Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh
- Bộ sản phẩm bao gồm 2 tập thẻ (tập 1 in đen trắng, tập 2 in mầu) được in bằng máy in offset (máy in công nghiệp) trên chất liệu giấy couche định lượng cao, cứng cáp có cán bóng. Điều này rất quan trọng liên quan đến chất lượng sản phẩm, vì đây là bộ thẻ kích thích thị giác của bé nên yêu cầu màu sắc phải chính xác. Nếu bố mẹ có file in, khi in bằng máy in mầu cần in ở máy in chất lượng, nếu kém chất lượng tuyệt đối không cho con sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng quan sát của con. - Bộ thẻ kích thích thị giác tập 1 bao gồm 20 thẻ, mỗi thẻ in 2 mặt đen trắng (tổng cộng 40 tranh) với các hình thù đơn giản. Giai đoạn 0 đến 6 tháng các con chỉ nhận biết được mầu đen và trắng. - Bộ thẻ kích thích thị giác số 2 bao gồm 20 thẻ in mầu 2 mặt (tổng cộng 40 tranh) phù hợp với bé từ 6 đến 18 tháng tuổi.

- Kích thước của mỗi thẻ: 21*21 cm chuẩn theo phương pháp giáo dục Glenn Doman.

Lợi ích khi sử dụng bộ sản phẩm thẻ kích thích thị giác cho bé:

Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

- Ngay từ khi chào đời nhiều bố mẹ chưa quan tâm và còn coi nhẹ việc phát triển thị giác cho con. Giai đoạn này là giai đoạn vàng vì con có năng lực tiếp thu lớn nhất, không nên bỏ lỡ giai đoạn này trở đi. Bộ thẻ kích thích thị giác sẽ giúp tăng khả năng quan sát của con, rèn luyện và phát triển thị giác. Kích thích phát triển trí não của con...

Cách chơi thẻ kích thích thị giác theo phương pháp giáo dục Glenn Doman như thế nào?

Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

- Về các cách chơi bố mẹ có thể làm theo nhưng cách sau: Cách 1: Giai đoạn đầu con chơi thẻ T1 (thẻ đen trắng) bố mẹ có thể dùng băng dính 2 mặt, băng dính gai rồi dán gần vị trí con nằm (cách mắt con khoảng 30cm). Tiếp theo định kỳ khoảng 7 ngày đổi mặt thẻ, hoặc vị trí thẻ để kích thích tránh nhàm chán cho con. Cách 2: Giơ các thẻ cách mắt con khoảng 2-30cm trước mắt cho con nhìn, giai đoạn 0 đến 3 tháng nên cho con nhìn từ 2-3 thẻ, mỗi thẻ tầm 15-20s, sau đó di chuyển thẻ từ phải sang trái, từ trái sang phải, lên cao và hạ thấp để con đưa mắt nhìn theo. Khi di chuyển lưu ý nhớ đọc tên Trái - Phải - Lên - Xuống để con làm quen với các khái niệm. Ngoài Có thể nói chuyện, hát, sáng tạo những câu thơ liên quan đến tấm thẻ, việc này giúp tăng khả năng kết nối, giao tiếp bố mẹ và con, tăng khả năng vốn từ vựng cho việc học nói sau này của con. Cách 3: Nếu sử dụng màn bố mẹ có thể đưa những tầm thẻ lên đỉnh màn (đặt ở ngoài) rồi cùng trò truyện với con về các tấm thẻ. Việc này chỉ thực hiện khi con đã có thể nhìn được xa (từ 2-3 tháng). Trên đây là một số cách chơi bộ thẻ kích thích thị giác bố mẹ có thể tương tác cùng con. Khuyến khích chia số lượng thẻ chơi đủ 3 cách để đạt hiệu quả tốt hơn.

Chúc bố mẹ và các con có những phút giây vui vẻ!

Thị giác trẻ sơ sinh phát triển đồng nghĩa với việc trí não phát triển. Vì thế, hãy tìm những cách phù hợp và hiệu quả nhằm kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh.

Đôi mắt cũng như tầm nhìn của trẻ sẽ phát triển tự nhiên theo thời gian nhưng ta vẫn có thể giúp đỡ trẻ phát triển bằng những cách khác nữa. Điều tốt nhất ta nên làm cho một bộ não mới phát triển đó là để nó tương tác với những màu sắc tương phản trước. Giáo sư Angunawela khuyên rằng cha mẹ nên mặc đồ đen trắng hoặc quần áo sáng màu, càng thường xuyên càng tốt.

