Vì sao cổ phiếu được gọi bong bóng

Hiện tượng bong bóng chứng khoán hình thành khi nhu cầu của NĐT với một loại cổ phiếu lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức giá được coi là chính xác và hợp lý, tính toán dựa vào kết quả vận hành thực của doanh nghiệp phát hành. Giống như một bong bóng xà phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng chứng khoán hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng vì bản chất những bong bóng này không được cấu tạo từ một vật liệu có thực nên vỡ là kết quả tất yếu.

Người ta thường gắn khái niệm bong bóng với sụp đổ, tức là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường. Nguyên nhân là khi bong bóng vỡ, sẽ có rất nhiều NĐT cố gắng bán hết cổ phiếu để rút tiền ra khỏi TTCK. Những hành động này xảy ra cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có hoặc có rất ít nhu cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng. Hành động bán một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là dấu hiệu sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy cổ phiếu cho người khác mà không cần biết mình sẽ lỗ bao nhiêu. Khi đó, giá chứng khoán có thể từ vượt quá giá trị thực trở thành dưới giá trị thực. Nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? Kết quả tiếp theo của tình trạng bán bằng mọi cách này là thị trường đi xuống rất nhanh, có thể dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả mọi người. Nghiêm trọng hơn, sự sụp đổ của TTCK có thể làm xói mòn lòng tin của các NĐT vào nền kinh tế, dẫn đến giảm tăng trưởng.

Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng sụp đổ thị trường do bong bóng với trạng thái điều chỉnh thị trường, hai tên gọi có vẻ khác nhau nhưng đôi khi biểu hiện ra của chúng không dễ phân biệt. Trạng thái điều chỉnh của thị trường có thể hình dung như một cách thị trường ngăn lại trạng thái tâm lý của những NĐT đang quá phấn khích. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định một đợt giảm giá là sụp đổ hay chỉ đơn thuần là điều chỉnh sau khi thị trường ngừng tụt dốc ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian đủ dài.

Trong lịch sử, ngoài TTCK, thị trường bất động sản và các thị trường khác cũng đã xảy ra rất nhiều trường hợp bong bóng. Vấn đề là hậu quả do sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay không. Có nhiều hậu quả không thể lường được trước.

Để ngăn ngừa tình trạng bong bóng, thay vì chạy theo những thành tích ngắn hạn, các mục tiêu dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững phải được tuân thủ. Các cân đối vĩ mô cần được từng bước phục hồi đòi hỏi hoạt động điều tiết vĩ mô phải được tiến hành kịp thời, tránh gây sốc. Và một điều quan trọng là môi trường kinh doanh phải bảo đảm tính minh bạch, kỷ luật thị trường phải có hiệu lực. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài.

Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu, bởi quy mô thị trường tăng nhờ niêm yết mới là điều cốt yếu và có tính bền vững, chứ không phải nhờ giá cổ phiếu tăng. Cần nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn. Các công ty niêm yết và CTCK phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích. Cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các Sở/TTGDCK vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính [dùng vốn vay] một cách chặt chẽ. Việc các NĐT tự học qua thành công và thất bại của mình cũng góp phần tác động tích cực tới thị trường.

Bong bóng dot-com [dot là dấu chấm, ý nói những trang web các công ty trên mạng lưới toàn cầu với tên miền là .com] hay bong bóng Y2K là một bong bóng thị trường cổ phiếu khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng, được đầu cơ. Bong bóng này, theo Alan Greenspan - cựu Chủ tịch Fed, sinh ra vào ngày 9 tháng 8 năm 1995 khi mà Netscape Communications bắt đầu niêm yết cổ phiếu của mình và vỡ vào ngày 10 tháng 3 năm 2000 khi chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt đỉnh cao nhất. Bong bóng Dot-com đã góp phần cùng các nhân tố khác tạo nên sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ cuối thập niên 1990, thời kỳ mà nhiều người gọi là Nền Kinh tế Mới, còn Alan Greenspan gọi là "sự thịnh vượng bất thường".

