Tôn là hợp kim của kim loại nào năm 2024

Moon.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ALADANH Tầng 3 No - 25 Tân Lập, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Mã số thuế: 0103326250. Giấy phép thiết lập mạng xã hội số: 304360/GP-BTTT Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/7/2017 Chịu trách nhiệm nội dung: Đồng Hữu Thành.

Chính sách quyền riêng tư

Bạn có biết, tôn là vật liệu phổ biến để lợp mái. Tuy nhiên, trên thị trường lại có rất nhiều loại tole với những công dụng khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng Tôn Thép Nguyễn Thành tìm hiểu về những loại Tôn phổ biến trên thị trường Việt Nam nha!

TonThepNguyenThanh

NguyenThanh

Tôn

TonLanh

TonKem

Source: http://nguyenthanh.vn/tin-tuc/phan-loai-so-sanh-ton-la-gi.html

I. Mái tôn

1. What is tole?

- Mái tôn hay tôn lợp hay tôn (tole) là một loại vật liệu xây dựng, thường được sử dụng để lợp mái nhà, giúp bảo vệ công trình, nhà ở khỏi những yếu tố tác dộng từ môi trường bên ngoài như mưa gió, nắng,...

- Tôn là hợp kim của thép với 1 vài thành phân khác như Kẽm, Nhôm, Silic,...

- Tôn được phân ra làm nhiều loại như Tôn Lạnh, Tôn Kẽm, Tôn Cách Nhiệt, Tôn Lợp Giả Ngói, Tôn Cán Sóng,...

2. Ưu điểm của Tôn

  1. Chống ăn mòn do môi trường gây ra

Thành phần Nhôm trong lớp mạ không chỉ có tác dụng làm đẹp. Chúng tạo ra một màng ngăn cách cơ học chống lại tác động của môi trường trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Thành phần Kẽm trong lớp mạ bảo vệ điện hóa hy sinh cho kim loại nền. Khi trời mưa hay tôn bị ướt, Kẽm sẽ tạo ra hợp chất bảo vệ phần mép bị cắt hay chỗ trầy xước của Tôn.

  1. Kháng nhiệt, chống nóng cực kỳ hiệu quả

Tôn, đặc biệt là Tôn Lạnh, phản xạ ánh sáng tốt hơn hẳn các loại vật liệu tương tự như ngói, fibro xi măng. Điều này có tác dụng gì? Như ta biết thì nếu vật liệu hấp thụ ánh sáng tốt, chúng cũng sẽ hấp thụ nhiệt lượng cao. Khi ảnh sáng bị phản xạ sẽ khiến 1 lượng nhiệt lớn không truyền qua được lớp tôn. Điều này giúp bên trong ngôi nhà hay công trình luôn mát mẻ. Hơn thế nữa, vào ban đêm, lượng nhiệt giữ lại trong Tôn bị tiêu biến khá nhanh. Đó chính là nhờ việc chúng được làm từ chất liệu nhẹ và mỏng. Điều này lại giúp làm mát ngôi nhà hay công trình nhanh hơn loại vật liệu khác.

  1. Độ bền cao

Thông thường Tôn có tuổi thọ từ 20-40 năm nếu được thi công đúng kỹ thuật.

  1. Những ưu điểm khác

- Đa dạng mẫu mã về kiểu dáng, màu sắc, cấu trúc,... Với nhiều thiết kế độc đáo, mái tôn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, mang đến vẻ đẹp riêng cho từng công trình.

- Mái tôn khá mỏng và nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết cũng như độ bền của từng tấm tôn, vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm thời gian lắp đặt.

- Hiệu quả kinh tế cao nhờ giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người. Tốn ít chi phí vật liệu đi kèm cũng như bảo trì.

- Chất lượng đảm báo, không thua kém những loại vật liệu khác

3. Các loại tôn trên thị trường

Thông thường chúng ta có 3 loại là Tôn Lạnh, Tôn Mát và Tôn Cán Sóng.

  1. Tôn Lạnh

- Tôn Lạnh là thép cán nguội được mạ hợp kim nhôm kẽm (galvalume – GL). Có thành phần: 55% nhôm (Al), 43.5% kẽm (Zn) và 1.5% silicon (Si)

- Tôn Lạnh màu hay Tôn Lạnh Mạ Màu là Tôn Lạnh được phủ sơn, có thể sơn hai mặt giống nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng phong phú, độ bền vượt trội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

- Ưu điểm: Có khả năng chống ăn mòn, kháng nhiệt và chống cháy cao, phản xạ nhiệt tốt và thường có độ bền cao gấp 4 lần Tôn Kẽm

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có nên sử dụng Tôn Lạnh để lợp mái nhà không?

  1. Tôn Kẽm

- Tôn kẽm hay Tôn Mạ Kẽm hay Tôn Kẽm Mạ Màu là vật liệu được làm từ tấm thép mạ hợp kim kẽm. Có thành phần 100% Kẽm (Zn)

- Tính chất: Vì chỉ được phủ một lớp sơn rẻ tiền nên dễ bị oxy hóa, không nên sử dụng lâu dài

  1. Tôn Lợp Giả Ngói

- Tôn Lợp Giả Ngói hay Tôn Sóng Ngói là loại tôn có kiểu dáng, kích thước, màu sắc trông rất giống ngói thật nhưng khác hoàn toàn từ cấu tạo cũng như khối lượng.