Bên cạnh đó, hãy bế trẻ lại gần mỗi khi muốn tương tác với chúng, bởi tầm nhìn của một bé sơ sinh vẫn còn khá hạn chế. Giáo sư khuyên khoảng cách tốt nhất để tương tác với trẻ là 30 cm.

Hãy trang trí phòng trẻ với những họa tiết sọc màu tương phản, điều đó sẽ giúp phát triển não bộ trẻ nói chung và tầm nhìn của trẻ nói riêng.

Bên cạnh các cách phổ biến trên, các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm các cách kích thích thị giác cho trẻ ngay từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi có thể áp dụng được ngay hôm nay.

Xem thêm: Khám mắt cho trẻ để sớm phát hiện các bệnh về mắt

Cho trẻ nhìn các chấm tròn đen trắng, vòng tròn đồng tâm

Các nghiên cứu cho thấy trẻ  sơ sinh dù không thể phân biệt màu sắc nhưng lại đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng, vòng tròn đồng tâm và gương mặt mẹ. Vì thế mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi, sách ảnh có độ tương phản màu sắc cao và đậm như đen, trắng ở dạng vòng tròn đồng tâm hoặc kẻ caro như bàn cờ…

Tối đa hóa trên đơn sắc

Khoảng 1 tháng tuổi bé có thể nhìn thấy màu sắc nhưng chưa có khả năng phân biệt giữa các sắc độ khác nhau, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Mẹ nên kích thích thị giác của bé bằng những đồ chơi, tranh ảnh có độ tương phản màu sắc cao và đậm như đen, trắng.

Biểu cảm gương mặt vui vẻ của mẹ

Suốt quá trình phát triển thị giác của bé và đặc biệt trong giai đoạn mới chào đời, khuôn mặt của những người chăm sóc bé chính là yếu tố kích thích thị giác tốt nhất cho bé. Các em bé có sự yêu thích tự nhiên đối với khuôn mặt con người.

Thời điểm này mới chào đời, bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt. Và dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ. Vì thế, khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú, hay cưng nựng, đừng ngại áp sát vào bé và biểu cảm nhiều nét mặt như làm mặt hề cho bé xem. Điều này sẽ là phương cách tốt giúp kích thích hình thành sự tập trung cho bé.

Bắt đầu cho làm quen với các màu cơ bản

Từ 2 tháng tuổi, thị giác của bé sẽ phát triển đủ để phân biệt các màu sắc tươi sáng, sặc sỡ. Đây thời điểm tốt để mẹ giới thiệu những đồ chơi và sách ảnh có màu sắc rực rỡ cho bé. Mẹ có thể thấy rằng bé cưng sẽ bị thu hút bởi màu cơ bản như đỏ, vàng và xanh dương và cũng rất thích nhìn vào hình dạng và kiểu dáng, hoa văn khác nhau.

Kích thích trẻ phối hợp tay – mắt

Tại thời điểm 4 tháng tuổi bé đã bắt đầu hiểu được khoảng cách. Đây là lúc thích hợp để giới thiệu đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy cho bé. Bé sẽ rất thích nhìn các vật thể chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm, bắt, kéo đẩy. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé.

Thúc đẩy thị giác bằng thực phẩm hằng ngày

Việc trẻ thưởng thức những thực phẩm có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau cực kỳ có lợi cho sự phát triển thị giác. Nếu có thể, mẹ hãy để bé tập tự ăn. Vì với phương pháp này sẽ giúp bé có trải nghiệm rất tốt về hình dạng, màu sắc, kết cấu của món ăn, đồng thời có thể phát triển thuần thục hơn sự phối hợp tay- mắt.

Chơi trốn tìm cùng trẻ

Mẹ đừng nghĩ rằng bé 5 tháng tuổi còn quá sớm để chơi trò trốn tìm. Bởi vì trung tâm thị lực ở não bé phát triển đáng kể từ thời điểm 5 tháng tuổi trở đi, cho phép bé nhìn rõ nét hơn, chuyển động mắt nhanh hơn và chính xác hơn để theo dõi đồ vật di chuyển.

