Vị quản thống là gì

Nhím - Hystrix hodgsoni Gray, vốn là một loài động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng là nạc chắc, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của con nhím đã có mặt trong các bài thuốc mang tính dân gian. Lông nhím vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, chỉ thống, giải độc; thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng; mật nhím dùng để chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương; ruột già, gan và phổi nhím có thể chữa bệnh phong nhiệt... và đặc biệt dạ dày nhím, còn gọi là hào trư đỗ có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào được hai đường kinh vị và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, cầm máu, giảm đau và giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ngộ độc, trĩ xuất huyết, lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu và bệnh đau dạ dày. Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng: dạ dày nhím có vị ngọt, tính hàn, không độc và được dùng để chữa bệnh dạ dày.

Trong dân gian, người ta thường dùng dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 4g với nước sắc hoa hòe để chữa trĩ và lòi dom chảy máu; hoặc lấy dạ dày nhím 1 cái rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, trộn với 100g gạo cẩm rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g để chữa ngộ độc. Với bệnh lý dạ dày, người ta dùng dạ dày nhím còn chứa nguyên thức ăn bên trong đem phơi hoặc sấy khô rồi thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10g vào lúc đói với nước cơm. Nếu uống kết hợp theo công thức bột dạ dày nhím mật ong hoặc bột dạ dày nhím mật ong bột nghệ thì hiệu quả càng tốt. Bởi lẽ, nghiên cứu hiện đại đã chứng minh: mật ong và bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau và làm mau lành các vết thương và vết loét. Đặc biệt, mật ong còn có khả năng đưa độ acid của dịch vị trở về trị số bình thường và có công dụng bồi bổ sức khỏe rất kỳ diệu. Vả lại, trong y học cổ truyền, mật ong (phong mật) và nghệ đen (uất kim) hoặc nghệ vàng (khương hoàng) cũng là những vị thuốc thường có mặt trong các phương thang có công năng chữa trị chứng vị quản thống, một bệnh danh tương ứng với các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn tiêu hóa... trong y học hiện đại.

Còn về dạ dày nhím, rất tiếc là cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và qua quan sát nhiều trường hợp trong thực tiễn, chúng tôi nghĩ cũng có thể mạnh dạn áp dụng loại bột thuốc dạ dày nhím để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở một mức độ nhất định. Đương nhiên, khi dùng rất cần thiết phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Điều đáng nói ở đây là, hiện nay trên thị trường, dạ dày nhím có hai loại khác nhau: loại có nguồn gốc từ nhím rừng và loại lấy từ nhím nuôi ở các trang trại và để nhằm mục đích trục lợi kiếm lời, gian thương còn tìm cách chế tác dạ dày nhím giả từ nhiều chất liệu khác nhau. Bởi vậy khi mua, người tiêu dùng phải hết sức thận trọng kẻo lại lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Cũng có ý kiến cho rằng: dùng dạ dày nhím rừng để chữa bệnh thì có hiệu quả hơn vì thức ăn của chúng rất phong phú và có những thứ mà nhím nhà không thể có được, hơn nữa tác dụng chữa trị của dạ dày nhím chính là các thức ăn chứa trong đó chứ không phải bản thân phủ tạng này. Tất cả những điều đó là những gợi ý rất lý thú cho các công trình nghiên cứu khoa học cẩn trọng và nghiêm túc.

Theo y học hiện đại, đau dạ dày là tình trạng thương tổn dạ dày chủ yếu là do viêm loét và gây ra nhiều đau đớn. Theo y học cổ truyền, dạ dày bị đau là cách gọi chung của các chứng đau ở vùng thượng vị và trung tiêu. Dạ dày bị đau chính là triệu chứng của nhiều bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, sa dạ dày, ung thư dạ dày, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày…

Bệnh danh được ghi nhận như sau:

  • Tâm thống (Thiên “Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận” TV 71)
  • Vị Hoãn thống, Vị Uyển thống (Thiên “Kinh Mạch” LK10)
  • Vị Quản Thống (Đan Khê Tâm Pháp)
  • Tâm Hạ Thống (Y Học Chính Truyền)
  • Vị Thống (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

