Tiền mua trung của một lò bánh gato được tính vào GDP

Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế (hay GDP) phụ thuộc vào hai yếu tố: lượng đầu vào, còn gọi là các nhân tố sản xuất, và khả năng của nó trong việc chuyển các đầu vào thành sản lượng. Khả năng này được biểu thị bằng hàm sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt bàn về từng yếu tố này.

Các nhân tố sản xuất

Nhân tố sản xuất là những đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Hai nhân tố sản xuất quan trọng nhất là lao động và tư bản (vốn). Tư bản là một tập hợp các công cụ mà người công nhân sử dụng: cần cẩu của người công nhân xây dựng, máy tính của người kế toán và chiếc vi tính của tác giả cuốn sách này. Lao động là thời gian con người dùng để làm việc. Chúng ta sử dụng ký hiệu K để chỉ khối lượng tư bản và L để chỉ khối lượng lao động.

‘ Trong bài này, chúng ta coi các nhân tố sản xuất của nền kinh tế là yếu tố cho trước. Nói cách khác, để đơn giản hóa quá trình phân tích, chúng ta giả định có một khối lượng tư bản và lao động cố định.

Chúng ta viết:

K = K
L = L

Dấu gạch ngang trên các biến số hàm ý chúng được cố định ở một mức nào đó. Thực tế, các nhân tố sản xuất thay đổi theo thời gian, nhưng chúng ta sẽ nghiên cứu sau. Song hiện tại, chúng ta giả định khối lượng tư bản và lao động cố định.

Ở đây, chúng ta cũng giả định rằng các nhân tố sản xuất được sử dụng hết – nghĩa là không có sự lãng phí nguồn lực. Mặc dù trong thực tế, một bộ phận lao động bị thất nghiệp và một số tư bản bị bỏ không. Trong bài khác, chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên nhân gây ra thất nghiệp, nhưng hiện tại chúng ta giả định tư bản và lao động được sử dụng hết (toàn dụng).

Hàm sản xuất

Công nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượng được sản xuất ra từ một khối lượng tư bản và lao động nhất định. Các nhà sản xuất biểu thị công nghệ hiện có bằng cách sử dụng hàm sản xuất. Hàm này cho biết các nhân tố sản xuất quyết định mức sản lượng được sản xuất ra như thế nào. Nếu ký hiệu Y là sản lượng, chúng ta có thể viết hàm sản xuất như sau:

Y = F (K.L)

Phương trình này nói rằng sản lượng là mót hám của khối lượng tư bản và lao động.

Hàm sản xuất phản ánh công nghệ hiện có. Nghĩa là, công nghệ hiện có ẩn trong cách thức hàm này chuyển tư bản và lao động thành sản lượng. Nếu người nào đó phát minh ra một cách tốt hơn để sản xuất một loại hàng hóa, kết quả là sản lượng cao hơn được sản xuất ra từ khối lượng tư bản và lao động như trước đây. Như vậy, sự thay đổi công nghệ làm biến đổi hàm sản xuất.

Nhiều hàm sản xuất có một đặc trưng được gọi là lợi suất không đổi theo quy mô. Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô khi sự gia tăng với tỷ lệ phần trăm như nhau của tất cả các nhân tố sản xuất cũng làm cho sản lượng tăng một tỷ lệ phần trâm như thế. Nếu hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô, chúng ta sẽ nhận được thêm 10% sản lượng khi tăng cả tư bản và lao động thêm 10%. Về mặt toán học, một hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô nếu

zY = F (zK, zL)

với tất cả các giá trị dương của z. Phương trình này nói rằng, nếu chúng ta nhân cả khối lượng tư bản và lao động với một lượng z nào đó, sản lượng cũng được nhân với lượng z. Trong mục sau, chúng ta sẽ thấy giả định lợi suất không đổi theo quy mô có ý nghĩa quan trọng đối với phương thức phân phối thu nhập.

Để có một ví dụ về hàm sản xuất, chúng ta hãy xem xét quá trình sản xuất của người sản xuất bánh mỳ. Lò nướng và các thiết bị là tư bản của người sản xuất bánh mỳ, công nhân được thuê để làm bánh là lao động và số ổ bánh mỳ là sản lượng. Hàm sản xuất của người sản xuất cho thấy sổ ổ bánh mỳ được sản xuất phụ thuộc vào khối lượng thiết bị và số lượng công nhân. Thuộc tính lợi suất không đổi theo quy mô cho thấy rằng, khi tăng gấp đôi số lượng thiết bị và công nhân, chúng ta cũng làm tăng gấp đôi số lượng bánh mỳ được sản xuất ra.