Mẹ hãy đặt món đồ chơi yêu thích của bé trên một kệ thấp hoặc địa điểm nào đó bé dễ thấy, chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi định vị được vị trí, tập trung nhìn và bò đến nhặt món đồ chơi lên.  Mẹ cũng có thể cho bé chú ý đến món đồ mẹ cầm trên tay, rồi từ từ di chuyển nó từ phải sang trái, từ trên xuống dưới ở phía trước mặt bé, sao cho bé dõi mắt nhìn theo.

Làm sao để kích thích ánh sáng đúng cách giúp trẻ phát triển thị lực?

Hãy siêng cho trẻ nhìn và tiếp xúc với ánh sáng, bên cạnh đó các đồ vật nhiều màu sắc cũng rất tốt để kích thích thị giác cho trẻ. Cả hai yếu tố ánh sáng và màu sắc đều giúp ích cho việc nâng cao độ nhạy cảm của thị giác.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cảm nhận và phân biệt được độ sáng ban ngày, độ tối ban đêm, ánh sáng đèn v.v… đều có lợi cho phản xạ mắt của trẻ. Ngoài ra, các món đồ chơi bắt mắt, có âm thanh cũng thu hút ánh mắt và phát triển khả năng quan sát, tìm kiếm của trẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện huấn luyện thị giác, người lớn cần nắm vững mức độ ánh sáng phù hợp để tránh gây hại cho mắt của trẻ. Các đồ vật xung quanh trẻ dùng để kích thích thị lực cũng nên được lựa chọn kỹ, đảm bảo độ an toàn và vệ sinh để không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Ngoài những cách chăm sóc mắt cho bé trên, khi mắt bé có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám ngay tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.

Chơi trò chơi luôn là một cách hoàn hảo để gắn kết với con, đồng thời chơi cũng giúp bé học hỏi về thế giới. Sau đây là một vài ý tưởng trò chơi mà MamanBébé gợi ý cho trẻ tuyệt vời để chơi cùng trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

 
Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Từ khi ra đời đến lúc được 3 tháng tuổi là quãng thời gian vô cùng bận rộn của trẻ. Chúng đang học rất nhiều kĩ năng mới, như phát triển thính giác và thị giác, và còn cả nụ cười đầu tiên nữa. Tất cả những điều này có nghĩa là, chơi đùa là một cách tuyệt vời để giúp con đạt được những bước phát triển quan trọng.

1. Trò chơi giác quan

Trẻ sơ sinh rất thích được chạm, vì vậy hãy cù, xoa bóp và nghịch ngón chân khi chơi với trẻ nhé!

Trẻ nhỏ sẽ không hứng thú với trò chơi khi chúng còn rất nhỏ, nhưng những món đồ màu sắc được treo trên cũi sẽ giúp kích thích thị giác.

2. Trò chơi phản chiếu

Hãy giao tiếp bằng mắt với bé, cười và làm mặt xấu, lè lưỡi và bĩu môi. Nếu bé đang có tâm trạng tốt, chúng sẽ thấy điều đó rất vui và sẽ cố gắng bắt chước bạn.

3. Hát hò

Sẽ không bao giờ là quá sớm để bắt đầu nói chuyện với con bạn. Và hát là một cách thú vị để khiến con vui – bé chắc chắn sẽ thích giọng nói của bạn. Hãy thử hát ru hoặc chơi một giai điệu từ sách nhạc.

4. Trò chơi vận động

Vỗ hai tay của bé với nhau như bạn đang chơi nhạc. Và khi bé được 2 tháng tuổi, hãy để bé nằm sấp trong một hoặc hai phút để giúp lưng và cổ cứng cáp hơn.

Chỉ cần nhớ rằng, tìm thời gian phù hợp để chơi với bé rất quan trọng. Bé sẽ không muốn bị cù nếu đang đói hoặc khó chịu.

Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

 
Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ khỏe hơn và có thể sẽ thể hiện kỹ năng mới là lật người. Trẻ cũng có thể bắt đầu ngồi được nếu được giữ chắc chắn. Điều này có nghĩa là chúng sẽ bắt đầu quan sát thế giới từ góc nhìn hoàn toàn mới.

5. Trò chơi giác quan

Vì giai đoạn này kỹ năng nắm và giữ đang phát triển, bé sẽ bắt đầu bị mê hoặc bởi bất cứ thứ gì xuất hiện xung quanh chúng.

