Trình bày yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nướng

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 40)

Thứ ba - 04/10/2016 22:02

  • In ra

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Tiết 2)

♦ Kiểm tra bài cũ:

Tùy yêu cầu của từng GV.

♦ Bài mới

Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
Hỏi: Gia đình em có 1àm món nướng không? ví dụ?
HS trả lời. GV dẫn dắt hình thành khái niệm.

* Khái niệm: là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dùng lửa dưới), thường là than củi, nướng 2 bên mặt của thực phẩm cho đến khi thực phẩm chín vàng đều.

* Qui trình thực hiện

Hỏi: Người ta thường làm món nướng nhự thế nào?
HS trả lời. GV bổ sung và cho HS đọc phần qui trình SGK.
+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
+ Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp.
+ Tẩm ướp gia vị 30', cho thực phẩm lên vi nướng hoặc que xiên nhọn.
+ Nướng vàng đều 2 mặt.
+ Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kỹ thuật

Hỏi: Ví dụ như món thịt lợn nướng chả, theo em yêu cầu kỹ thuật của món ăn này là gì?

HS trả lời. GV bổ sung, cho HS đọc Yêu cầu kỹ thuật SGK.
+ Thực phẩm chín đều, không dai.
+ Thơm ngon mùi vị đặc trưng của thực phẩm.
+ Màu vàng nâu, không cháy.

GV cần lưu ý HS khi sử dụng phương pháp này:

+ Chỉ dùng than hoa để nướng, không nướng bằng than đá, than quả bàng, hoặc bằng bếp dầu.
+ Nướng chín tới, không nướng quá sẽ bị cháy, khét mất mùi thơm, tạo thành chất độc.

4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

a. Rán (tiếng miền Nam gọi là chiên)
* Khái niệm

Hỏi: Gia đình em thường chế biến những món rán nào? ví dụ.
HS kể tên các món, GV cho HS đọc khái niệm (SGK)

+ Theo em những món rán nào cần nhiều chất béo?
HS trả lời, GV dẫn dắt hình thành khái niệm:

Rán là phương pháp làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo tương đối nhiều. đun lửa vừa trong 1 thời gian đủ làm chín thực phẩm.

* Qui trình thực hiện

Hỏi: Em hãy trình bày cách rán đậu ở gia đình?
HS trả lời, GV bổ sung và cho HS đọc phần qui trình SGK.

+ Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp (tẩm ướp gia vị nếu cần)
+ Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ.
+ Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kỹ thuật

Hỏi: Món rán phải đảm bảo được những yêu cầu gì về kỹ thuật?
HS trả lời, GV bổ sung, cho HS đọc Yêu cầu kỹ thuật SGK.
+ Giòn xốp, ráo mỡ, chín kỹ, không cháy xém hay vàng non.
+ Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
+ Có màu vàng nâu.

b. Rang
* Khái niệm

Hỏi: Gia đình em hay chế biến món rang nào?
HS trả lời, GV dẫn dắt hình thành khái niệm:
+ Đảo đều thực phẩm trong chảo (xoong) với lượng mỡ ít hoặc không có mỡ (rang thịt), lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.

* Qui trình thực hiện

Hỏi: Em hãy trình bày cách rang thịt ở gia đình (hoặc rang cơm)?

HS trả lời, GV bổ sung và cho HS đọc phần qui trình SGK.
+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
+ Cho vào chảo 1 lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, đảo đều liên lục cho thực phẩm chín vàng.
+ Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kỹ thuật

Hỏi: Món rang phải đảm bảo những yêu cầu gì về kỹ thuật?
HS trả lời, GV bổ sung, cho HS đọc Yêu cầu kỹ thuật SGK.
+ Khô, săn chắc.
+ Mùi thơm.
+ Màu sắc hấp dẫn.

Hỏi: Rán khác rang ở điểm nào?
Yêu cầu: Rán: Cần nhiều mỡ
Rang: không cần hoặc chỉ cần rất ít mỡ.

c. Xào
* Khái niệm

Hỏi: Kể tên những món xào mà gia đình em hay làm?
HS trả lời, GV dẫn dắt hình thành khái niệm:

+ Xào là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ (hoặc dầu) vừa phải; có sự kết hợp giữa các loại thực phẩm; đun lửa to, thời gian ngắn.

