Thuốc Ovac 20 uống trước hay sau ăn

Thời điểm thích hợp để dùng thuốc đau dạ dày là khi nào? Trước hay sau khi ăn? Thuốc trị các bệnh về dạ dày là một trong những loại thuốc “khó chịu” nhất. Dùng thuốc vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Do đó, để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất và tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, bạn nên xem qua những cân nhắc sử dụng thuốc đau dạ dày sau.

Thời điểm thích hợp để dùng thuốc

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để dùng thuốc sẽ cho phép bạn đạt được hiệu quả điều trị mong muốn và tránh được những rủi ro không đáng có.

Lưu ý rằng: uống thuốc khi đói thuốc sẽ được giữ lại trong dạ dày từ 10-30 phút với độ pH xấp xỉ 1;  uống thuốc khi no thuốc sẽ được giữ lại từ 1-4 giờ độ pH xấp xỉ 3.5. Như vậy, tùy vào tính chất và mục đích điều trị bệnh dạ dày của thuốc mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo thời điểm thích hợp để sử dụng.

# 1 – Thuốc nên uống khi đói

Dùng trước nửa tiếng hoặc 1 giờ trước bữa ăn.

– Thuốc “bọc” chữa đau dạ dày do viêm loét dạ dày nên được dùng trước khi có sự xuất hiện của thức ăn, ví dụ như sucralfat.

– Kháng sinh trị đau dạ dày do khuẩn HP, thời điểm dùng thuốc thích hợp là trước khi ăn. Khi bụng chưa chứa thức ăn, nồng độ acid trong dạ dày vẫn còn ở mức thấp nên không đủ phân hủy thuốc, vì vậy kháng sinh được giữ lại ở lượng lớn sẽ giúp tiêu diệt được nhiều khuẩn HP hơn.

– Các loại thuốc không nên giữ lâu trong dạ dày, bao gồm các loại viên bao tan ở ruột hoặc thuốc giải phóng chậm, thuốc kém bền ở môi trường axit [erythromycin hay ampicilin].

# 2 – Thuốc nên uống khi no

Dùng trong hoặc ngay sau khi vừa ăn no.

– Thuốc giảm đau dạ dày bằng cách kích thích bài tiết dịch vị, uống trước bữa ăn từ 10-15 phút.

– Thuốc kích thích tiêu hóa dạ dày, giảm đau, chống viêm.

– Thuốc được thức ăn làm tăng khả năng hấp thu vào cơ thể hoặc nhờ thức ăn mà kéo dài thời gian hấp thụ như các loại viên  nén digoxin. viêm nang amoxicilin, các loại vitamin…

– Những thuốc trị bệnh dạ dày hấp thu nhanh lúc đói và dễ gây ra tác dụng phụ như thuốc kháng histamin H1.

Dùng thuốc đau dạ dày thế nào cho đúng?

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của cơn đau dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc nhất định để sử dụng.

Nếu nhẹ, có thể chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng axit như  Stomafar hay Maalox.  Nếu nặng, thuốc chống tiết axit mạnh sẽ được chỉ định như nhóm thuốc kháng thụ thể H2 [Famotidin, Cimetidin, Ranitidin] hoặc thuốc ức chế bơm proton [Pantoprazol, Omeprazol, Lansoprazol,, Esomeprazol].

Nếu đau dạ dày do bệnh viêm loét dạ dày, thời gian điều trị bằng thuốc phải kéo dài ít nhất từ 1-2 tháng hoặc hơn.

Nếu đau dạ dày được xác định do khuẩn Helicobacter pylori gây ra, thì phác đồ điều trị chắc chắn sẽ được kết hợp với thuốc kháng sinh như clarithromycin, amoxicillin,  tetracyclin, metronidazol… phác đồ d9ee6i2 trị đau dạ dày do khuẩn HP thường gồm 3 loại thuốc, trong đó có 2 kháng sinh.

Trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo hoặc tự ý mua kháng sinh về điều trị thì khó tránh khỏi tình trạng kháng thuốc, gây cản trở cho việc điều trị về sau.

Nên tham khảo: Cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc

! Lời khuyên cho bạn:

Để điều trị tốt bệnh đau dạ dày  phối hợp chế độ ăn uống là điều kiện cần để thúc đẩy quá trình hồi phục. Bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất kích thích, đồ cay nóng, chiên nướng, nhiều chất béo…

Không uống rượu, bia, hút thuốc lá trong thời gian điều trị. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn uống đúng giờ, thời gian ăn phải cách giấc ngủ khuya ít nhất 4 tiếng. Nghĩ ngơi và làm việc hợp lý để tránh những căng thẳng, lo âu khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Bạn nên đọc thêm : Đau dạ dày không nên ăn gì

Bài được quan tâm:

Thuốc Ovac thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: viên nang tan trong ruột.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên hoặc chai x 20 viên, chai x 100 viên.

