Tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường học

Hướng dẫn quy hoạch cán bộ quản lý trường học 2022

Hồ sơ quy hoạch cán bộ quản lý trường học 2022. Quy hoạch cán bộ quản lý trường học được quy định thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Quy hoạch cán bộ quản lý trường học

Hồ sơ quy hoạch cán bộ quản lý trường học gồm các phần sau đây:

  • Sơ yếu lý lịch, tóm tắt tiểu sử [theo mẫu đính kèm] do cá nhân tự khai, được đơn vị có thẩm quyền xác minh;
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ…..;
  • Giấy công nhận văn bằng đối với cán bộ học thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài [đối với văn bằng cao nhất];
  • Bảng kê khai tài sản, thu nhập [kê khai lần đầu];
  • Giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành;
  • Nhận xét, đánh giá của Chi bộ, thường vụ đảng ủy đơn vị nơi cán bộ công tác;
  • Nhận xét của đại diện cấp ủy nơi cán bộ cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán bộ và gia đình cán bộ;
  • Các biên bản họp và biên bản kiểm phiếu tại các cuộc họp.

2. Hướng dẫn quy hoạch cán bộ quản lý trường học

2.1 Tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ trường học

Việc quy hoạch cán bộ quản lý trường học được thực hiện theo quy định về quy hoạch cán bộ nói chung.

Theo đó, tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ được thực hiện như sau:

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của cán bộ phải được cụ thể hoá để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thích hợp với mỗi bước phát triển của thực tiễn cách mạng.

Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch phải được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau:

  • Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
  • Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng.
  • Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quy hoạch những nhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địa phương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiều triển vọng phát triển.

Cán bộ lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới; hoặc tuy chưa kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhưng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

Cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học và có trình độ cao cấp lý luận chính trị; đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch chức danh chủ chốt thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung; đồng thời quan tâm đến các đồng chí tuy không được đào tạo cơ bản theo quy định, nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; những đồng chí là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cần xem xét vận dụng một cách thích hợp.

Bên đó, số lượng cán bộ nữ trong quy hoạch phải đảm bảo tỷ lệ theo quy định: Không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền các cấp. Đồng thời, thực hiện chủ trương: đối với cấp huyện và tương đương trở lên nhất thiết phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo [ban thường vụ cấp ủy, thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận, huyện; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; bộ, ngành Trung ương...].

2.2 Độ tuổi quy hoạch cán bộ quản lý trường học

Yêu cầu về độ tuổi quy hoạch cán bộ được quy định tại Nghị quyết 42-NQ/TW:

  • Những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, ban lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ;
  • Những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất được 2/3 nhiệm kỳ; những trường hợp này cần xem xét con người và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.

Trong đó:

  • Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch cấp ủy là thời điểm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp.
  • Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan Nhà nước là thời điểm bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

Cách tính tương tự như vậy đối với các tổ chức bầu cử theo nhiệm kỳ.

  • Những đồng chí đã có trong quy hoạch nhưng không đủ tuổi bổ nhiệm hoặc ứng cử lần đầu vào chức danh quy hoạch, cần đưa ra khỏi quy hoạch.
  • Về cơ cấu 3 độ tuổi: Duy trì nghiêm cơ cấu ba độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy và ban lãnh đạo, quản lý các cấp. Đề án quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy và các chức danh lãnh đạo, quản lý phải bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi; dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm, cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt quy hoạch khi đáp ứng yêu cầu này.

3. Cơ sở pháp lý quy hoạch cán bộ quản lý trường học

Việc quy hoạch cán bộ quản lý trường học được quy định dựa trên quy định tại các văn bản sau:

  • Hướng dẫn 06-HD/BTCTW
  • Hướng dẫn 15-HD/BTCTW
  • Nghị quyết 42-NQ/TW

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc hồ sơ quy hoạch cán bộ quản lý trường học và những quy định liên quan đến việc quy hoạch cán bộ trường học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

Ở mỗi cấp học thì điều kiện để được công nhận, bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sẽ khác nhau, cụ thể:

1. Đối với trường mầm mon

** Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.

Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

** Phó Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

- Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Căn cứ pháp lý: Điều 16, 17 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT  ngày 13/02/2014 hợp nhất Quyết định về Điều lệ Trường mầm non.

2. Đối với trường tiểu học

**Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

Xem chi tiết chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018.

**Phó hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

Xem chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học.

3. Đối với trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học

**Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

a] Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:

- Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với vị trí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS;

[Từ ngày 01/7/2020, yêu cầu phải Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm]

- Phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với vị trí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT.

- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học. Ví dụ trường có 3 cấp học Tiểu học, THCS, THPT thì Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải đạt chuẩn đào tạo của cấp THPT.

- Đã dạy học ít nhất 5 năm [hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn] ở cấp học đó.

b] Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

**Căn cứ pháp lý: 

- Điều 18 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Điều 77 Luật giáo dục 2005.

- Điều 72 Luật giáo dục 2019.

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề