Tính chất của đất xám bạc màu và xói mòn mạnh trơ sỏi đá Giống nhau như thế nào

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

(trang 28 sgk Công nghệ 10): Hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất là: – Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. – Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí: Để tăng dinh dưỡng cho đất. – Bón vôi cả tạo đất: Giảm chua. – Luân canh cây trồng: Tăng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng cho đất.

(trang 28 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại cây trồng được trồng trên đất xám bạc màu.

Trả lời:

Những cây phù hợp trồng trên đất xám bạc màu là: Lúa, ngô, sắn, keo lá chàm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè….

(trang 29 sgk Công nghệ 10): Từ các nguyên nhân gây xói mòn đất em hãy cho biết: Xói mòn đất xảy ra ở đâu (vùng nào)? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệm thì đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn? Tại sao?

Trả lời:

– Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.

– Đất lâm nghiệm chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).

(trang 30 sgk Công nghệ 10): Em hãy nêu tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trở sỏi đá.

Trả lời:

– Làm ruộng bậc thang: Làm giảm độ dốc để hạn chế xói mòn.

– Thêm cây ăn quả: Bảo vệ đất, tăng dinh dưỡng cho đất nếu có cây họ Đậu.

– Biện pháp nông học: Làm giảm độ dốc (canh tác theo đường đồng mức), tăng dinh dưỡng cho đất, giảm chua (bón phân hữu cơ, bón vôi, luân canh,…), trồng cây thành băng dải để bảo vệ đất.

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

– Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

– Do canh tác lạc hậu và trồng lúa lâu đời.

Lời giải:

Đất xám bạc màu có những tính chất sau: Các hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên lượng sét, keo, mùn, chất dinh dưỡng còn lại ít, lượng cát thì lại lớn. Vì vậy tầng đất mặt rất mỏng. Đất thường chua hoặc rất chua. Lượng vi sinh vật hoạt động trong đất rất thấp.

Lời giải:

– Những biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là:

    + Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

    + Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

    + Bón vôi cả tạo đất.

    + Luân canh cây trồng.

    + Trồng xen canh với những cây họ đậu như lạc, đậu tương… vì chúng có khả năng cố định đạm.

    + Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất.

– Những biện pháp thường dùng để cải tạo đât xám bạc màu là:

    + Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

    + Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

    + Bón vôi cả tạo đất.

    + Luân canh cây trồng.

Lời giải:

Xói mòn đất là hiện tượng lớp đất mặt và tầng đất dưới bị mang đi nơi khác và bị phá hủy dưới tác động của nước mưa, gió, tuyết hoặc các điều kiện vật lí khác.

Lời giải:

Nguyên nhân của xói mòn đất:

– Các điều kiện vật lí như nước mưa, gió phá vỡ kết cấu đất và bào mòn, rửa trôi lớp đất mặt.

– Do địa hình dốc lớn làm tăng tốc độ của dòng chảy nên lớp đất mặt, mùn bị rửa trôi hoặc mất hẳn.

Lời giải:

Những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất là:

– Làm giảm độ dốc để hạn chế xói mòn: Như làm ruộng bậc thang, trồng thêm cây ăn quả, canh tác theo các đường đồng mức, trồng cây thành băng dải, bảo vệ rừng đầu nguồn.

– Tăng vi khuẩn cố định đạm và bảo vệ đất bằng cách trồng những cây họ đậu như lạc, đậu tương…

– Tăng dinh dưỡng và độ phì nhiêu, giảm độ chua cho đất bằng cách bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, bón vôi.

Tính chất

– Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao.

– Đất chặt khó thấm nước, ướt thì keo dính, khô thì nứt nẻ, rắn chắc.

– Nhiều muối tan NaCl, Na2SO4 do đó áp suất thẩm thấu lớn

– Trung tính hoặc kiềm

– Vi sinh vật ít, hoat đông yếu

– Thành phần cơ giới năng

– Rất chua

– Độ phì nhiêu thấp

– Vi sinh vật ít, hoạt động yếu

Tóm tắt lý thuyết

  • Vị trí:
    • Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi
  • Nguyên nhân:
    • Địa hình dốc thoải làm hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi
    • Tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá.
    • Chặt phá rừng bừa bãi
  • Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ nên đất thường khô hạn
  • Đất chua đến rất chua
  • Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn
  • Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động rất yếu

Biện pháp

Tác dụng

Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng bảo đảm tưới tiêu, hợp lí

Bón vôi cải tạo đất

Luân canh cây trồng: chú ý cây họ đậu, cây phân xanh

Cày sâu dần

Bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học hợp lí.

Khắc phục hạn hán tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động

Giảm độ chua

Tăng lượng vi sinh vật cố định đạm, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng

Tăng dần độ dày của tầng đất mặt

Tăng chất dinh dưỡng, tăng mùn,tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động...

Bảng 1. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

b. Sử dụng đất xám bạc màu

Thích hợp với nhiều loại cay trồng cạn. Ví dụ: Mía, mì, đậu…

II - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

1. Nguyên nhân gây xói mòn

Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là lượng mưa lớn và địa hình dốc:

  • Nước mưa vào đất phá vỡ kết cấu đất
  • Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dốc

2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

  • Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn
  • Sét và limon bị cuốn trôi đi, trông đất cát, sỏi chiếm ưu thế
  • Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng
  • Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu

3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

Biện pháp Tác dụng
Công trình

Làm ruộng bậc thang

Hạn chế tốc độ dòng chảy rửa trôi

Thềm cây ăn quả

Tăng độ che phủ , hạn chế dòng chảy

Nông học

Canh tác theo đường đồng mức

Hạn chế dòng chảy

Bón phân hữu cơ và N, P, K  

Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động

Bón vôi

Giảm độ chua cho đất

Luân canh xen canh gối vụ

Hạn chế sự bạc màu

Trồng cây bảo vệ đất

Tăng độ che phủ

Nông lâm kết hợp

Tăng độ che phủ , hạn chế tốc độ dòng chảy

Trồng cây thành băng

Hạn chế tốc độ dòng chảy

Bảng 2. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

Lời kết

Sau khi học xong Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Vị trí, nguyên nhân hình thành và tính chất của đất xám bạc màu
  • Biện pháp và hướng sử dụng đất xám bạc màu
  • Nguyên nhân gây xói mòn đất
  • Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

giống ; đều là đất kém keo đất cần cải tạo

khác :- đất xám bạc màu xảy ra ở địa hình dốc thoải .

* nguyên nhân + do người dan bón nhiều phân vô cơ, do tập quản du canh du cư lạc hậu

*tính chất +đát xám bạc màu có tầng đất mặt mỏng . Lớp mặt đất có thành phân cơ giới rất mỏng, đất thường bị khô hạn

+ đất chua hoạc rất chua , nghèo chát dinh dưỡng nghèo mùn

+ số lượng vi sinh vật trong đất ít , hoạt động của vi sinh vật yếu

- đất trơ sỏi đá :xảy ra chủ yếu ở vùng đất dốc , vùng núi cao

* tính chất +hình thái phẫu diện ko hoàn chỉnh ( phân bố ko đều )

+số lượng vi sinh vật trong đất ko đáng kể

* nguyên nhân

+ mưa lớn làm đất bị rửa trôi