Chỉ số tổng hợp NASDAQ trong thời kỳ bong bóng Dot-com

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
  • 2 Bong bóng
    • 2.1 Khuynh hướng chi tiêu của công ty dot-com
    • 2.2 Bong bóng viễn thông
  • 3 Tác động
  • 4 Ghi chú
  • 5 Tham khảo
  • 6 Xem thêm

Bối cảnhSửa đổi

Năm 1993, trình duyệt Mosaic ra đời, cùng với những trình duyệt sau đó như Netscape Navigator hay Internet Explorer đã giúp người dùng máy tính tiếp cận World Wide Web, làm Internet trở nên phổ biến hơn.[1] Số người sử dụng Internet ngày càng tăng cùng với sự đi xuống của "khoảng cách số" và sự phát triển về kết nối, sự sử dụng Internet cho các mục đích, và giáo dục máy tính. Giữa năm 1990 và 1997, tỉ lệ hộ gia đình tại Hoa Kỳ sở hữu máy tính tăng từ 15% đến 35%, khi máy tính dần trở thành một vật dụng thiết yếu thay vì một món đồ xa xỉ.[2] Điều này đánh dấu sự chuyển mình sang Thời đại Thông tin, một nền kinh tế dựa trên công nghệ thông tin, dẫn đến sự thành lập nhiều công ty mới.

Cùng lúc này, việc giảm lãi suất cho vay làm tăng nguồn vốn có sẵn.[3] Đạo luật Cứu trợ Người nộp thuế 1997 làm giảm mức thuế trên thặng dư vốn cận biên tại Hoa Kỳ, khiến mọi người có khuynh hướng đầu cơ.[4] Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lúc bấy giờ, được cho là đã đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách định giá cổ phiếu cao hơn bình thường.[5] Đạo luật Viễn thông 1996 ở thời điểm đó được kỳ vọng sẽ dẫn đến nhiều công nghệ mới, tạo ra nhiều lợi nhuận cho người nắm bắt thời cơ.[6]

Bong bóngSửa đổi

Do những yếu tố trên, nhiều người hào hứng đầu tư vào một công ty dot-com bất kỳ, ở bất cứ mức định giá nào, đặc biệt nếu trong tên công ty có những tiền tố liên quan đến Internet [như "e-" hay "i-"] hoặc một hậu tố ".com" trong tên gọi. Vốn mạo hiểm được huy động rất dễ dàng. Các ngân hàng đầu tư, vốn rất được lời từ những đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO], làm dấy lên làn sóng đầu cơ và khuyến khích đầu tư vào công nghệ.[7] Sự kết hợp giữa giá cổ phiếu tăng nhanh trong khu vực bốn của nền kinh tế và niềm tin rằng các công ty sẽ sinh lời trong tương lai tạo thành một môi trường khiến nhiều nhà đầu tư bỏ qua những chỉ số truyền thống [như tỉ số P/E] và chỉ đặt niềm tin vào tiến bộ công nghệ, dẫn đến một bong bóng thị trường chứng khoán.[5] Giữa năm 1995 và 2000, chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 400%. Tỉ số P/E của nó đạt 200, vượt qua đỉnh là 80 của chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản thời bong bóng bất động sản Nhật Bản năm 1991.[5] Năm 1999, giá trị cổ phần của Qualcomm tăng 2.619%, trong khi 12 cổ phiếu vốn hóa lớp khác đều tăng hơn 1.000% về giá trị, và bảy cổ phiếu khác tăng 900%. Mặc dù chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite tăng 85,6% và chỉ số S&P 500 tăng 19,5% năm 1999, số cổ phiếu giảm nhiều hơn số tăng do các nhà đầu tư bán cổ phần trong những công ty phát triển chậm để đầu tư vào cổ phiếu Internet.[8]