2. Nguyên nhân gây bệnh dạ dày trong y học cổ truyền 

Khác với y học hiện đại, nguyên nhân đau dạ dày theo y học cổ truyền theo: tà phạm vị, can khí phạm vị, tỳ vị hư hàn. Cụ thể các nguyên nhân là gì cùng tìm hiểu ngay sau đây:

2.1. Bệnh Tà Phạm Vị là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày

Do bệnh tà phạm vị thì nguyên nhân là do:

  • Có thể là do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị của người bệnh.
  • Do người bệnh ăn uống các loại thức ăn sống và lạnh, hàn tích ở trong khiến cho Vị bị đau.
  • Do Tỳ Vị đang bị hư hàn, lại bị Hàn tà xâm nhập gây ra những cơn đau đớn.
  • Do người bệnh ăn uống không điều độ, để bụng no đói thất thường. Cũng có thể là do người bệnh ăn những thức ăn béo, ngọt… gây ra thấp nhiệt trong và đau đớn.
  • Do thức ăn bị đình trệ gây ra cơn đau đớn.
  • Đau do giun sán ký sinh trong bụng. 

2.2. Đau dạ dày theo y học cổ truyền do Can Khí Phạm Vị 

Can khí phạm vị có thể là do:

  • Có thể do người bệnh lo nghĩ uất ức khiến Can (Nộ thương Can) bị tổn thương. Can khí không được sơ tiết làm phạm đến Vị, làm Can Vị không thể điều hòa, khí cơ uất trệ nên dạ dày đau.
  • Do khí bị uất hóa thành Hỏa, Hỏa uất sẽ làm phần âm bị thương tổn, dịch vị khô gây đau (triệu chứng đau sẽ ngày càng tăng hoặc liên miên không dứt). 

2.3. Bệnh dạ dày có thể do Tỳ Vị Hư Hàn 

Do người bệnh lo nghĩ, uất ức trong lòng khiến Can (Nộ thương Can) bị tổn thương, lúc này Can khí không được sơ tiết, sẽ phạm đến Vị. Can Vị không điều hòa được, khí cơ trở nên uất trệ, khiến cho người bệnh cảm thấy đau.

Dù nguyên nhân gây đau bao tử đã được phân ra thành 3 loại, nhưng các sách đều thống nhất rằng nguyên nhân chính là do không thông (thống tắc bất thông) – nghĩa là đau do khí huyết bị ứ trệ, tắc lại và không thông. 

3. Triệu chứng lâm sàng và cách chữa đau dạ dày theo y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền, bệnh đau dạ dày gây ra những triệu chứng như sau: 

3.1. Can khí phạm vị

Vị quản thống là gì
Đối với can khí phạm vị cách điều trị có thể châm cứu

Triệu chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.

Các biến chứng : 

  • Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được, nghịch lên trên.
  • Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không được thư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).
  • Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí, khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.

Cách điều trị: Châm cứu hoặc sử dụng bài thuốc Sài Hồ Sơ Can Tán, bao gồm các vị Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

3.2 Tỳ vị hư hàn

Vị quản thống là gì
Triệu chứng đau bung âm ỉ

Triệu chứng: Đau âm ỉ, ói ra nước trong, thích nóng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.

Biến chứng:

  • Do trung dương bất túc, Tỳ hàn Vị yếu, dương khí không vận chuyển được, hàn khí tích trệ nghịch lên vì vậy đau âm ỉ mà ói ra nước trong.
  • Tỳ Vị dương hư, bên trong lạnh do đó thích chườm nóng.
  • Dương khí không vận hành do đó tay chân lạnh, ỉa lỏng.
  • Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược không lực là dấu hiệu hư hàn ở trung tiêu. 

