Thời nhà trần, quân ta đã mấy lần đánh thắng quân mông-nguyên?

[Last Updated On: 27/03/2022 by Lytuong.net]

Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII khi đế quốc Mông Cổ được thành lập đã tiến hành xâm lược nhà Nam Tống, lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc. Để bành trướng thế lực xuống phía Nam, chúng đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

– Cuộc kháng chiến lần 1 [1258]:

Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định tấn công tiêu diệt Nam Tống. Trong đợt tấn công này, một đạo quân gồm 3 vạn do Khađai chỉ huy được lệnh đánh vào Đại Việt, sau đó đánh vào Quảng Tây và phối hợp với các đạo quân khác. Trước khi đánh vào nước ta, tướng Mông Cổ cho sứ giả sang dụ hàng vua Trần nhưng đã bị vua Trần bắt trói. Chờ mãi không thấy, quân Mông Cổ chia 2 đường dọc sông Thao tiến vào.

Đầu năm 1258, giặc kéo đến Bình Lệ Nguyên [Tam Đảo, Vĩnh Yên], cuộc giao chiến xảy ra. Quân Trần rút về Phù Lỗ, quân giặc đuổi đến Đông Bộ Đầu. Nhà Trần chủ trương rút khỏi kinh thành Thăng Long và cùng nhân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Chiếm được kinh thành, quân Mông Cổ gặp nhiều khó khăn vì không có lương thực. Lơi dụng cơ hội đó, quân Trần phản công, đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long, buộc chúng phải tháo chạy về Vân Nam. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

– Cuộc kháng chiến lần 2 [1285]:

Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu lại ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta. Các trận đánh lớn diễn ra quyết liệt ở nhiều vùng biên giới. Thấy thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo quyết định rút quân về Vạn Kiếp [Chí Linh – Hải Dương].

Quân nhà Trần lại thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để chống giặc. Cùng thời gian, cánh quân Toa Đô chỉ huy đánh vào Nghệ An, nhằm thực hiện chiến lược hai gọng kìm, tiêu diệt quân Trần. Trần Quốc Tuấn và vua Trần lui ra các lộ ở miền biển Thanh Hóa. Quân giặc rơi vào khó khăn vì thiếu đói và bệnh tật. Nhân cơ hội đó, Trần Quốc Tuấn cho quân liên tục tấn công, tiêu diệt địch ở Tây Kết, Hàm Tử [Khoái Châu, Hưng Yên], Chương Dương [Thường Tín, Hà Tây], Thăng Long.

Tháng 6/1285, quân giặc tháo chạy, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát thân, Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.

– Cuộc kháng chiến lần 3 [1287 – 1288]:

Thất bại nhục nhã ở Đại Việt khiến vua Nguyên hết sức căm giận. Vua Nguyên hạ lệnh điều hàng chục vạn quân, hàng trăm chiến thuyền sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3.

Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tràn vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy đánh vào Lạng Sơn, rồi tiến xuống phía Nam đóng tại Vạn Kiếp. Cánh quân thủy gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng, để hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hồ chỉ huy đã bị Trần Khánh Dư bố trí phục kích tại Vân Đồn. Số lương còn lại bị quân Trần chiếm.

Tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào Thăng Long nhưng bị chống trả rất kịch liệt. Quân giặc phần thì bị thiếu lương, phần thì bị ốm đau nên rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, buộc phải rút về nước. Nhân cơ hội đó, quân dân nhà Trần đã đứng lên tiêu diệt các đạo quân của giặc, giành thắng lợi nhanh chóng.

[Nguồn tham khảo: Trần Văn Thức, Giáo trình tiến trình lịch sử Việt Nam]

Đất nước Đại Việt dưới thời nhà Trần rất nhỏ bé. Nhưng chúng ta 3 lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông. Đặc biệt, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng quả là trận đánh lịch sử bằng một chiến công đầy vĩ đại.

Khu di tích Bạch Đằng giang. Ảnh: Hà Nội mới

Vĩ đại bởi cha ông ta, dưới tài chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã biết vận dụng quy luật thủy triều để đánh giặc. Sự vĩ đại còn ở chỗ làm sao lừa được quân Nguyên Mông vốn hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Kỳ lạ ở chỗ cả thế giới đều chưa quên quân nhà Nam Hán và nhà Tống đều đại bại do bị sập bẫy trên đoạn sông này.

Vậy mà không lẽ quân Nguyên Mông không đọc sử sách sao? Song, việc quân tướng nhà Trần cho “đóng cọc” hay “đặt cọc” trên sông để giặc sập bẫy đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Người đam mê tìm hiểu vũ khí của cha ông

Kỹ sư chế tạo vũ khí Vũ Đình Thanh hiện làm việc cho cơ quan nghiên cứu sản xuất Almaz trong tập đoàn vũ khí Almaz Altey của LB Nga. Anh vốn đam mê tìm hiểu truyền thống cha ông xưa đánh giặc bằng vũ khí gì.

Anh đã từng tìm hiểu về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, một nhà quân sự đại tài không chỉ về khả năng thao lược đánh giặc ngoại xâm mà còn là nhà khoa học kỹ thuật quân sự tài ba khi biết chế tạo vũ khí hóa học phốt pho từ phân dơi [có chất phốt pho] mà chúng ta quen gọi là hỏa cầu để tiêu diệt địch.