Một lượng lớn đầu tư cá nhân xảy ra trong thời điểm này và câu chuyện về những người bỏ việc để buôn bán trên thị trường tài chính khá phổ biến.[9] Giới truyền thông cũng không bỏ lỡ cơ hội này; một bài viết trong tờ The Wall Street Journal khuyên nhà đầu tư "tái suy nghĩ" về "ý tưởng kỳ lạ" về lợi nhuận, còn CNBC báo cáo về thị trường chứng khoán với sự hồi hộp như những chương trình thể thao.[5][10]

Ở thời kỳ đỉnh của bong bóng, một công ty dot-com có thể trở thành một công ty đại chúng qua IPO và huy động một số tiền đáng kể ngay cả khi chưa có lợi nhuận, hoặc trong một số trường hợp không có cả doanh thu thực tế nào. Những người với quyền mua cổ phiếu cho nhân viên lập tức trở thành triệu phú khi công ty thực hiện IPO; tuy nhiên, đa số nhân viên bị cấm bán cổ phần ngay lập tức.[7] Những doanh nhân thành công nhất, như là Mark Cuban, bán cổ phẩn hoặc đưa vào phòng vệ giá để giữ lời.

Khuynh hướng chi tiêu của công ty dot-comSửa đổi

Hầu hết công ty dot-com có lỗ vận hành ròng do dành nhiều cho quảng cáo để khuếch đại hiệu ứng mạng lưới để xây dựng thị phần nhanh nhất có thể, sử dụng khẩu hiệu như "get big fast" và "get large or get lost". Những công ty này cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm miễn phí hoặc ở mức giá thấp để tạo nhận thức thương hiệu tốt nhằm tăng giá trong tương lai.[11][12]

Tinh thần "tăng trưởng trên lợi nhuận" và ánh hào quang của "nền kinh tế mới" bất bại khiến một số công ty chi tiêu hoang phí cho cơ sở doanh nghiệp và kỳ nghỉ thượng lưu cho nhân viên. Khi ra đời một sản phẩm hay trang web mới, công ty thường sẽ tổ chức một bữa liên hoan đắt tiền, gọi là bữa tiệc dot com.[13][14]

Bong bóng viễn thôngSửa đổi

Bong bóng trong ngành viễn thông được gọi là "sự thăng trầm lớn nhất và nhanh nhất lịch sử".[15]

Một phần vì lòng tham và sự lạc quan quá mức, đặc biệt là về sự tăng trưởng lưu lượng thông tin bởi Internet, trong năm năm sau khi Đạo luật Viễn thông 1996 có hiệu lực, các công ty viễn thông đầu tư hơn 500 tỷ đô la Mỹ, hầu hết là bằng nợ, vào việc lắp đặt cáp quang, công tắc, và các mạng không dây.[6] Ở nhiều khu vực, như là Hành lang Công nghệ Dulles tại Virginia, chính phủ tài trợ cơ sở hạ tầng viễn thông và tạo môi trường và luật có lợi cho các công ty mở rộng.[16] Cung tăng nhanh, vượt quá cầu.[6] Tháng 4 năm 2000, đấu giá phổ cho 3G tại Anh, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown, đã thu được 22,5 tỷ bảng Anh.[17] Tại Đức, tháng 8 năm 2000, các cuộc đấu giá thu được 30 tỷ bảng.[18][19] Một phiên đấu giá phổ tại Hoa Kỳ năm 1999 phải tổ chức lại khi người thắng cuộc không thể chi trả số tiền cược 4 tỷ đô la. Phiên tái đấu thu được 10% số tiền đấu giá ban đầu.[20][21] Khi tài chính khó cân đối trong lúc bong bóng vỡ, tỉ lệ nợ cao của những công ty này dẫn đến phá sản.[22] Những nhà đầu tư trái phiếu chỉ thu về khoảng hơn 20% khoản đầu tư ban đầu.[23] Tuy nhiên, một số giám đốc viễn thông bán tháo cổ phần trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ, như Philip Anschutz, thu về 1,9 tỷ USD, Joseph Nacchio, thu về 248 triệu USD, và Gary Winnick, bán số cổ phiếu trị giá 748 triệu USD.[24]