Mức cung cố định về hàng hóa và dịch vụ

Bây giờ chúng ta có thể nhận thấy rằng các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất cùng tham gia quyết định mức cung về hàng hóa và dịch vụ. Mức cung này đúng bằng sản lượng của nền kinh tê biểu thị dưới dạng toán học, chúng ta viết

Y = F (K,L)
= Y

Sản lượng của nền kinh tế bị cố định tại mọi thời điểm, vì cung về tư bản, lao động và công nghệ để chuyển tư bản và lao động thành hàng hóa và dịch vụ không thay đổi. Theo thời gian, sản lượng thay đổi khi cung và các nhân tố sản xuất thay đổi hoặc khi công nghệ thay đổi. Khối lượng tư bản hoặc lượng lao động càng lớn, sản lượng càng cao. Công nghệ hiện có – được biểu thị bằng hàm sản xuất – càng tốt, sản lượng càng cao.

Một phương diện để đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế là mức độ tận dụng nguồn lực. Vì công nhân là nguồn lực chủ yếu trong nền kinh tế, cho nên duy trì công ăn việc làm cho công nhân là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu thống kê nói lên tỷ lệ phần trăm số người muốn làm việc nhưng không có việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp và nhiều chỉ tiêu thống kê kinh tế khác là cơ sở cho các nhà kinh tế và hoạch định chính sách theo dõi diễn biến trên thị trường lao động. Những chỉ tiêu thống kê này thường được tính toán trên cơ sở số liệu điều tra từ các hộ gia đình. Dựa trên các câu hỏi điều tra, mỗi cá nhân ở mỗi hộ gia đình được xếp vào một trong ba nhóm: có việc làm, thất nghiệp, hay không tham gia lực lượng lao động. Một người được coi là có việc làm nếu anh ta sử dụng phần lớn thời gian trong tuần trước đó để làm việc tại một cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải làm công việc nội trợ, đi học hay làm những việc khác. Một cá nhân được coi là thất nghiệp nếu anh ta không có việc làm và đang đợi để bắt đầu làm một công việc mới, tạm thời bị đuổi việc hoặc đang tìm việc làm.

Những người không có đủ các tiêu chuẩn cần thiết để xếp vào một trong hai nhóm trên, chẳng hạn sinh viên hoặc người về hưu, được coi là không nằm trong lực lượng lao động. Một người muốn có việc làm, nhưng vì chán nản, không tiếp tục tìm kiếm việc làm, cũng không được xếp vào lực lượng lao động.

Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số người thất nghiệp và người có việc làm, còn tỷ lệ thất nghiệp được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thất nghiệp. Nghĩa là,

Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp = ( Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động ) * 100

Một chỉ tiêu thống kê có liên quan là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số trường thành tham gia vào lực lượng lao động:

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = [ Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành (> 16 tuổi) ] * 100

Số liệu tỷ lệ thất nghiệp

Ngoài chỉ số giá tiêu dùng CPI thường gặp, còn có một chỉ tiêu khác của giá cả thường được sử dụng đó là chỉ số điều chỉnh GDP. Vậy hai chỉ số về giá cả này có gì khác nhau? Khi nào nên sử dụng?

Chỉ số điều chỉnh GDP được định nghĩa là tỷ lệ của GDP danh nghĩa so với GDP thực tế.

Chỉ số điều chỉnh GDP và CPI cung cấp thông tin khác nhau đôi chút về mức giá chung trong nền kinh tế. Có 3 điểm khác nhau then chốt giữa hai chỉ tiêu này.