Cách điều trị đau dạ dày theo y học cổ truyền : Châm cứu hoặc sử dụng các bài thuốc:

  • Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
  • Đinh Thù Lý Trung Thang’ (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan quế, Can khương, Phụ tử, Ngô thù du, Cam thảo, Bạch truật, Sa nhân, Nhân sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
  • Hương Sa Lục Quân Tử Thang ‘(Hoà Tễ Cục Phương): Đảng sâm 12g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g.
  • Ôn Thông Lý Khí Pháp (Đinh Cam Nhân): Bội lan diệp 12g, Ô dược 8g, Xuyên luyện tử 12g, Bạch linh 12g, Thượng quế tâm 6g, Quất diệp 8g, Trầm hương duyên 6g, Tô ngạnh 12g, Ngọa lăng tử 20g, Sa nhân 6g, Bạch thược 12g, Sắc uống.
  • Lương Phụ Hoàn Gia giảm: Cao Lương Khương (sao rượu) 6- 16g, Hương phụ (Sao dấm) 10- 16g, Thanh bì 10g, Uất kim 10- 18g, Sa nhân 10g. Sắc uống.
  • Kiện Tỳ Thang: Ngọa lăng tử 30g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 6g, Bạch thược 10g, Trần bì 6g, Xuyên luyện 4g, Bán hạ 10g, Phục linh 12g, Ngô Thù 4g. Sắc uống.
  • Thảo Đậu Khấu Hoàn (Trầm Thị Tôn Sinh): Thảo đậu khấu (nướng) 40g, Can khương 80g, Ngô thù du 80g, Mạch nha 80g, Thanh bì 40g, Trần bì 40g, Bạch truật 40g, Chỉ thực 80g, Thần khúc 80g, Bán hạ 80g. Làm thành hoàn, ngày uống 20g với nước nóng.
  • Phương đơn giản: Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống. Hoặc bạn có thể dùng Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống. 

3.3 Ăn uống không điều độ

Vị quản thống là gì
Những cơn đau ở vùng thượng vị sẽ gây ra cảm giác khó chịu

Triệu chứng: Vùng Thượng Vị đau, ợ ra mùi thức ăn, ói mửa, ói được thì đỡ đau, lưỡi và rêu trắng bẩn, mạch Hoạt mà Thực.

Biến chứng: Thức ăn đình trệ ở Vị không tiêu hóa được làm cho Dạ dày đau, đầy trướng, thức ăn tích lại trọc khí không chuyển đi được, Vị khí không thăng giáng được gây ra ói, thức ăn không tiêu được nên ợ ra mùi thức ăn.

Cách điều trị: Hòa trung, tiêu thực (Theo Nội Khoa Học Giảng Nghĩa), Hòa trung, Đạo trệ (theo Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô). Các bài thuốc sử dụng như sau:

  • Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Thái phục tử 120g, Trần bì 40g, Phục linh 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 12- 24g. (Sơn tra + Lục khúc + Thái phục tử đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực (Sơn tra tiêu chất thịt, chất nhờn; Lục khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ; Thái phục tử tiêu chất bột ) Trần bì + Bán hạ + Phục linh hòa Vị; Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt).
  • Bảo Hòa Hoàn, thêm Sa nhân, Chỉ Thực và Binh Lang.
  • Điều Vị Thang: Đảng sâm 16g, Quảng mộc hương 10g, Bạch truật 10g, Đại phúc bì 10g, Hậu phác 10g, Chỉ xác 10g, Xuyên luyện tử 10g, Tất bát 10g. Sắc uống.
  • Bài thuốc Đương quy 12g, Ma nhân 12g, Bạch truật 8g, Kê nội kim 12g, Hoàng kỳ 8g, Can khương 4g, Đảng sâm 12g, Úc lý nhân 12g, Qua lâu nhân 20g, Trần bì 4g, Mạch nha 16g. Sắc uống.

3.4 Ứ huyết ngưng trệ

Vị quản thống là gì
Ứ huyết ngưng trệ

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, đau 1 điểm không di chuyển, đau như kim đâm, không thích ấn nắn, ấn vào thì đau, có khi ói ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi tím, mạch Tế Sáp (T. Hải), Sáp (T. Đô).

Biến Chứng: Đau lâu ngày, bệnh chắc chắn nhập vào lạc mạch, lạc mạch bị tổn thương gây ra ói ra máu, phân đen, huyết ứ lại gây nên đau cố định 1 chỗ, không thích ấn nắn, lưỡi thâm tím, mạch Sáp là biểu hiện huyết ứ.

