Tiểu ra sỏi có sao không

Sỏi thận tiểu ra máu dù không phổ biến nhưng vẫn xảy đến ở nhiều bệnh nhân. Nhiều người thắc mắc, lo lắng không biết hiện tượng này có nguy hiểm không? Hay ngoài tiểu ra máu sỏi thận có dấu hiệu nào khác nữa không? Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn nội dung này.

Bệnh thận có triệu chứng gì?

Sỏi thận một khi đã xuất hiện có thể ở nhiều vị trí khác nhau như: bể thận, đài thận, điểm nối thận với niệu quản. Sỏi thận khá đa dạng về hình dạng, thành phần, kích thước ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

Khi mới hình thành, sỏi thận có kích thước khá nhỏ và thường tự đào thải qua đường tiểu. Các trường hợp viên sỏi lớn với cạnh sắc nhọn, cứng khi di chuyển theo dòng nước tiểu gây cọ xát niêm mạc đường tiết niệu và gây chảy máu, tổn thương.

Tiểu ra sỏi có sao không
Sỏi thận có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu

Sỏi thận nếu rơi xuống niệu đạo, niệu quản có thể gây chảy máu toàn thể. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều bệnh nhân bị sỏi thận đi tiểu ra máu.

Vị trí hình thành hay kích thước sỏi thận cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Ngoài sỏi thận tiểu ra máu kèm theo đó bệnh nhân có thể thấy một số triệu chứng sỏi đường tiết niệu như:

Đau đớn

Đây là biểu hiện phổ biến, thường gặp nhất. Bệnh nhân thường bị đau ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể   kéo dài âm ỉ hay đau dữ dội, đột ngột lan ra phía trước rồi xuống bẹn sinh dục. Đau do sỏi thận có thể xuất hiện tự nhiên nhưng thường là sau khi vận động gắng sức. Đau đớn có thể kéo dài tới vài phút có thể cần tới thuốc hỗ trợ hoặc tự hết.

Tiểu bất thường

Người bệnh có thể bị đi đái buốt ở cuối bãi hoặc toàn bãi, đái rắt tức là đang tiểu bỗng bị ngừng lại, phải đổi tư thế mới có thể tiểu tiếp, bí tiểu, tiểu ra máu, nước tiểu đục. Một số trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận tiểu ra máu nhưng cũng có trường hợp chỉ phát hiện hồng cầu trong nước tiểu khi xét nghiệm.

Sốt

Khi mắc sỏi thận bệnh nhân cũng có thể bị sốt, ớn lạnh do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

>>> Đọc thêm: Sỏi thận san hô là gì? Nên điều trị bằng cách nào?

Sỏi thận tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Với những bệnh nhân bị sỏi thận tiểu ra máu nếu được can thiệp điều trị sớm thường không có hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan không khám, điều trị kịp thời để tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng xấu tới đường tiết niệu mà còn gây nên các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Thiếu máu, mất máu khi bị tiểu ra máu thường xuyên
  • Niêm mạc thận tổn thương vì có cọ xát vào sỏi niêm mạc đường tiết niệu
  • Tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu.

Do đó để ngăn ngừa tiểu ra máu khi bị sỏi thận bệnh nhân cần điều trị từ căn nguyên đó là căn bệnh sỏi thận, sớm loại bỏ sỏi ra ngoài.

Tiểu ra sỏi có sao không
Sỏi thận gây ra các cơn đau cho người bệnh

Theo các bác sĩ khoa Thận-Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết: sỏi thận hiện nay có thể điều trị theo hướng mới đó là tán sỏi nội soi. Phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương cho người bệnh. Do đó bệnh nhân thường không cảm thấy đau đớn nhiều, nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng.

Đặc biệt khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bệnh nhân chỉ cần nằm viện từ 1-2 ngày. Sau khi xuất viện trở về có thể nghỉ ngơi thêm hoặc nhanh chóng sinh hoạt, làm việc bình thường. Bệnh nhân không cần nằm bất động một thời gian dài như phương pháp mổ mở.

>>> Đọc thêm: Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Ngăn ngừa sỏi thận tiểu ra máu như thế nào?

Ngoài việc thực hiện tán sỏi để loại bỏ hoàn toàn sỏi thận các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên:

Tiểu ra sỏi có sao không
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nên chữa sớm để tránh biến chứng
  • Uống đủ nước mỗi ngày: từ 1,5 đến 2 lít nước. Uống quá nhiều nước trong ngày có thể làm bị thừa nước, phù tế bào. Do đó chỉ cần uống đủ nước, không quá ít hay quá nhiều.
  • Lượng muối ăn hằng ngày cần cắt giảm bớt sẽ làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Kiêng các chất kích thích: bệnh nhân nên kiêng triệt để các loại đồ uống có cồn, có ga, như: bia rượu, nước ngọt, cà phê,…. Các loại đồ uống này có thể làm cơ thể dễ mất nước hơn, là nguyên nhân gây sỏi thận.
  • Giảm lượng thức ăn có chứa nhiều canxi và oxalat như: socola, quả hạnh nhân, rau chân vịt, chè, dâu tây,…. Ngoài ra cũng nên thực hiện chế độ ăn ít đạm để giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

Qua những thông tin trên đây hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng sỏi thận tiểu ra máu. Đồng thời qua đó hiểu được mức độ nguy hiểm của hiện tượng bệnh lý này.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 234529 hoặc đến Bệnh viện Đa khoa Hà Nội ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ  tư vấn, khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.