  • Điểm khác biệt thứ nhất là chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra, còn CPI chỉ phản ánh giá cả của những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua. Như vậy, sự gia tăng giá cả của những hàng hóa mà doanh nghiệp và chính phủ mua biểu hiện trong chỉ số điều chỉnh GDP, nhưng không biểu hiện trong CPI.
  • Điểm khác biệt thứ hai là chỉ số điêu chỉnh GDP chỉ bao gồm những hàng hóa được sản xuất trong nước. Hàng nhập khẩu không phải bộ phận của GDP và không biểu hiện trong chỉ số điều chỉnh GDP. Cho nên, sự gia tăng giá cả của chiếc ô tô Toyota sản xuất tại Nhật và bán ở Việt Nam ảnh hưởng tới CPI, vì người tiêu dùng Việt Nam mua nó, nhưng nó không ảnh hưởng tới chỉ số điều chỉnh GDP.
  • Điểm khác biệt thứ ba và là điểm khó nhận thấy nhất có liên quan đến phương pháp tổng hợp nhiều loại giá cả trong nền kinh tế của hai chỉ tiêu này. CPI gán quyên số cố định cho giá cả của các hàng hóa khác nhau, còn chỉ số điều chỉnh GDP gán cho chúng quyền số thay đổi. Nói cách khác, CPI được tính toán bằng cách sử dụng một giỏ hàng hóa cố định, còn trong chỉ số điều chỉnh GDP, giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian khi cơ cấu của GDP thay đổi.

Các phương trình trên cho thấy cả CPI và chỉ số điều chỉnh GDP đều so sánh chi phí để mua một giỏ hàng hóa hiện tại với chi phí để mua giỏ hàng hóa như thế trong năm cơ sở. Sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu là ở chỗ giỏ hàng hóa có thay đổi theo thời gian không. CPI sử dụng giỏ hàng hóa cố định (lượng của năm cơ sở), còn chỉ số điều chỉnh GDP sử dụng giỏi hàng hóa thay đổi (lượng của năm hiện tại).

Ví dụ sau đây sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa hai phương pháp này. Giả sử các đợt bão đột ngột phá hủy hết số cam của đất nước: lượng cam sản xuất ra giảm xuống tới 0 và giá của một ít cam còn lại trên giá bày hàng của người bán tạp hóa tăng vọt. Vì cam không còn là bộ phận của GDP, cho nên sự gia tăng của giá cam không thể hiện trong chỉ số điều chỉnh GDP. Nhưng vì CPI được tính bằng giỏ hàng hóa cố định, trong đó có cam, cho nên sự gia tăng giá cam làm cho CPI tăng lên đáng kể.

Các nhà kinh tế gọi chỉ số giá sử dụng giỏ hàng hóa cố định là chỉ số Laspeyres và chỉ số giá sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi là chỉ số Paasche. Các lý thuyết gia kinh tế đã nghiên cứu tính chất của hai loại chỉ số giá này để xác định xem chỉ số nào tốt hơn. Kết quả cho thấy không chỉ số nào tỏ ra hoàn toàn ưu việt hơn.

Mục tiêu của bất kỳ chỉ số giá nào cũng là phản ánh mức sống – nghĩa là tính xem phải tốn bao nhiêu tiền để duy trì một mức sống nhất định. Khi giá cả của các hàng hóa khác nhạu thay đổi ở mức không giống nhau, chỉ số Laspeyres có xu hướng đánh giá quá cao sự gia tăng của giá sinh hoạt, còn chỉ số Paasche đánh giá nó quá thấp. Chỉ số Laspeyres sử dụng giỏ hàng hóa cố định, bởi vậy nó không tính đến thực tế là người tiêu dùng có cơ hội thay thế hàng hóa đắt tiền bằng hàng hóa rẻ hơn. Ngược lại, chỉ số Paasche tính đến khả năng thay thế các hàng hóa khác nhau, nhưng nó không phản ánh sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng phát sinh từ những trường hợp thay thế như vậy.

Ví dụ về mùa cam bị phá hủy chỉ ra những vấn đề có liên quan đến chỉ số giá Laspeyres và Paasche. Vì CPI là chỉ số Laspeyres, nó đánh giá quá cao ảnh hưởng của sự tăng giá cam đối với người tiêu dùng: vì sử dụng giỏ hàng hóa cố định, nó không tính đến khả năng thay thế cam bằng táo của người tiêu dùng. Ngược lại, vì chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số Paasche, nó đánh giá quá thấp ảnh hưởng đối với người tiêu dùng: chỉ số điều chỉnh GDP không chỉ ra sự tăng giá, nhưng chắc chắn giá cam cao hơn làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng.

