Tỷ lệ chuyển đổi trung bình của ngành viễn thông năm 2024

Tỉ lệ chuyển đổi là một chỉ số tiếp thị đo lường số lượt chuyển đổi chia cho tổng quy mô đối tượng khách hàng của bạn. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa lượt chuyển đổi, bao gồm lượt nhấp chuột, số giao dịch mua hoặc lượt đăng ký. Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, hoặc tối ưu hóa lượt chuyển đổi, là quá trình cải thiện và tăng tỉ lệ chuyển đổi của bạn.

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông (DNVT) đang dần thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh theo xu hướng mới; đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ viễn thông mới đã ra đời dựa trên sự tích hợp của công nghệ số để thay thế dần các sản phẩm, dịch vụ viễn thông truyền thống trước đây.

Cơ hội nhiều – thách thức lớn

Theo TS.Hà Thị Ngọc Hà, Hội Kiểm toán viên hành nghề, sự đổi mới và linh hoạt là chìa khóa cho phép các DNVT Việt Nam thúc đẩy cơ hội mới, khai phá sức mạnh của hạ tầng kết nối trong thời đại công nghiệp 4.0. Thêm nữa, việc sở hữu các mạng di động có tính tương tác là nền tảng để nhà mạng xây dựng mạng lưới linh hoạt phù hợp với xu thế và đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ 5G, IoT, điện toán đám mây và điện toán biên.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình của ngành viễn thông năm 2024

Với xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay, các DNVT Việt Nam đang trở thành những nhà cung cấp hạ tầng, giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ hội để các DNVT mở rộng loại sản phẩm cung cấp trên thị trường, tăng doanh thu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số cũng là cơ hội để các DNVT khai thác các sản phẩm, dịch vụ cũ trên nền tảng số, rút gọn các quy trình cung cấp dịch vụ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận đối với từng sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ…

Tuy nhiên, theo TS. Hà Thị Ngọc Hà, các DNVT đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các công nghệ 4.0, dịch vụ viễn thông truyền thống suy giảm và bị bão hòa. Không chỉ vậy, việc có quá nhiều nhà khai thác cùng hoạt động, dẫn tới cạnh tranh quyết liệt khiến mức giá cước thấp làm giảm doanh thu… tạo áp lực trong việc chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ số. Kết quả kinh doanh của các nhà mạng trong những năm gần đây đều cho thấy doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống sụt giảm. Các nhà mạng còn gặp phải thách thức từ các nhà cung cấp nội dung số (với hạ tầng đám mây siêu quy mô, chuyển dịch khách hàng và dịch vụ vệ tinh), phải cạnh tranh cung cấp 1 số dịch vụ trong cùng một tập khách hàng, chia sẻ hạ tầng,…

Đáng chú ý, hiện nay Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực chuyển đổi số từ quản lý, chuyên gia cho đến nhân viên. Các cơ sở giáo dục đã và đang cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng hơn 55.000 kĩ sư công nghệ thông tin và số lượng tương đương kĩ sư điện tử viễn thông. Tuy nhiên, theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện đại vẫn còn thấp. Cụ thể, chỉ có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. 70% còn lại cần thời gian đào tạo lại ít nhất 6 tháng thì mới có thể làm việc. Điều này tiếp tục dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT dù số lượng đào tạo hằng năm của Việt Nam khá dồi dào.

Đưa Việt Nam thành trung tâm kết nối khu vực

Ngày 20/01/2023 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) năm 2023 và giai đoạn 2024-2025. Theo đó, đối với lĩnh vực viễn thông, Bộ TT&TT sẽ triển khai đấu giá băng tần 2.3GHz, 2.6GHz, 3.5GHz cho thông tin di động IMT; có các biện pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu mỗi người dân một smartphone nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kế hoạch dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình, tăng cường triển khai phủ sóng 4G, triển khai 5G; nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU vào Top 60 IDI trong năm 2023….

Giai đoạn 2024 - 2025, nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây của Việt Nam chiếm 70% thị phần nội địa vào năm 2025. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Tiếp tục chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số trong giai đoạn 2023-2025 với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 8% - 10%/năm hướng tới đạt mục tiêu doanh thu 25 tỷ USD vào năm 2025,…

Với kế hoạch, chỉ đạo cụ thể của Chính phủ và của Bộ TT&TT, 6 tháng đầu năm 2023 (Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ TT&TT) doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 1.614.206 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 45.905 tỷ đồng, đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 389.792 tỷ đồng.

Trong đó, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 78,59%, đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 (kế hoạch năm 2023 là 76%). Tỷ lệ sử dụng IPv6 (IPv6 hiện đang là phiên bản mới nhất của địa chỉ IP) trên mạng Internet Việt Nam đạt 57,6%, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,7 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam vượt qua Mỹ, thuộc top 10 toàn cầu, thứ 2 ASEAN, thứ 3 châu Á (sau Ấn Độ, Malaysia). Chuyển đổi IPv6 trong khối bộ, ngành, địa phương cho thấy, 24 bộ, ngành, địa phương có kết quả mới trong chuyển đổi IPv6; 80/85 (94%) bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2022; 74/85 (87%) bộ, ngành, địa phương chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng TTĐT, dịch vụ công, tăng 80,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến lược phù hợp để thích nghi nhanh chóng

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành viễn thông đã và đang trải qua những biến đổi vượt bậc. Viễn thông không chỉ đảm nhiệm vai trò truyền thông thông thường mà còn trở thành nền tảng của sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh toàn cầu. Việc phát triển và tối ưu hóa ngành viễn thông có thể mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Thị Ngọc Hà, để tận dụng được những cơ hội này, ngành viễn thông cần có chiến lược phù hợp để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng và đảm bảo rằng họ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà còn có thể định hình nó. Ngành viễn thông cần tiếp tục mở rộng cơ hội kết nối toàn cầu với tốc độ cao, giúp con người và thiết bị tương tác và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thể hiện vai trò quan trọng của ngành trong việc triển khai CMCN4.0 như cho phép các hệ thống tự động hóa, Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để hoạt động một cách thông minh và hiệu quả hơn; cung cấp dịch vụ thông tin và giải trí đã dạng, cập nhật xu thế tới người dùng. Ngoài ra, ngành cần phát triển ứng dụng mới như kết nối 5G và đẩy nhanh tốc độ truyền thông, làm như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng mới và nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Diệu Linh, Học viện Ngân hàng, để thực hiện thành công kinh tế số và tận dụng được các lợi thế của CMCN4.0, VN cần tập trung đầu tư vào hạ tầng viễn thông, nâng cấp hạ tầng viễn thông bao gồm cơ sở hạ tầng mạng và viễn thông di động để đảm bảo khả năng kết nối ổn định và hiệu suất cao. Đồng thời, tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ viễn thông mới, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và an ninh mạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông. Đặc biệt, bà Linh cho rằng, phải đảm bảo an ninh mạng, thực hiện các biện pháp bảo mật để đảm bảo dữ liệu và thông tin không bị xâm phạm.