [theo hướng bàn thờ].
  • Đĩa đựng hoa quả: Đặt bên phải [theo hướng bàn thờ].
  • 3 chén nước: Đặt cạnh bình hoa.

Ngoài cách đặt bàn thờ ông Táo dựa vào những yếu tố trên thì bạn cũng cần chọn giờ đẹp để đặt bàn thờ và nên tránh giờ xấu.

Xem giờ đẹp đặt bàn thờ ông Táo để đặt bàn thờ tốt nhất, giúp đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

3. Những lưu ý khi đặt bàn thờ ông Công, ông Táo

Khi đặt bàn thờ ông Công, ông Táo, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được đặt bàn thờ thấp hơn bếp lửa hoặc ở dưới mặt đất.
  • Không đặt bàn thờ ở nơi ẩm mốc, cạnh nơi có nước, đựng rác hoặc gần nhà vệ sinh.
  • Nên chọn hướng đẹp để đặt bàn thờ, tuyệt đối không được chọn hướng xấu, nếu không gia chủ sẽ dễ gặp xui xẻo.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bàn thờ ông Công ông Táo đặt ở đâu và hướng dẫn cách lập bàn thờ ông Táo đầy đủ. Mong rằng thông tin mà Thăng long Đạo quán vừa chia sẻ sẽ cung cấp thêm kiến thức về cẩm nang phong thủy của quý vị. Để cập nhật các thông tin bổ ích về phong tục Việt Nam, hãy thường xuyên theo dõi website Thăng Long Đạo quán.

Mặt khác, cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo quán trên điện thoại cũng là cách cập nhật thông tin phong thủy, phong tục Việt nhanh nhất. Bên cạnh đó, gia chủ còn được trải nghiệm miễn phí các công cụ tra cứu như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày, giờ tốt xấu, xem tuổi… Hàng ngày, gia chủ sẽ nhận được bản tin phong thủy gợi ý những việc nên – không nên làm, những chú ý về tài lộc, công việc, sức khỏe trong ngày.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây:

Video liên quan

Chủ Đề