Thật may mắn, sự khác biệt giữa chỉ số điều chỉnh GDP và CPI trên thực tế thường không lớn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để phản ánh mức giá. Để tính toán CPI sẽ bắt đầu bằng việc thu thập số liệu về giá cả của hàng ngàn hàng hóa và dịch vụ. Cũng giống như GDP chuyển số lượng của nhiều hàng hóa và dịch vụ thành một con số duy nhất phản ánh giá trị của tổng sản lượng, CPI chuyển giá cả của nhiều hàng hóa và dịch vụ thành một chỉ số duy nhất phản ánh mức giá chung.

Bảng chỉ số gia tiêu dùng các nước trên thế giới

Các nhà kinh tế phải tổng hợp nhiều loại giá cả trong nền kinh tế như thế nào để có được một chỉ số duy nhất phản ánh chính xác mức giá?

Họ có thể làm theo cách đơn giản là tính số bình quân của tất cả các loại giá cả. Nhưng phương pháp này coi tất cả hàng hóa và dịch vụ như nhau. Vì mọi người tiêu dùng nhiều thịt gà hơn trứng cá, cho nên trong CPI, giá thịt gà phải có tầm quan trọng lớn hơn so với giá trứng cá. Các cơ quan chức năng sẽ xác định quyền số cho các mặt hàng này bằng cách tính toán giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng đại diện mua. CPI là giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ này so với giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ như thế trong một năm cơ sở nào đó.

Ví dụ, nếu người tiêu dùng đại diện mua 5 quả táo và 2 quả cam một tháng, thì điều này có nghĩa là giỏ hàng hóa bao gồm 5 quả táo và 2 quả cam. CPI bằng:

CPI = [(5 * giá táo hiện hành) + (2 * giá cam hiện hành)] / [(5 * giá táo 2010) + (2 * giá cam 2010)]

Năm 2010 là năm cơ sở của CPI này. Chỉ số tính được cho chúng ta biết rằng hiện giờ để mua 5 quả táo và 2 quả cam, chúng ta bỏ ra số tiền bằng bao nhiêu lần nếu so với số tiền phải bỏ ra để mua một giỏ hoa quả như thế vào năm 2010.

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số được theo dõi chặt chẽ nhất, nhưng nó không phải là chỉ số duy nhất thuộc loại này. Một chỉ số khác là chỉ số giá bán buôn, phản ánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ điển hình được doanh nghiệp, chứ không phải người tiêu dùng mua. Ngoài những chỉ số giá chung này, các nhà thống kê còn tính các chỉ số cho một số loại hàng hóa và dịch vụ như thực phẩm, nhà ở và điện.

Trước khi bắt đầu so sánh sự khác nhau của hai chỉ số GDP thực tế và GDP danh nghĩa chúng ta hãy xem xét một số quy tắc được sử dụng để tính GDP. Chúng ta hãy trở lại vấn đề liệu GDP có phải là chỉ tiêu tốt để phản ánh phúc lợi kinh tế không?

Để cho đơn giản chúng ta lấy ví dụ về nền kinh tế chỉ sản xuất táo và cam. Trong nền kinh tế này, GDP là tổng giá trị của tất cả táo và cam được sản xuất ra. Nghĩa là:

GDP = (giá táo * lượng táo) + (giá cam * lượng cam)

GDP có thể tăng do giá cả hay số lượng tăng, hoặc do cả hai đều tăng.

GDP tính theo cách này không phải là chỉ tiêu tốt để phản ánh phúc lợi kinh tế. Tức là, nó không phản ánh chính xác mức độ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Nếu giá cả tăng gấp đôi, nhưng lượng không hề thay đổi. GDP sẽ tăng gấp đôi. Nhưng chúng ta sẽ nhầm khi kết luận rằng nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhu cầu gâp đôi, vì số lượng của mọi mặt hàng được sản xuất ra vẫn như cũ. Các nhà kinh tế gọi giá trị hàng hóa và dịch vụ tính bằng giá hiện hành là GDP danh nghĩa.

Chỉ tiêu tốt hơn để phản ánh phúc lợi kinh tế phải tính đúng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của giá cả. Để đạt được mục tiêu này, các nhà kinh tế sử dụng GDP thực tế. Nó được định nghĩa là giá trị hàng hóa và dịch vụ tính theo giá cố định. Khi tính GDP thực tế, người ta phải chọn một năm cơ sở, ví dụ năm 2010. Sau đó, người ta sử dụng giá năm 2010 để xác định giá trị các hàng hóa và dịch vụ khác nhau và cộng chúng lại. Trong ví dụ về nền kinh tế chỉ sản xuất táo và cam của chúng ta, GDP thực tế của năm 2020 là:

GDP thực tế = (giá táo 2010 * lượng táo 2020) + (giá cam 2010 * lượng cam 2020)

Tương tự, GDP thực tế của năm 2021 là:

GDP thực tế = (giá táo 2010 * lượng táo 2021) + (giá cam 2010 * lượng cam 2021)

Số liệu GDP các nước trên thế giới

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường được coi là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh tế. Chỉ tiêu thống kê này thường được tính toán ba tháng một lần, được sử dụng để tổng kết giá trị bằng tiền của hoạt động kinh tế dưới hình thức một con số duy nhất.

Nói một cách chính xác hơn, GDP bằng:

  • Tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế
  • Tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

GDP là thước đo thành tựu kinh tế, vì nó phản ánh cái mà mọi người quan tâm – đó là thu nhập của họ. Tương tự, nền kinh tế có sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.

GDP phản ánh cả thu nhập của nền kinh tế và mức chi tiêu để mua sản lượng của nó, bởi vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một: đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta phải tìm hiểu hệ thống hạch toán thu nhập quốc dân – hệ thống hạch toán được sử dụng để tính GDP và nhiều chỉ tiêu thống kê có liên quan.

Bảng số liệu GDP các nước trên thế giới mới nhất

Thu nhập, chi tiêu và vòng chu chuyển

Chúng ta hãy hình dung một nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa duy nhất, là bánh mỳ từ một đầu vào duy nhất là lao động. Hình bên dưới minh họa tất cả các giao dịch kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế này.

Tiền mua trung của một lò bánh gato được tính vào GDP

Hình này minh họa các luồng chu chuyển giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa là bánh mỳ bằng một loại đầu vào duy nhất là lao động.

  • Nhánh trong biểu thị luồng chu chuyển của bánh mỳ và lao dộng: hộ gia đình bán lao động cho doanh nghiệp và doanh nghiệp bán bánh mỳ mà họ sản xuất cho hộ gia đình.
  • Nhánh ngoài biểu thị các luồng tiền tương ứng: hộ gia đình trả tiền mua bánh mỳ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền lương và lợi nhuận cho hộ gia đình.

Trong nền kinh tế này, GDP vừa là tổng chi tiêu để mua bánh mỳ vừa là tổng thu nhập từ quá trình sàn xuất bánh mỳ.

Nhánh ngoài của hình biểu thị các luồng tiền tương ứng. Hộ gia đình mua bánh mỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu bán hàng này để trả tiền lương cho công nhân. Phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp (bản thân người chủ cũng là bộ phân của khu vực hộ gia đình). Cho nên, luồng chi tiêu để mua bánh mỳ chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, còn thu nhập dưới dạng tiền lương và lợi nhuận chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.

GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế. Chúng ta có thể tính nó theo hai cách:

  • GDP là tổng thu nhập thu được từ quá trình sản xuất bánh mỳ. Nó bằng tổng tiền lương và lợi nhuận – tức vòng chu chuyển tiền ở phân trên của hình vẽ.
  • GDP cũng bằng tổng chi tiêu để mua bánh mỳ – phần dưới cùng của vòng chu chuyển tiền tệ.

Như vậy, chúng ta có thể xcem xét luồng tiền chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình hoặc luồng tiền chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp.

Tổng mức chi liêu của nền kinh tế và tổng thu nhập của nó phải bằng nhau, vì mỗi giao dịch có hai mặt mua và bán. Theo nguyên tắc kế toán, chi tiêu của người mua để mua sản phẩm bằng thu nhập của người bán sản phẩm. Bởi vậy, mọi giao dịch ảnh hường tới chi tiêu phải tác động tới thu nhập và mọi giao dịch ảnh hưởng tới thu nhập phải tác đóng tới chi tiêu. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một ổ bánh mỳ cho hộ gia đình, thì rõ ràng giao dịch này làm tăng tổng chi tiêu về bánh mỳ, nhưng nó cũng gây ra tác động như vậy đối với tổng thu nhập. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm một ổ bánh mỳ mà không thuê thêm lao động (tức là quá trình sản xuất trở nên có hiệu quả hơn), lợi nhuận sẽ tăng lên. Nêu doanh nghiệp sản xuất thêm một ổ bánh mỳ bằng cách thuê thêm lao động, tiền lương sữ tăng lên. Trong cả hai trường hợp, chi tiêu và thu nhập đều tăng một lượng như nhau.