- Thường được lợp mái cho biệt thự, nhà phố hoặc các mái nhà có độ dốc lớn.

- Tác dụng: Giảm tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với gạch ngói thông thường

  1. Tôn Cán Sóng

- Tôn Cán Sóng loại Tôn Mạ Kẽm và được sơn phủ nhằm tạo tính thẩm mỹ cho công trình.

- Các loại Tôn Cán Sóng: 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng, 13 sóng,...

  1. Tôn Mát

- Tôn Mát hay Tôn Cách Nhiệt hay Tôn Xốp Cách Nhiệt hay Tôn PU PE được cấu tạo từ 3 lớp: lớp tôn - lớp PU chống cháy - lớp màng PP/PVC hoặc 1 lớp giấy bạc. Ngoài ra, có thể cấu thành từ 3 lớp: tôn - xốp - tôn hoặc tôn - xốp - màng PVC.

+ Lớp tôn bề mặt được tráng 1 lớp Polyestes tạo độ bóng và bảo vệ màu sắc

+ Lớp PU (Polyurethane) mật độ cao tạo sợi bền vững giúp tăng cường hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao

+ Lớp lụa PVC giảm thiểu khả năng cháy, tạo thẩm mỹ cho lớp trần dưới mái nhà

- Tác dụng: chống nóng, làm mát công trình nhờ khả năng phản xạ các tia nắng chói chang từ mặt trời vô cùng tốt.. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mua sản phẩm chất lượng, chống cháy nếu không Tôn Mát sẽ là nguy cơ cháy nhà tiềm ẩn. Do lớp xốp ở giữa rất dễ bén lửa. Một khi Tôn Xốp Cách Nhiệt đã cháy thì rất khó dập vì lửa ở phía trong lớp tôn.

IV. So sánh Tôn Lạnh và Tôn Kẽm

Tôn Lạnh có ưu điểm chống ăn mòn và kháng nhiệt tốt hơn hẳn so với Tôn Kẽm. Không chỉ được bảo vệ bằng lớp kẽm, Tôn Lạnh còn có lớp nhôm tạo màng ngăn cách cơ học chống lại tác động của môi trường. Trong khi đó, Tôn Kẽm chỉ được phủ một lớp sơn rẻ tiền nên dễ bị oxy hóa, tính sử dụng không được lâu dài. Với việc phản xạ ánh sáng cũng như thoát nhiệt nhanh, Tôn Lạnh có khả năng khác nhiệt tốt hơn nhiều so với Tôn Kẽm. Bạn có thể cảm nhận dễ dàng sự mát mẻ khi ở ngôi nhà lợp Tôn Lạnh so với ngôi nhà lợp bằng Tôn Kẽm. Ngoài ra, Tôn Lạnh có tuổi thọ cao gấp 4 lần so với Tôn Mạ Kẽm thông thường trong cùng điều kiện môi trường.

Tuy nhiên, Tôn Kẽm vẫn có chỗ đứng nhờ giá cả rẻ hơn so với Tôn Lạnh. Mặc dù đều có trọng lượng 100-150 kg mỗi 100 feet vuông và có thành phần khoảng 35% vật liệu tái chế, nhưng rõ ràng hợp kim thép với nhôm kẽm sẽ đắt hơn kẽm được sơn rồi.

V. Phân biệt Tôn Lạnh và Tôn Kẽm

Về cơ bản Tôn Lạnh và Tôn Kẽm đều được sử dụng trong quá trình xây dựng cho mái nhà, vách ngăn. Tuy nhiên, việc phân biệt lại không phải là điều dễ dàng bằng măt thường. Hơn nữa, Tôn Kẽm rẻ hớn Tôn Lạnh nên dễ khiến chúng ta nhầm lẫn. Hãy cùng phân biệt Tôn Lạnh và Tôn Mạ Kẽm

Như chúng ta đã biết, vật liệu nhôm hay mạ nhôm có độ bền khá cao. Bạn có thể thấy nhiều chậu nhôm, xoong nhôm,.. trên thị trường nhưng đồ kẽm thì sao. Đó chính là lý do bạn nên sử dụng Tôn Lạnh cho ngôi nhà của mình. Để phân biệt, đầu tiên chúng ta sẽ xác định theo lớp sơn. Tôn Lạnh sẽ có lớp sơn mịn, trải đều bề mặt tôn. Độ bóng của lớp sơn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà hay công trình. Về giá thành, Tôn Kẽm sẽ có giá thành rẻ hơn Tôn Lạnh. Vì vậy, Tôn Thép Nguyễn Thành khuyên bạn nên đến kho hàng của chúng tôi để được tư vấn loại tôn chất lượng, bền đẹp, giá cả phải chăng và bảo hành không phai màu.

Liên hệ với chúng tôi:

- Cơ sở 1: 385 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

- Cơ sở 2: Ven đường 179 thôn Thượng, xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên

- Cơ sở 3: Quán Trạch, Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên

- Cơ sở 4: Xóm Kim Xà, Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên 162580

Hoặc gọi đến SĐT 0982275499 để được tư vấn.

Website: nguyenthanh.vn

Vậy là mọi người đã hiểu được những vấn đề cơ bản về tôn. Việc phân loại tuy không phải dễ nhưng có những kiến thức trước khi mua tole chắc chắn sẽ giúp bạn không bị hớ. Nếu cần tư vấn hay mua tôn thép tại Hưng Yên hãy liên hệ địa chỉ phía trên nha!