Cách điều trị đau dạ dày theo y học cổ truyền đối với thể này: Hóa ứ, thông lạc (NKHT. Hải), Hoạt huyết, hóa trệ (NKHT. Đô). Các bài thuốc thường dùng:

  • Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Đương quy 12g, Huyền hồ 4g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Đào nhân 12g, Hương phụ 6g, Đơn bì 8g, Hồng hoa 12g, Xích thược 8g, Chỉ xác 6g. Sắc uống. Phân Tích :Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Xích thược để hoạt huyết; Ngũ linh chi, Huyền (Diên) hồ để hóa ứ; Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí; Cam thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh (tuấn dược) của các vị thuốc.
  • NKH T. Đô dùng: Thất Tiếu Tán + Đan Sâm Ẩm: Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ linh chi 240g, Bồ hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8- 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với dấm uống. (Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết). (Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).
  • NKTYHG Nghĩa : Dùng Thất Tiếu Tán
  • Phương đơn giản (NKHT. Đô): Cửu hương trùng 12g + Thục mai (chế) 12g. Sắc chia 3 lần uống. Đương quy + Đan sâm + Nhũ hương + Một dược đều 12g. Sắc chia 3 lần uống. Diên hồ sách 8g + Ô tặc cốt 16g + Bạch cập 20g + Địa du 32g. Sắc chia 3 lần uống.

3.5 Vị âm bất túc

Vị quản thống là gì
Âm bất túc

Triệu chứng: Dạ dày đau lâu ngày, đau liên miên, phiền nhiệt, đói mà không ăn được, miệng và họng khô, bón lưỡi hồng, ít nước miếng, Mạch Hư, Tế, Sác.

Biến chứng: Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên. Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt, đói, miệng và họng khô, đại tiện bón. Vị không được nhu dưỡng, Vị khí bị thụ thương, do đó đói mà không ăn được, lưỡi hồng, ít tân dịch + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc.

Cách điều trị: Dưỡng Âm, Ích Vị

Xử phương: Nhân Sâm Ô Mai Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm, Cam thảo (Chích), Liên tử (sao), Mộc qua, Ô mai, Sơn dược. Sắc uống.

Phương đơn giản (NKH T. Đô): Bạch thược 32g + Cam thảo 12g. Sắc uống. 

3.6 Hàn thương vị dương

Vị quản thống là gì
Đau dạ dày dữ dội

Triệu chứng: Dạ dày đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát sốt hoặc đau xiên lên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn.

Biến chứng: Hàn tà xâm nhập, Vị dương không tuyên thông, gây ra đau, đầu và mình đau, sợ lạnh, sốt, rêu lưỡi trắng là hàn tà còn ở bên ngoài biểu, mạch Khẩn thuộc Hàn.

Cách điều trị đau dạ dày theo y học cổ truyền đối với thể này: Ôn Vị chỉ thống, Hòa giải biểu lý.

  • Xử phương: Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Ngô thù + Lương khương + Hương phụ.
  • Sài Hồ Quế Chi Thang (Thương Hàn Luận): Quế chi (bỏ vỏ) 6g, Bán hạ 10g, Hoàng cầm 6g, Thược dược 6g, Nhân sâm 6g, Sài hồ 16g, Chích thảo 4g, Đại táo 6 trái, Sinh khương 6g. Sắc uống.
  • Sách Bịnh Tỳ Vị sử dụng: Củ Riềng già (thái mỏng phơi khô) 80g Hương phụ (sao hết lông, giã dập) 40g, Dây cườm thảo 10g tán thành bột. Ngày uống 20g với nước nóng.
  • Phương đơn giản: Lương Khương 8g + Hương phụ 8g + Sinh khương 1 ít. Sắc uống (NKH T. Đô), Hồ Tiêu ( Phấn) + Nhục Quế (Phấn). Ngày uống 2- 4g (NKH T. Đô), Chỉ Thực 8g + Quế Tử 8g. Sắc uống (NKH T. Đô).
  • Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội quan + Túc tam lý + Trung quản + Cách du + Tam âm giao + Công tôn.
  • Châm Cứu Trị Liệu Học: Cách du + Tam âm giao (đều châm tả) + Chương môn (Cứu)

Trên đây là một số kiến thức về đau dạ dày theo y học cổ truyền. Hy vọng rằng sau khi đã hiểu hơn về chứng bệnh này qua lăng kính của y học cổ truyền, các bạn đã hiểu hơn về bệnh trạng của bản  thân, từ đó tìm được phương thức chữa trị phù hợp.

