Trẻ sơ sinh nên mặc như thế nào

TITA chia sẻ đến mẹ cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn để đảm bảo cho quá trình phát triển của bé yêu nhà mình, cùng tham khảo trong bài viết sau nhé.

Sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh đã không còn ở trong sự bao bọc của cơ thể mẹ và phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài, làm quen với thời tiết, nhiệt độ nóng, lạnh,... Song, trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh còn khá yếu, do đó, từ khâu lựa chọn đến cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh rất cần được chú trọng. Trong bài viết này, hãy cùng TITA tìm hiểu chi tiết cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh đúng cách nhất nhé.

Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ

Nhiệt độ phòng và quần áo cho trẻ sơ sinh

Dựa vào nhiệt đồ phòng, mẹ có thể tham khảo cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo từng khoảng sau:

  • Với nhiệt độ từ 26 độ trở lên: Mẹ chỉ cần lựa quần áo thoải mái, thoáng mát cho bé như như áo cộc tay, quần ngắn hay các loại quần áo mùa hè. Mẹ nên lựa chọn quần áo được làm từ chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi cho bé tốt nhất nhé.
  • Với nhiệt độ từ 24 - 25 độ: Trong khoảng nhiệt độ này sẽ xuất hiện thời điểm se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày mát mẻ, dễ chịu. Do đó, mẹ có thể cho bé mặc áo cộc tay vào ban ngày và khoác thêm áo mỏng, che khăn khi đưa bé ra ngoài, hay đi ngủ để đảm bảo sức khỏe.
  • Với nhiệt độ từ 22 - 23 độ: Ở nhiệt độ này, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh nhẹ, mẹ nên mặc cho bé một bộ quần áo dài và đắp cho bé một chiếc chăn mỏng khi ngủ. Khi đưa bé ra ngoài, mẹ nên chuẩn bị cho bé áo khoác hai lớp và đội mũ sơ sinh mỏng để giữ ấm.
  • Với nhiệt độ từ 20 - 21 độ: Trong khoảng nhiệt độ này, mẹ cần lưu ý giữ ấm cho bé bằng cách mặc cho bé áo dài tay mỏng, khoác thêm bên ngoài áo dài tay. Khi bé ngủ, mẹ nên đắp thêm cho bé loại chăn ấm dùng cho mùa đông.
  • Với nhiệt độ từ 18 - 19 độ: Mẹ nên kết hợp mặc cho bé áo body bên trong, áo thun dài tay bên ngoài và đắp thêm 1 chiếc chăn mỏng hoặc khăn quấn bé để đảm bảo ấm áp cho bé.
  • Với nhiệt độ từ 16 - 17 độ: Mẹ nên mặc cho bé 1 bộ quần áo body bên trong, 1 áo dài tay khoác ngoài và giữ ấm cho bé bằng cách đắp thêm 2 lớp chăn mỏng hoặc 1 lớp chăn bông dày, loại siêu nhẹ.
  • Với nhiệt độ dưới 16 độ: Thời tiết lúc này đã khá lạnh, mẹ cần kết hợp mặc cho bé một bộ dài tay, 1 bộ body, áo phao dày, đeo tất cho bé, đầu đội mũ. Khi bé ngủ, mẹ đắp thêm chăn bông để giúp bé ấm hơn.

Trẻ sơ sinh nên mặc như thế nào

Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi nằm máy lạnh, điều hòa

Việc lựa chọn đồ cho bé khi phòng sử dụng máy lạnh, điều hòa và không sử dụng là khác nhau. Thông thường nhiệt độ máy lạnh, điều hòa sẽ duy trì ở mức 25, 26 độ, song, bé vẫn để bị cảm lạnh do quạt gió và khí lạnh từ thiết bị. Do đó, mẹ nên lựa chọn quần áo dài tay, vải mềm, mỏng, thoáng mát để mặc cho bé và chuẩn bị thêm một chiếc chăn mỏng đắp ngang bụng để tránh con bị cảm lạnh nhé.

Những thông tin trên chỉ là gợi ý của TITA về cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ, tuy nhiên, mẹ cũng cần kiểm tra thân nhiệt của bé để lựa chọn mặc như thế nào là phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe dành cho trẻ.

Lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh

Không nên mặc quần áo cho con quá lâu

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu so với người lớn và thường dễ bị kích ứng với môi trường xung quanh, do đó, mẹ cần thực hiện thay quần áo nhanh chóng để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, hãy tắt quạt, máy lạnh và tránh những nơi có gió luồn vào để mặc đồ cho bé tốt nhất nhé.

Trẻ sơ sinh nên mặc như thế nào

Không mặc đồ mới mua về cho bé

Quần áo mới thường vướng khá nhiều bụi bẩn, bụi vải và những chất gây ảnh hưởng khác trong quá trình sản xuất. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không mặc những bộ đồ mới mua về cho bé gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thay vào đó, nên trải qua bước giặt ủi để loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại còn đọng.

Lựa chọn chất liệu an toàn, lành tính

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị mẩn đỏ, kích ứng, do đó, mẹ nên lựa chọn quần áo làm từ chất liệu an toàn, lành tính cho da của bé.

Trẻ sơ sinh nên mặc như thế nào

Quần áo làm từ chất liệu vải cotton sẽ là một gợi ý hàng đầu nhờ vào khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đảm bảo độ co giãn đàn hồi cũng như độ mềm mại, mang đến cho bé sự thoải mái, dễ chịu nhất khi mặc.

Chú ý đến kích cỡ quần áo

Kích cỡ bộ đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng để mang lại sự thoải mái và đảm bảo hiệu quả giữ ấm tốt nhất dành cho trẻ. Một bộ đồ quá rộng hoặc quá chật đều gây cản trở cho bé trong quá trình hoạt động và không tối ưu được hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề này, hãy tham khảo bảng size quần áo cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Trẻ sơ sinh nên mặc như thế nào

Hy vọng với những chia sẻ về cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh trên đây của TITA có thể giúp các mẹ dễ dàng hơn trong hành trình chăm sóc trẻ dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tham khảo thêm các sản phẩm quần áo cho trẻ sơ sinh của nhà TITA ngay nhé.

24 đồ nên mặc gì cho trẻ sơ sinh?

Nhiệt độ từ 22 - 23 độ: Nhiệt độ lúc này bắt đầu chuyển lạnh nhẹ, mẹ nên mặc cho bé một bộ quần áo dài và đắp cho bé một chiếc chăn mỏng khi ngủ. Nếu bé ra ngoài, mẹ nên chuẩn bị cho bé áo khoác hai lớp và đội mũ sơ sinh mỏng để giữ ấm.

Nên mặc gì cho trẻ sơ sinh khi ngủ?

Trước khi đi ngủ đắp cho bé 2 chăn mỏng. Với nhiệt độ từ 16-17 độ C, nhiệt độ vẫn còn lạnh, mẹ nên mặc cho bé một bộ body, một áo dài tay và đắp 2 chăn mỏng. Nhiệt độ từ 18-19 độ C, mẹ nên cho bé mặc một bộ body, một áo dài tay và đắp một chiếc chăn mỏng để tránh dẫn đến việc bị lạnh cho bé.

Nên mặc gì cho trẻ sơ sinh vào mùa hè?

Đối với mùa hè hay những ngày nóng bức, bạn càng nên cho bé mặc những bộ đồ mỏng, quần áo ngắn, cộc tay không mặc nhiều lớp hay đổi mũ che thóp để tạo cho bé cảm giác thoải mái. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng của mùa hè bé sẽ thường đổ mồ hôi đặc biệt là những lúc bé vận động nhiều.

Khi nào thì mặc quần cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi chưa nên mặc tã quần Cụ thể, size tã quần phù hợp với trẻ từ 5kg trở lên, đồng thời cấu tạo của sản phẩm dành riêng cho giai đoạn bé vận động nhiều, có thể lẫy lật và đứng đi. Vì vậy, với trẻ sơ sinh khoảng 0 - 3 tháng cơ thể còn nhỏ và chưa biết lật lẫy, mẹ chưa nên cho bé mặc tã quần.