* Qui trình thực hiện

Hỏi: Món xào nào em thích nhất? thử trình bày cách làm?
HS trả lời, GV bổ sung và cho HS đọc phần qui trình SGK.
+ Làm sạch nguyên liêu, cắt thái phù hợp. tẩm ướp gia vị
+ Cho 1 lượng mỡ vừa đủ vào chảo làm chín thực phẩm động vật trước, múc ra bát.
+ Thêm 1 lượng mỡ, cho nguyên liệu thực vật vào xào chín tới; cho nguyên liệu động vật (đã chín) vào trộn đều.
+ Vặn to lửa: đáo nhanh tay: có thể cho thêm một chút nước trong khi xào.
+ Trình bày đẹp.

* Yêu cầu kỹ thuật

HS đọc Yêu cầu kỹ thuật SGK.
+ Thực phẩm động vật chín mềm, không dai.
+ Thực phẩm thực vật chín tới.
+ Còn lại ít nước sốt, vị vừa ăn.
+ Giữ được màu tươi của thực phẩm.
Hỏi: Xào và rán có gì khác nhau?

HS suy nghĩ trả lời, GV ghi lên bảng, bổ sung ý kiến.
Xào: - thời gian chế biến nhanh
- lượng mỡ vừa phải
- cần to lứa
Rán: - thời gian chế biến lâu
- lượng mỡ nhiều
- lửa vừa phải

♦ Dặn dò

Tập vận dụng vào thực tế ở gia đình.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Bài 12: Thực hành: Món nướng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Lời giải:

– Trước hết về mùi, thịt bò đúng chuẩn có mùi thơm đặc trưng, hơi gây gây, chỉ cần sờ tay vào thịt rồi đưa ngón tay gần mũi là bạn có thể ngửi thấy mùi thơm này.

– Thịt bò thớ mịn nhỏ hơn thịt trâu. Để ý thấy trên dao, thớt hay quanh phản thịt, thậm chí trên tay người bán thịt bò chuẩn có những vụn thịt li ti dính vào, bởi thịt bò nhỏ và mịn khi thái nhiều thường để lại “dư phẩm” này. Thịt trâu và thịt lợn sề thớ to, ngắn, khi thái khó lòng thái mỏng được như thịt bò.

– Về màu sắc, thịt bò có màu đỏ tươi tắn, mỡ vàng rất nhạt, ấn đầu ngón tay vào mặt thịt có cảm giác bám dính tự nhiên, khô ráo không thấy nhớt, không ướt nước là thịt ngon.

Lời giải:

– Cho 1/4 thìa cà phê muối + 1/4 thìa cà phê bột ngọt + 1/4 thìa cà phê ngũ vị hương + hạt tiêu + tỏi băm nhỏ, phi vàng ướp vào bò, để khoảng 10 – 15 phút cho ngấm;

– Lạng giữa mỗi miếng bò, cắt 4 bát lát chanh mỏng để ở giữa, xoa mỡ, ép miếng thịt bò lại, cho vào vỉ kẹp chặt, đặt lên lửa than nướng khoảng 10 phút.

– Chú ý: Trong khi nướng, cần trở tay hai mặt vỉ để tránh thịt bị cháy xém.

Lời giải:

– Bò nướng chín đều, không dai, bóng, giòn.

– Mặt ngoài thịt bò có màu vàng nâu đều, không cháy đen.

– Vị đậm đà của bò đã ướp cùng mùi thơm của chanh.

Lời giải:

Do nướng chả trên than yếu sẽ lâu chín và làm bay nước trong chả, do đó chả sẽ bị khô.

Lời giải:

– Thứ nhất là cần phải chọn tránh loại thịt đông lạnh qua ngày, thịt chả phải luôn tươi ngon.