>> Tìm hiểu thêm:

  • Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Dạ Dày HIỆU QUẢ
  • Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
  • Thuốc trị đau dạ dày nào tốt nhất hiện nay?

Chia sẻ

Danh sách nhà thuốc bán

Cumargold

Danh sách nhà thuốc bán Cumargold

Xem ngay

Vị quản thống là gì

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này

Nhận thông báo

Thông báo

Label

{} [+]

Họ tên*

Số điện thoại*

Email

Label

{} [+]

Họ tên*

Email

0 Comments

Inline Feedbacks

View all comments

Những thông tin cần biết

  • Tổng hợp câu hỏi thường gặp về Nano curcumin trong CumarGold
  • 3++ Cách Mua CumarGold Nhanh, Uy Tín nhất
  • Tại sao nên sử dụng CumarGold mà không phải sản phẩm Nano curcumin khác
  • Cấp phép của Bộ Y tế cho CumarGold
  • Giá bán CumarGold và cách sử dụng?

Bài viết liên quan

Vị quản thống là gì

Ưu đãi ngập tràn, nhận ngàn quà khủng từ nhãn hàng CumarGold New

Trong tháng 11 này, tất cả các khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm ưu đãi lớn nhất trong năm từ nhãn hàng CumarGold New với chương trình “TÍCH

Vị quản thống là gì

Đau thượng vị, nóng rát dạ dày, đầy bụng, ợ chua là những dấu hiệu của bệnh gì?

Đau thượng vị thường đi kèm các vấn đề như nóng rát dạ dày, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu khiến người bệnh hoang mang không biết đây là dấu

Vị quản thống là gì

4++ Cách Dùng Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn

Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết thực hiện và sử dụng đúng cách. Trong bài viết này, CumarGold sẽ chia

Vị quản thống là gì

4++ Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Đậu Rồng Siêu Tiết Kiệm, Hiệu Quả

Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đau dạ dày (đau bao tử) đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nhiều người bị đau dạ dày mức độ vừa

Vị quản thống là gì

3++ Cách Sử Dụng Cây Dạ Cẩm Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà

Cây dạ cẩm được đánh giá cao về khả năng điều trị bệnh đau dạ dày. Nó đã được đưa vào danh mục thuốc điều trị bệnh dạ dày của

Bài viết nổi bật

Vị quản thống là gì

CumarGold New vinh dự là tài trợ Bạc cho Hội nghị Khoa học Tiêu hóa lần thứ 27

Hội nghị Khoa học Tiêu hóa Hà Nội thường niên đã được tổ chức thành công với sự góp mặt của rất nhiều chuyên gia Y tế đầu ngành. Công

Vị quản thống là gì

CumarGold New – giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày được nghiên cứu từ đơn vị uy tín

CumarGold New là phiên bản cải tiến của CumarGold đã có mặt trên thị trường 9 năm. Từ khi ra đời sản phẩm đã khẳng định được những hiệu quả

Vị quản thống là gì

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh chiến thắng 10 năm viêm dạ dày mạn tính đầy bất ngờ

Nhạc Sĩ Dương Khắc Linh từng bị viêm dạ dày hành hạ suốt 10 năm Dương Khắc Linh không chỉ là nhạc sĩ tài năng, thành công trên con đường

Vị quản thống là gì

TÍCH ĐIỂM CUMARGOLD NEW – NHẬN ƯU ĐÃI MUA 8 TẶNG 1 BẰNG HÌNH THỨC TÍCH ĐIỂM

Với mong muốn hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi, từ ngày 01/04/2021, khách hàng tham gia chương trình tích điểm của CumarGold New