Một số quy tắc tính GDP

Trong nền kinh tế được giả định chỉ sản xuất bánh mỳ, chúng ta có thể tính toán GDP đơn giản bàng cách cộng các khoản chi tiêu để mua bánh mỳ lại với nhau. Nhưng vì nền kinh tế rất lớn và phức tạp, cho nên việc cộng tất cả các khoản chi tiêu về tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ lại với nhau không dễ dàng chút nào. Để hiểu đúng khái niệm GDP, chúng ta phải nắm được một số quy tắc chi phối cơ cấu của nó.

Xử lý hàng tồn kho

Giả sử một doanh nghiệp chỉ sản xuất mặt hàng bánh mỳ thuê công nhân để sản xuất thêm bánh mỳ, trả lương cho họ và sau đó không bán được số bánh mỳ sản xuất thêm đó. Giao dịch này tác động tới GDP như thế nào?

Câu trả lời phụ thuộc vào điều gì xảy ra đối với số bánh mỳ không bán được. Nếu bánh mỳ bị hỏng, lợi nhuận sẽ giảm đi một lượng bằng số tiền lương tăng lên – doanh nghiệp đã trả cho công nhân nhiều tiền lương hơn, nhưng không được lợi gì từ việc làm đó. Vì giao dịch này không ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu, nên nó cũng không làm thay đổi GDP (mặc dù có nhiều tiền hơn được phân phối dưới dạng tiền lương và ít tiền hơn được phân phối dưới hình thức lợi nhuận). Ngược lại, nếu bánh mỳ được cất giữ dưới dạng hàng tồn kho để bán sau, giao dịch này được xử lý theo cách khác. Trong tình huống này, lợi nhuận không giảm và người chủ doanh nghiệp được coi là đã “mua” bánh mỳ để bố sung vào hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vì tiền lương cao hơn làm tăng tổng thu nhập và mức tích luỹ hàng tồn kho cao hơn làm tăng tổng chi tiêu, cho nên GDP tăng lên.

Cộng táo và cam với nhau

Chúng ta đã trình bày về GDP với giả định bánh mỳ là mặt hàng duy nhất được sản xuất ra. Song nền kinh tế của chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau, như bánh mỳ, thịt bò, ô tô, cắt tóc, v.v… GDP kết hợp giá trị của tất cả các bàng hóa và dịch vụ này lại với nhau thành một chỉ tiêu tổng hợp. Tính đa dạng của sản phẩm trong nền kinh tế làm cho việc tính toán GDP trở nên phức tạp, bởi vì các sản phẩm khác nhau có giá trị khác nhau.

Chẳng hạn, giả sử nền kinh tế sản xuất ra 4 quả táo và 3 quả cam. Vậy phải tính GDP như thế nào? Chúng ta có thể làm một cách đơn giản là cộng táo và cam lại với nhau và kết luận rằng GDP bằng 7 quả. Nhưng kết luận này chỉ có ý nghĩa khi táo và cam có giá trị như nhau, mà điều này lại ít khi xảy ra. (Vấn đề đó còn rõ ràng hơn nếu nền kinh tế sản xuất được 4 quả dưa hấu và 3 chùm nho).

Để tính toán tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, chúng ta sử dụng giá thị trường làm thước đo giá trị. Giá thị trường được sử dụng vì nó phản ánh lại thực tế là mọi người sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Cho nên, nêu táo giá 0,5 đô la một quả và cam giá 1 đô la một quả, GDP sẽ bằng:

GDP = (giá táo * lượng táo) + (giá cam * lượng cam)GDP = (0,5 đô la * 4) + (1 đô la * 3)

GDP = 5 đô la

GDP bằng 5 đô la – hay giá trị của toàn bộ số táo (2 đô la) cộng với giá trị của toàn bộ số cam (3 đô la).

Nhiều hàng hóa và dịch vụ được sản xuất thông qua nhiều khâu: nguyên liệu được một doanh nghiệp chế biến thành hàng hóa trung gian, sau đó bán cho một doanh nghiệp khác để chế biến thành hàng hóa cuối cùng. Chúng ta phải xử lý những sàn phẩm này như thế nào khi tính toán GDP?