Kỹ sư Vũ Đình Thanh trình bày quá trình nghiên cứu phục dựng nỏ thần An Dương Vương với cán bộ Bảo tàng Quân đội, tháng 5/2020. Ảnh: Quốc Phong

Anh cũng từng bỏ ra cả một năm vừa qua để tìm hiểu kỹ thuật làm nỏ Liên Châu của triều đại An Dương Vương. Chiếc nỏ được xem là Nỏ Thần vào 2.300 năm về trước. Khi bắn chỉ một phát mà Nỏ Thần nhả ra cả chục mũi tên đồng và bay xa hàng trăm mét là chuyện hoàn toàn có thật.

Kỹ sư Thanh muốn người Việt hôm nay cần tự hào và cả thế giới biết rằng, truyền thuyết đã trở thành thực tế. Anh đăng ký sở hữu trí tuệ công trình nghiên cứu nói trên tại cả Việt Nam lẫn nước ngoài [CH Serbia]. Anh cũng đã xin phép tổ chức hội thảo khoa học tại Trung tâm Hà Nội học trong Hoàng Thành Thăng Long vào tháng 6/2020.

Sau đó, anh liên tục cải tiến nỏ bằng những vật liệu thô sơ mà chính cha ông có thể sử dụng để làm ra bộ cung tên giống như truyền thuyết. Từ cánh nỏ, dây cung và mũi tên [mũi tên đồng thì tôn trọng tuyệt đối hình mẫu khuôn đúc mũi tên từ 2.300 năm trước còn lại dưới lòng đất được khai quật và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử].

Bài học thất bại cũ liệu sớm quên?

Lần này, qua trao đổi, anh muốn giới thiệu những suy đoán ban đầu của thời kỳ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập mưu nhử quân Nguyên Mông là tướng Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng bằng phương pháp “đóng cọc” hay “đặt cọc”.

Người ta có thể thắc mắc rằng, những bài học trên sông Bạch Đằng vào năm 938 mà Ngô Quyền cầm quân đánh giặc Nam Hán cũng như năm 981 mà Lê Hoàn cầm quân đánh giặc Tống không lẽ giặc Nguyên Mông đã sớm quên?

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, không nên nghĩ như vậy bởi đối phương là thế lực quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới khi đó.

Bãi cọc tại Khu di tích Bạch Đằng Giang mô phỏng trận địa cọc cha ông ta sử dụng đánh giặc ngoại xâm. Ảnh: Cổng tin tức TP Hải Phòng

Vì thế, họ cũng phải tìm hiểu lịch sử những trận đại bại của quân Nam Hán đúng 350 năm trước [thời Ngô Quyền] và 319 năm trước của quân Tống [thời vua  Lê Hoàn] khi sang nước ta xâm lược.

Đây mới chỉ là những suy đoán bước đầu của anh. Theo anh, nó mang những cơ sở khoa học nhất định chứ anh vẫn không vội vàng khẳng định.

Thế trận mai phục

Theo sử sách ghi lại, sau khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình,  Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng [vùng cửa sông của Hải Phòng và Quảng Ninh bây giờ] làm trận địa quyết chiến.

Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, ông đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam Hán [938] và quân Tống [981], cho đóng cọc gỗ nhằm thực hiện ý đồ chiến lược - chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của địch.

Cuối tháng 3/1288, từ Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi chỉ huy hàng vạn quân với 600 chiến thuyền, có các đội kỵ binh yểm trợ, rút theo đường ra sông Bạch Đằng.

Vừa ra khỏi Vạn Kiếp, quân Nguyên đã bị quân nhà Trần chặn đánh khiến đoàn kỵ binh này phải theo về cùng với bộ binh của tướng Thoát Hoan, chỉ còn thủy quân buộc phải tiếp tục chạy ra sông và lọt vào trận địa của ta đã mai phục sẵn ở tả và hữu ngạn sông Giá [ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Yên Hưng, Quảng Ninh ngày nay].

Hàng loạt cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được cắm xuống, tạo ra bãi chướng ngại vật. Những cánh quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, đông đảo các đơn vị quân đội của vương hầu quý tộc và đội dân binh đã được huy động tham gia trận đánh lịch sử này.

Kết thúc trận đánh, thuyền địch bị chìm gần hết, quân lính bị thương vong vô số. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ bị bắt, hơn 400 chiến thuyền bị tiêu diệt, khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến.

Nghe tin thủy quân thất bại, cánh quân bộ của Thoát Hoan trở nên rối loạn, bị quân ta chặn đánh liên tục trên đường rút chạy. Qua trận chiến này, chúng ta thấy Trần Hưng Đạo và triều đình nhà Trần đã lợi dụng triệt để các điều kiện địa lý tự nhiên để chiến thắng quân thù quả là cực kỳ thông minh.

Thông minh còn ở chỗ làm thế nào để đóng cọc [chắc rất mất thời gian] hay đặt cọc [mất ít thời gian hơn đóng] để không bị lộ bí mật?

* Kỳ tới: Chiến thắng Bạch Đằng: Đóng cọc hay đặt cọc trên sông nhử địch

Quốc Phong

Không phải đợi đến Diên Hồng thì nhà Trần mới hiểu lòng dân quyết tâm...

Video liên quan

Chủ Đề