– Thứ hai là do trong quá trình nướng đã để lửa quá to hoặc quá nhỏ hoặc không đều. Cần phài giữ lửa vừa.

– Khi nướng chả cần nướng một mặt cho chín rồi mới lật.

Lời giải:

– Chả nướng chín đều, không dai, bóng, giòn.

– Mặt ngoài chả có màu vàng nâu đều, không cháy đen.

– Vị đậm đà của chả đã ướp.

– Tương chấm thơm mùi gan lợn và mùi tỏi.

– Vị nước tương chấm đậm đà vừa đủ vị ngọt, chua để ăn kèm với cơm hoặc đồ nóng khác.

Lời giải:

1. Chuẩn bị: sơ chế

– Dừa nạo: cho vào 1 bát nhỏ nước nóng, vắt lấy cốt.

– Sắn: lột vỏ, rửa sạch, mài nhuyễn, vắt ráo nước, lấy khoảng 650g bột.

– Bột bánh:

      + Cho nước cốt dừa + đường + sữa, hòa chung, quấy tan;

      + Bột sắn + hỗn hợp nước dừa, hòa chung lại, cho va ni + 1/2 lượng bơ vào trộn đều

– Bơ: phần còn lại xoa đều vào khuôn, đổ bột bánh vào.

2. Chế biến:

– Để lò nướng nóng, cho khuôn bánh vào nướng;

– Nếu nướng trực tiếp trên bếp than thì gắp bớt than ở dưới cho lên nắp nồi nướng;

– Bánh chín vàng đều và dẻo là được

3. Trình bày:

– Bánh chín để nguội, lấy ra khỏi khuôn, cắt thành miếng, xếp ra đĩa.

Lời giải:

– Bánh nương có vỏ vàng đều, không bị cháy.

– Phần bên trong bánh mềm mịn, thơm mùi cốt dừa và dẻo.

– Vị bánh không quá ngọt, thơm thoang thoảng.

Lời giải:

– Để thực hiện món bánh nướng, cần chuẩn bị những dụng cụ:

Lò nướng;

Khuôn làm bánh;

Bát đũa, thìa, kéo.

Lời giải:

Bột gạo, bột đao có tính dẻo khá cao nên được dùng nhiều trong việc làm bánh, gắn kết các nguyên liệu với nhau để bánh săn chắc hơn.

Lời giải:

1. Chuẩn bị

– Đậu xanh: cho nước ấm vào ngâm mềm, đãi sạch vỏ, nấu chín xay nhuyễn.

– Đường:

      + Cho vào xoong, cho khoảng 5 muỗng súp nước lã, bắc lên bếp nấu đường tan và hơi rít đũa là được. Nhắc xuống để nguội.

      + Đổ nước đường vào đậu xanh, quấy đều.

– Dừa nạo: cho vào 1 bát to nước nóng, vắt lấy nước cốt.

– Bột đao, bột gạo: trộn đều với nước cốt dừa + vani, lọc lại cho bột mịn

– Bột bánh: Trộn đều đậu xanh với hỗn hợp bột

2. Chế biến: Nướng bánh

– Để lò nướng nóng đều, cho khuôn bánh vào nướng;

– Bánh vàng đều, lấy tăm xăm, bột không dính tăm là bánh đã chín.

Lời giải:

– Vỏ bánh có màu vàng của nướng đẹp mắt.

– Bên trong phải chín đều và mịn.

– Bánh có vị ngọt nhẹ dịu, thơm thoang thoảng mùi đậu xanh và cốt dừa.

Lời giải:

– Nguyên liệu chính làm bánh bông lan: bột mì, đường, trứng gà, bơ,…

Lời giải:

– Để bánh được xốp ta cần đánh trứng đến bông, cho đường vào từ từ, đánh tiếp đến khi nổi đặc.

– Để bánh nổi đều ta cho thêm ít bột bắp để bánh được nhẹ.

Lời giải:

– Vỏ bánh có màu vàng của nướng, có độ mềm và xốp.

– Phần bông lan chín đều, thơm và không khét.