Ví dụ, giả sử một nông trại bán 1 lạng thịt cho hãng McDonald với giá 0,5 đô la, sau đó McDonald bán cho bạn một miếng xúc xích giá 1,50 đô la. GDP có nên bao gồm cả thịt và xúc xích (tổng số bằng 2 đô la) không, hay chí bao gồm xúc xích (1,50 đô la) thôi?

Câu trả lời là GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng. Cho nên xúc xích được đưa vào GDP, nhưng thịt thì không: GDP tăng thêm 1,50 đô la, chứ không phải 2 đô la. Nguyên nhân ở đây là giá trị hàng hóa trung gian đã dược đưa vào giá trị hàng hóa cuối cùng. Việc cộng giá trị hàng hóa trung gian vào hàng hóa cuối cùng sẽ gây ra sự tính trùng – nghĩa là, thịt được tính hai lần. Bởi vậy, GDP bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đa được sản xuất ra.

Có một cách để tính tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là cộng giá trị gia tăng tại mỗi giai đpạn của quá trình sản xuất lại với nhau. Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng giá trị sản lượng của nó trừ đi giá trị hàng hóa trung gian mà nó đã mua. Trong trường hợp xúc xích, giá trị gia tăng của nông dân là 0,50 đô la (giả sử người nông dân không mua hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng của McDonald là 1,50 đô la – 0.50 đô la hay 1 đô la). Tổng giá trị gia tăng là 0,50 + 1,00 = 1,50 đô la. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, tổng giá trị gia tăng phải bằng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Do vậy, GDP cũng bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Mặc dù khi tính toán GDP, hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều được đánh giá theo giá thị trường, nhưng một số hàng hóa và dịch vụ không được mua bán trên thị trường và bởi vậy không có giá thị trường. Nếu GDP bao gồm cả giá trị của những hàng hóa và dịch vụ này, chúng ta phải ước tính giá trị của chúng. Con số ước tính như thế được gọi là giá trị quy đổi.

Một lĩnh vực mà giá trị quy đổi có ý nghĩa quan trọng là nhà ở. Một người thuê một ngôi nhà và trả tiền thuê cho chủ nhà; tiên thuê nhà là bộ phận của GDP, xét cả về phương diện chi tiêu của người đi thuê và thu nhập của chủ nhà. Song nhiều người sống trong ngôi nhà riêng của mình. Mặc dù không trả tiên thuê nhà, nhưng họ cũng được hưởng dịch vụ nhà ở như những người thuê nhà. Để tính dịch vụ nhà ở mà những người có nhà riêng được hưởng, GDP bao gồm cả “tiền thuê” mà người có nhà riêng “trả” cho chính họ. Đương nhiên trong thực tế, người có nhà riêng không trả tiền thuê cho chính mình. Bộ Thương mại ước tính giá thuê nhà trên thị trường với giả định nhà được cho thuê và đưa tiền thuê quy đổi vào GDP. Tiền thuê quy đổi này được đưa vào cả phần chi và phần thu của người có nhà riêng.

Một lĩnh vực khác cũng làm nảy sinh vấn đề quy đổi là việc đánh giá dịch vụ mà chính phủ cung cấp. Ví dụ, công an, lính cứu hỏa và nghị sĩ, cung cấp dịch vụ cho mọi người. Việc tính toán giá trị của các dịch vụ này rất khó khăn, vì chúng không được bán trên thị trường và bởi vậy không có giá thị trường. GDP đưa các dịch vụ này vào bằng cách đánh giá chúng theo chi phí. Như vậy, tiền lương của các công chức này được dùng làm thước đo giá trị sản lượng của họ.

Trong nhiêu tình huống, việc quy đổi được coi là nguyên tắc, nhưng trong thực tế, người ta không áp dụng nhằm tránh phức tạp hóa vấn đề. Vì GDP bao gồm cả tiền thuê quy đổi của những ngôi nhà riêng, nên người ta cũng nghĩ đến tiền thuê quy đổi cho ô tô, máy cắt cỏ, đồ trang sức hoặc những mặt hàng lâu bền khác thuộc sở hữu của hộ gia đình. Song trên thực tế, những dịch vụ này không được đưa vào GDP. Ngoài ra, một số sản phẩm của nền kinh tế được sản xuất và tiêu dùng tại gia đình và không hề xuất hiện trên thị trường. Chẳng hạn, thịt nấu nướng tại nhà giống như thịt được nấu ở một khách sạn, nhưng giá trị tăng thêm của thịt nấu tại gia đình không được tính vào GDP.

