Trẻ mẫu giáo học bằng chơi, chơi mà học

HỌC BẰNG CHƠI, CHƠI MÀ HỌC

Lứa tuổi mẫu giáo được coi là một trong những lứa tuổi nhạy cảm quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ . Đây cũng chính là giai đoạn quyết đinh sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Ở lứa tuổi này, nếu trẻ được định hướng đúng về cách học, cách chơi sẽ là một tiền đề tốt cho sự phát triển hoàn hảo trí não ở trẻ nhỏ.

Với trẻ mầm non, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Hiểu được điều đó trường mầm non Nham Sơn hàng năm thường xuyên tổ chức những đợt hội giảng nhằm mục đích giúp các giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm và đồng thời cùng nhau thảo luận trên tinh thần đổi mới sang tạo để đưa ra những hình thức, phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ.

Cũng trong dịp hội giảng của trường vào đầu tháng 11 đã đưa chúng tôi đến một tiết hoạt động trải nghiệm của trẻ vô cùng ấn tượng do cô giáo trần Thị Hồng thể hiện. Chúng tôi dường như bị lôi cuốn hoàn toàn vào trong những hoạt động của trẻ. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm này, chúng tôi đã thực sự cảm nhận được niềm vui, niềm hứng thú của trẻ, cũng như ý nghĩa của việc học bằng chơi, chơi mà học của trẻ.

Mở đầu cho hoạt động, cô và trẻ có màn hát múa vô cùng ấn tượng trên  nền nhạc "Lớn lên bé làm nghề gì". Những bàn tay, những đôi chân nhỏ xinh phối hợp cùng ánh mắt hồn nhiên ngây thơ một cách nhịp nhàng theo cô. Màn mở đầu đã giúp cho trẻ có một tinh thần thoải mái, một tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động.

Cô và trẻ hào hứng hát múa mở đầu hoạt động

Sau đó các bé được lựa chọn cho mình một trong các góc hoạt động trải nghiệm với đề tài bé làm nghề nông.  Bé thì chọn cho mình công việc của cô bán hàng nông sản, có bé thích được trải nghiệm với việc trồng cây, vắt nước cam, và cả công việc của những bác nông dân chở những bao lúa mang ra phơi…. Tất cả diễn ra như một mô hình nhà nông thu nhỏ với các bác nông dân tý hon trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Bé trải nghiệm trồng rau

Bé trải nghiệm phơi thóc

Đến với góc bán hàng, những chiếc giỏ nhỏ nhắn xinh xắn đan bằng chất liệu mây che đan được cô bán hàng  bán cho những cô bác nông dân những con cây giống để mang ra luống rau cho các bác nông dân trồng. Những miếng gỗ nhỏ qua bàn tay khéo léo của các cô giáo đã biến hóa thành những chiếc cuốc vô cùng tinh xảo giúp cho những nhà nông tý hon chia đất thành những rãnh, hố nhỏ để trồng cây. Rồi những bác nông dân đầu đội nón nhỏ xinh đang hì hục đẩy những bao lúa nhỏ trên chiếc xe rùa đặc dụng ra vị trí sân phơi thóc, những chiếc cào nhỏ được các bác tận dụng để dãi thóc cho khô đều…Không chỉ có thế, có nhóm thì đang dùng những bàn tay tý hon để nặn ra những chiếc bánh trôi trông thật khéo léo và đẹp mắt.  Ghé đến một góc nhỏ, một nhóm bạn đã kịp ra chợ quê mua được những giỏ cam để mang về vắt lấy nước có lẽ để lát các bác nông dân đi làm về nghỉ ngơi uống.  Lúc này chúng tôi không còn nghĩ đến hình ảnh những em bé đang được mẹ còn phải bón cho từng thìa sữa, thìa cơm và suốt ngày mè nheo mẹ, mà đó là những bác nông dân tý hon thực thụ  đang say sưa với công việc. Cứ như vậy, không chỉ trẻ mà ngay các cô cũng bị lôi cuốn theo chuỗi những hoạt động chơi được diễn ra liên hoàn. Sau những hoạt động, trẻ được tổng hợp lại những thành quả mình làm được với những tâm thế vui vẻ xen kẽ niềm tự hào. Trẻ được thỏa thích trải nghiệm, khám phá dưới sự dẫn dắt linh hoạt của cô giáo. Thời gian cứ như vậy nhẹ nhàng trôi đi, buổi trải nghiệm kết thúc với bao cảm xúc cùng với tiếng cười hồn nhiên của trẻ. Trong thời gian ngắn trẻ được tự nguyện chơi, trong chơi trẻ học được biết bao điều.

    Bé đi chợ mua hàng

Bé vắt nước cam

Cho đến tận hôm nay, những giọng nói, tiếng cười, những giọt mồ hôi đọng trên trán, trên má trẻ, và những ánh mắt trong veo ấy…vẫn làm cho tôi bồi hồi, xúc động. Tôi không còn thấy hình ảnh trẻ học một cách gượng ép cứng nhắc, mà trẻ hoàn toàn tự nguyện hứng thú. Với những giá trị  mang lại, tôi hi vọng rằng những hoạt động tải nghiệm  sẽ được quan tâm hơn nữa để đa dạng phương tiện, hình thức cũng như nội dung đổi mới, sang tạo cho trẻ hoạt động. Để mỗi ngày các em đến trường là một niềm vui, niềm hạnh phúc. Để trẻ được học bằng chơi, chơi mà học một cách đúng nghĩa nhất.

                                                                                                                                                                                                  Tác giả

                                                                                                                                                                     Trần Thị Mến- Trường MN Nham Sơn

     Lớp Mẫu Giáo Nhỡ 1-Trường mầm non CLC 20/10 thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ. Mỗi hoạt động dạy học dù trong lớp học hay trải nghiệm thực tế cũng đều hướng đến mục đích trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.     Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài [nhìn, sờ, nếm, ngửi...] và các quá trình tâm lý bên trong [chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng]. Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.    Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được trong quá trải nghiệm.     Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.

     Bằng trải nghiệm thực tế “học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động khám phá đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của mình - điều mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.

Video liên quan

Chủ Đề