Chúng sẽ muốn khám phá đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra tiếng hoặc những tấm gương – trẻ thường thích được thấy hình ảnh phản chiếu của chúng. Để đồ chơi ở ngoài tầm với của bé sẽ khuyến khích bé lăn và lật người.

Thời gian tắm cũng là cơ hội tuyệt vời để chơi đùa. Thử thổi bóng rồi làm nổ chúng trong nước – bé sẽ bị cuốn hút, chỉ cần chắc chắn rằng chúng luôn luôn được đỡ chắc chắn trong bồn tắm, và không bao giờ để bé một mình mà không có sự giám sát.

Và để vui hơn nữa, sau khi trùm bé bằng khăn tắm thật dễ chịu hãy thổi vào bụng bé để cù bé. Chắc chắn trẻ nào cũng thích được làm như thế.

6. Tập bụng

Tiếp tục cho trẻ tập bụng để giúp bé phát triển cơ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong giai đoạn phát triển tiếp theo – bò. Và hãy đung đưa món đồ chơi ngay trước mắt bé để khuyến khích chúng nhìn lên và làm cho cơ của bé cứng cáp hơn nữa.

Giai đoạn trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

 
Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Bây giờ bé không chỉ có thể bắt đầu ăn dặm mà còn có thể ngồi, lăn, và kể cả bò thành thạo. Thử những trò chơi sau sẽ giúp bé đạt được tất cả những mốc phát triển quan trọng.

7. Xây nhà

Nâng cao kĩ năng vận động của bé – bao gồm những chuyển động nhỏ của ngón tay và bàn tay – bằng cách để bé dựng các đồ chơi với nhau.

Bạn cũng có thể đưa cho bé những mô hình nhà riêng lẻ để ghép thành một tòa nhà, ví dụ như sử dụng hộp ngũ cốc rỗng. Chỉ cần để ý rằng, một khi bé có thể cầm được những vật nhỏ, chúng có thể cho vào miệng, vì vậy đảm bảo không có những vật nhỏ nằm rải rác xung quanh.

8. Trò chơi vận động

Bé sẽ thích những điệu nhún nhảy theo bài hát, bài thơ hoặc vỗ tay theo nhịp. Ngoài niềm vui từ việc chơi những trò chơi này, nó còn giúp bé phát triển ngôn ngữ và mở rộng kiến thức.

9. Trò chơi vị giác

Khuyến khích bé thử những hương vị mới. Hãy để bé ngửi những loại thức ăn khác nhau – một mẩu gừng, một lát tỏi, nhiều loại rau thơm – và vỗ tay mỗi lần để cho trẻ biết là bạn rất vui.

Hãy đảm bảo rằng bé sẽ không bỏ bất cứ thứ gì vào miệng. Bằng việc ngửi những mùi vị mới, bé sẽ thoải mái thử đồ ăn mới vào bữa ăn.

10. Trò chơi di chuyển

Để đồ chơi ở ngoài tầm với của bé và cổ vũ bé di chuyển lên về phía đồ chơi đó – lăn, bò hoặc trườn. Một tấm thảm mỏng sẽ rất hoàn hảo cho bé khi chơi ở sàn nhà.

Giai đoạn trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

 
Trò chơi kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Có lẽ rất khó tin nhưng bé nhà bạn đang gần với ngày sinh nhật tròn 1 tuổi rồi đấy! Trẻ bây giờ đã có thể bò, nói bập bẹ và kể cả có thể bước những bước đi đầu tiên. Dưới đây là một số trò chơi để hỗ trợ cho sự phát triển của bé:

11. Trò chơi ú òa

Hầu như bé nào cũng thích được chơi trò ú òa với bố mẹ. Đơn giản nhất là trốn sau ghế sofa và từ từ xuất hiện rồi làm một bộ mặt hài, hù bé để bé cười.

12. Trò chơi thể chất

Nếu bé bắt đầu biết đi, chúng sẽ thích món đồ chơi mà chúng có thể đẩy lên phía trước mà có thể giúp thăng bằng. Và nếu bé vẫn còn bò, thì làm bé cười bằng cách để bé ngồi lên ngựa nhún. Đảm bảo là bạn sẽ giữ bé cẩn thận để bé không bị ngã.

13. Trò chơi phân loại hình dáng

Hãy khuyến khích sự phát triển khả năng vận động tốt của bé bằng việc để bé phân loại những món đồ dựa trên kích thước và hình dạng. Bé sẽ thích trò chơi phân loại hình.