Cuối cùng, người ta không áp dụng hình thức quy đổi để tính giá trị hàng hóa và dịch vụ mua bán trong nền kinh tế ngầm. Nền kinh tế ngầm là bộ phận của nền kinh tế mà mọi người giấu chính phủ vì họ muốn trốn thuế hoặc vì hoạt động của họ không hợp pháp. Công nhân trong nước được trả lương “ngoài sổ sách” là một ví dụ. Ví dụ khác là hoạt động buôn lậu ma túy.

Vì số liệu quy đổi để tính GDP chỉ là những con số gần đúng và vì giá trị của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn bị bỏ qua, nên GDP là một chỉ tiêu không hoàn chỉnh về hoạt động của nền kinh tế. Những khiếm khuyết này đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi so sánh mức sống giữa các nước. Chẳng hạn, quy mô của nền kinh tế ngầm ở các nước không giống nhau. Nhưng nếu quy mô của những khiếm khuyết này tương đối ổn định theo thời gian, GDP là một chỉ tiêu hữu ích để so sánh hoạt động kinh tế qua các năm.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của một quốc gia có giống nhau không? Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số kinh tế này?

Tổng sản phẩm trong nước phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong một nền kinh tế. Nhưng nói một cách cụ thể, khái niệm “mọi người” bao gồm những ai? Có tính những người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc trên đất Việt Nam không?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy phân biệt tổng sản phẩm quốc nội với chỉ tiêu thống kê gắn chặt với nó là tổng sản phẩm quốc dân.

  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước. Nó bao gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân nước đó kiếm được ở nước ngoài.
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân một nước (nghĩa là công dân của một nước) kiếm được. Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân một nước kiếm được ở nước ngoài, nhưng không bao gồm thu nhập người nước ngoài kiếm được ở trong nước.

Hai chỉ tiêu về thu nhập này khác nhau, vì một cá nhân có thể kiếm được thu nhập ở một nước, nhưng lại là công dân của nước khác.

Để hiểu được sự khác nhau giữa GDP và GNP, chúng ta hãy nêu ra một số ví dụ.

Giả sử một công dân Việt Nam sang Mỹ lao động trong một thời gian. Thu nhập anh ta kiếm được ở Mỹ là bộ phận GDP của Mỹ vì khoản thu nhập này kiếm được ở nước Mỹ. Nhưng khoản thu nhập này không phải là bộ phận GNP của Mỹ mà là bộ phận GNP của Việt Nam, vì người công dân không mang quốc tịch Mỹ. Tương tự, nếu công dân Mỹ làm việc ở Việt Nam, thu nhập của anh ta là bộ phận GNP của Mỹ, nhưng không phải là bộ phận GDP của Mỹ mà là bộ phận GDP của Việt Nam.

Trong đa số trường hợp, người ta không cần phân biệt giữa GDP và GNP. Vì hầu hết dân cư kiếm phần lớn thu nhập của họ ở nước mình nên GDP và GNP không khác nhau nhiều lắm. Trước đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sử dụng GNP làm chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thu nhập của nền kinh tế. Nhưng vào năm 1991, Bộ Thương mại Mỹ chuyển sang sừ dụng GDP. Xét trên toàn thế giới, GDP là chỉ tiêu được sử dụng nhiều hơn.

Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân còn bao gồm các chỉ tiêu khác của thu nhập. Chúng khác nhau một chút so với định nghĩa về GDP và GNP. Điều quan trọng là chúng ta phải biết các chỉ tiêu này, vì các nhà kinh tế và báo chí thường nhắc tới chúng.

Nguồn: Các số liệu trên Solieukinhte.com được chúng tôi tổng hợp và phân tích chủ yếu từ các nguồn dữ liệu và ước tính của Ngân hàng Thế giới và OECD. Bên cạnh các số liệu từ: Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc, Niên giám Quốc tế về Thống kê Công nghiệp, Niên giám thống kê cán cân thanh toán,...