Thư của Tổng thống Mĩ Lin-con gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình

Thư của Tổng thống Mĩ Lin-con gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình

Suy nghĩ về câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

(Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin – Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

1. Giải thích câu nói:

+ Câu nói khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

+ Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối.

2. Bàn luận:

* Ý nghĩa của bức thư:

– Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

– Những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con; mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

– Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn (đức, trí, thể, mỹ).

* Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử:

+ Trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình.

+ Gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Gian lận để có được kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.

+ Câu nói nhắc chúng ta phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống. Coi trọng thực chất, không chấp nhận gian dối.

+ Phê phán những người thiếu trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động:

+ Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.

+ Phê phán lối học, lối sống giả dối

+ Liên hệ bản thân.

Kính gửi Thầy Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặnglẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận trong thi cử. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp... Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không baogiờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng rắn. Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm.Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn!

Suy nghĩ về thư của Tổng thống Mỹ gửi hiệu trưởng trường con traiAugust 26, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qtĐề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì về đoạn thư sau đây được cho là của Tổng thống Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học:“Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu cùa sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đù thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”.Dàn ý1.Hiểu được ý kiến của người viết thư:- Người viết thư đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh:+ Biết thu nhận kiến thức từ sách vở.+ Cần có một tâm hồn nhạy cảm, biết tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.2.Nêu ý nghĩ của bản thân- Quan niệm trên (cho dù là của một vị Tổng thống, hay một công dân bình thường) thì nó vẫn giữ nguyên giá trị:+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của kiến thức sách vở, vì ở đó có cả một “thế giới kì diệu”.+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống cũng quan trọng không kém.+ Vai trò của sự tự học, tự chiêm nghiệm và “lặng lẽ suy tư.3.Rút ra bài học cho bản thân - Học trong sách vở và trong cuộc sống.- Biết yêu cuộc sống, biết nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật xung quanh ta.Bài làmAbraham – Lincon là một trong những vị Tổng thống lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử của nước Mĩ. Một số thông tin cho rằng, ông từng viết một bức thư gửi thầy hiệu trưởng nơi con ông đang theo học với ước mong: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi”, mà đến tận hai trăm năm sau, hức thư vẫn là một đề tài để mọi người bàn luận, suy ngẫm và chiêm nghiệm. Một trong những điều mà ông muốn, có đoạn như sau: “Xin thầy hãy dạy cho cháu nhìn thấy thi giới kì diệu của sách. Nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lề suy tư về sự bí ẩn muôn đời của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trùi, đàn ong bay lượn trong ánh nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”. Thật vậy để nhìn thấy được thế giới kì diệu của sách đó không phải là một điều đơn giản. Sách cũng có thể xem là một người thầy đóng vai trò quan trọng dẫn dắt ta, giúp ta mở cánh cửa kì diệu của tri thức. Bước vào trong thế giới kì diệu ấy là một khoảng trời riêng của những tâm hồn, chúng đầy màu sắc nhưng cũng nhiều cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên để tìm thấy được sự đồng cảm, khám phá và tình yêu dành cho nó thì đó thật