Thành phần: Omeprazole pellet.

Thuốc Ovac

1. Thuốc Ovac chỉ định dùng trong các trường hợp

Loại thuốc này thường được chỉ định trong  các trường hợp:

  • Bệnh loét dạ dày, tá tràng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

2. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Ovac

Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên đọc kỹ những thông tin in trên nhãn. Đồng thời uống thuốc theo đúng liều lượng, thời điểm và liệu trình điều trị đã được bác sĩ hướng dẫn trong đơn.

Viên nang Ovac có thể hòa tan tại ruột, vì vậy bạn có thể nuốt thuốc trực tiếp với nhiều nước lọc. Không bẻ và hòa thuốc trước khi uống trừ khi được bác sĩ yêu cầu.

Ngoài ra, để liền sẹo lâu dài và tránh tái phát người bệnh cần phải tiêu diệt hết vi khuẩn Hp và ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Liều dùng cho người lớn

Liều dùng để điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản

  • Bạn uống 1 – 2 viên, 1 lần/ngày, trong thời gian từ 4 – 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 1 viên/lần/ngày.

Liều dùng để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison

  • Bạn uống 3 viên, 1 lần/ngày. Nếu dùng liều cao hơn 4 viên thì chia ra 2 lần/ngày. Liều lượng cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu có thể kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng. Bạn không được ngừng thuốc đột ngột.
  • Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và công bố. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc cho trẻ. Độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ nhỏ vẫn chưa được nghiên cứu. Thêm vào đó, trẻ có thể bị hóc khi nuốt thuốc này.

Liều thông thường để điều trị loét

  • Bạn uống 1 viên, 1 lần/ngày [trường hợp nặng có thể dùng 40mg] trong 4 tuần nếu bị loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày.
  • Nếu dùng liều cao thì bạn không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần.

3. Tác dụng phụ của thuốc Ovac

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp rủi ro khi dùng thuốc. Điều quan trọng là bạn cần uống Ovac theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để hạn chế gặp phải tác dụng ngoài ý muốn.

Các tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Các tác dụng phụ ít gặp gồm mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi; nổi mề đay, ngứa, nổi ban; tăng tạm thời transaminase.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Ðổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.
  • Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Vú to ở đàn ông.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên, mất bạch cầu hạt.
  • Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
  • Co thắt phế quản.
  • Ðau khớp, đau cơ.
  • Viêm thận kẽ.
  • Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
Thuốc Ovac có thể tương tác với những thuốc nào?

4. Tương tác thuốc

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho điều trị, bạn nên liệt kê tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng mình đang dùng vào một tờ giấy và cho bác sĩ xem. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định thuốc và cho bạn những lời khuyên hữu ích về việc sử dụng thuốc. Vì thành phần Omeprazol có thể làm thay đổi hoạt động của một số thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
  • Nifedipin
  • Dicoumarol
  • Clarithromycin
  • Warfarin

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ovac

  • Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nên tốt nhất hãy thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tật để bác sĩ nắm rõ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc trừ khi có chỉ định từ bác sĩ để điều trị bệnh khi thật cần thiết.
  • Sử dụng thuốc Ovac có thể che lấp các triệu chứng của khối u ác tính trong dạ dày. Vì vậy, trước khi chỉ định thuốc này cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, cần làm xét nghiệm để loại trừ khả năng bị ung thư.
  • Không sử dụng thuốc khi có dị ứng với Ovac hay bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Người bệnh giai đoạn nặng, cần được tiêm thuốc vào tĩnh mạch với tốc độ khoảng 4ml/phút.
  • Thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc dùng cùng với thức ăn hoặc rượu vì có thể gây ra tương tác nhất định.
  • Cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp phải các tình trạng bệnh khác vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Hết sức cẩn trọng khi dùng cho trẻ em nhỏ tuổi và người cao tuổi. Hai đối tượng này rất nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm quá cao. Tuyệt đối không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn tủ đá. Mỗi loại thuốc chữa bệnh đều có một phương pháp bảo quản khác nhau. Do đó, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bảo quản thuốc được tốt nhất. Giữ thuốc ở xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Như vậy, những thông tin về thuốc Ovac các giảng viên  Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên cung cấp trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức dùng thuốc khi chữa trị các bệnh đường tiêu hóa, bệnh dạ dày tá tràng. Tuy nhiên thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!!

//credit-n.ru/vklady.html

Video liên quan

Chủ Đề