sự là một điều khó khăn. Vì vậy khám phá để nhìn thấy được sự kì diệu của sách là vô cùng cần thiết. Sách chính là một nguồn “tài nguyên” vô giá, nó cung cấp cho ta tri thức, trang bị cho ta một “hành trang” vững chắc để ta bước vào đời. Và bằng chính “hành trang” đó ta khám phá được sự kì diệu của cuộc sống vì sách chính là hiện thân của cuộc sống. Nhưng khám phá cuộc sống lại không hề đơn giản như ta nghĩ, nó hết sức khó khăn, khắc nghiệt và đầy thử thách. Từ những cái chung, những cái nhỏ hẹp chỉ qua những câu văn, câu chữ trên giấy đến cả một thế giới kì diệu của cuộc sống, nó sống động, muôn màu, muôn vẻ. Nó to lớn đến tận cùng và cũng muôn hình vạn trạng.Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận, nó chính là sự giao hoà giữa những cá thể, mọi người đều có một cuộc sống riêng, một cảnh ngộ riêng như “mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi cảnh”. Vì vậy khám phá cuộc sống “lặng lẽ suy tư” chính là đem đến cho ta niềm vui, tự tạo cho ta hạnh phúc, vì hạnh phúc cũng chẳng ở đâu xa, nó chỉ xung quanh ta. Khi ta khám phá cuộc sống chính là ta đã học được nhiều điều mà sách vở, trường lớp không thể dạy ta được, ta sẽ thoả mãn với những bài học của bản thân như khi ta vấp ngã chính là lúc ta học được cách đứng lên, khi ta cho đi cũng là được nhận lại, khi ta làm tổn thương một ai đó cững là bản thân ta đang bị tổn thương,.,. Và hàng ngàn lời giải đáp cho câu hỏi tại sao về sự bí ẩn của tự nhiên: Tại sao con bướm trước khi trưởng thành có đôi cánh đẹp sặc sỡ lại chỉ là một con sâu bé nhỏ, tại sao sau cơn mưa cầu vồng lại xuất hiện và chỉ có bảy màu mà không phải nhiều hơn,… Câu trả lời chính do chúng ta phải tự khám phá lấy, mỗi người sẽ có một đáp án cho riêng mình. Đối diện với cuộc sống chính là một cách giúp ta lớn lên, trưởng thành và tự lập, đó chính là bài học vô giá nhất mà cuộc sống đã dạy cho ta. Nói cách khác ta khám phá cuộc sống chính là đang khám phá bản thân vì ta cũng chính là một cá thể tạo nên cuộc sống. Khám phá chính mình nghe thật là đơn giản nhưng có khi nó đổi lại cả một cuộc đời như khi chúng ta soi gương, người trong gương không ai khác chính là ta, vậy ta khám phá gì ở con người mà người đổ giếng ta từ ánh mắt, nụ cười đến cả dáng điệu, cử chỉ luôn tồn tại những câu hỏi khó khăn cho chúng ta. Nó cứ như một bài toán đố mà cuộc sống muốn "dành tặng” riêng cho mỗi người vậy!Có thể nói cuộc đời mỗi người đều sẽ bước qua hai “cánh cổng”: một là cánh cổng kì diệu của tri thức, hai là cánh cổng kì diệu của cuộc sống. Thật vậy, sách cho ta một nền tảng kiến thức vững chắc, mở ra cho ta một chân trời của tri thức để từ đó ta khám phá cuộc sống dựa trên kiến thức của bản thân. Chúng ta bước ra thế giới kì diệu của sách để bước vào thế giới của cuộc sống nhiều màu sắc hơn và vẫn còn nhiều bí ẩn chờ ta khám phá. Vì vậy biết được việc dẫn dắt một ai đó đi qua cả hai “cánh cổng” kia là một sự thử thách, khó khăn vô cùng lớn, trách nhiệm đè nặng lên vai người thầy nên vị Tổng thống đã cầu khẩn hết sức chân thành: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi*. Đó chính là nỗi lòng của người cha khi chứng kiến con mình những ngày đầu đi học, đứa con sẽ phải tự lập một mình khi không có người thân bên cạnh. Vì thế vai trò của người thầy quan trọng biết bao, chính là những người dìu dắt ta những bước đi đầu tiên chập chững nhưng nó sẽ ngày càng vững chãi theo thời gian. Những điều ta học được chính là những bài học vô giá mà không thể bị đánh đổi được.Bức thư dù đã trải qua hơn hai trăm năm nhưng vẫn được mọi người nhớ đến. Chính những lời cầu khẩn rất khẩn thiết của người cha, cũng là một vị Tổng thống gửi đến thầy giáo dạy con mình đã thực sự làm ai đã từng đọc qua bức thư phải bồi hồi cảm động, để rồi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm lại bản thân. Điều kì diệu nào cũng cần ta khám phá, chĩ có khám phá nó ta mới hiểu được bản chất của nó. Cuộc sống cũng thế, sự bí ẩn và kì diệu của nó vẫn đang chờ những ai muốn khám phá nó. Nó không hề khắt khe, nhưng sẽ “lựa chọn” những ai biết yêu thương cuôc sống, biết “lặng lẽ suy tư” để nhìn thấy những điều đẹp đẽ và giản dị vẫn hiện diện quanh ta. Lúc ấy, chắc chắn cuộc sống sẽ ý nghĩa, đáng yêu hơn.Read more: http://taplamvan.edu.vn/suy-nghi-ve-thu-cua-tong-thong-my-gui-hieu-truong-truong-con-trai/#ixzz3meDbnuGc