Tác độngSửa đổi

Bong bóng Dot-com góp phần cùng nhiều nhân tố khác tạo ra sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ trong nửa cuối thập niên 1990 theo những cách sau:

  • Giá cổ phiếu công nghệ cao tăng nhanh đã khuyến khích sự phát triển của các công ty trong ngành công nghệ thông tin. Điều này làm cho công nghệ thông tin tiến bộ nhanh chóng và việc ứng dụng nó vào quản lý, sản xuất đã làm năng suất lao động tăng lên. Greenspan [2008] cho rằng sự bùng bổ của công nghệ cao diễn ra nhanh chóng đã mở ra một giai đoạn hủy diệt mang tính sáng tạo, làm năng suất lao động và làm thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn. Đây chính là những nhân tố quan trọng nhất tạo nên tăng trưởng kinh tế cao và duy trì một thời gian khá lâu.[25]
  • Giá cổ phiếu tăng nhanh khiến các nhà đầu tư cổ phiếu cảm thấy tài sản của mình tăng lên. Lúc đó, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn [hiệu ứng tài sản]. Nhu cầu cá nhân nhờ vậy tăng lên cùng hiệu ứng lan tỏa của nó tới sản xuất của các ngành khác nhau trong nền kinh tế khiến đầu tư tư nhân tăng. Nói cách khác, nhìn từ mặt nhu cầu của nền kinh tế, giá cổ phiếu tăng làm tổng cầu tăng lên.[26]

Việc vỡ và xẹp bong bóng Dot-com mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000[27] ở Hoa Kỳ mà sự kiện 11 tháng 9 và các vụ bê bối kế toán trong các năm 2001 và 2002 làm trầm trọng hơn.

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Kline, Greg [ngày 20 tháng 4 năm 2003]. “Mosaic started Web rush, Internet boom”. The News-Gazette.
  2. ^ “Issues in labor Statistics” [PDF]. U.S. Department of Labor. 1999.
  3. ^ Weinberger, Matt [ngày 3 tháng 2 năm 2016]. “If you're too young to remember the insanity of the dot-com bubble, check out these pictures”. Business Insider.
  4. ^ “Here's Why The Dot Com Bubble Began And Why It Popped”. Business Insider. ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ a b c d Teeter, Preston; Sandberg, Jorgen [2017]. “Cracking the enigma of asset bubbles with narratives”. Strategic Organization. 15 [1]: 91–99. doi:10.1177/1476127016629880.
  6. ^ a b c Litan, Robert E. [ngày 1 tháng 12 năm 2002]. “The Telecommunications Crash: What To Do Now?”. Brookings Institution.
  7. ^ a b Smith, Andrew [2012]. Totally Wired: On the Trail of the Great Dotcom Swindle. Bloomsbury Books. ISBN978-1-84737-449-3.
  8. ^ Norris, Floyd [ngày 3 tháng 1 năm 2000]. “THE YEAR IN THE MARKETS; 1999: Extraordinary Winners and More Losers”. The New York Times.
  9. ^ Kadlec, Daniel [ngày 9 tháng 8 năm 1999]. “Day Trading: It's a Brutal World”. Time.
  10. ^ Lowenstein, Roger [2004]. Origins of the Crash: The Great Bubble and Its Undoing. Penguin Books. tr.115. ISBN978-1-59420-003-8.
  11. ^ BERLIN, LESLIE [ngày 21 tháng 11 năm 2008]. “Lessons of Survival, From the Dot-Com Attic”. The New York Times.
  12. ^ Dodge, John [ngày 16 tháng 5 năm 2000]. “MotherNature.com's CEO Defends Dot-Coms' Get-Big-Fast Strategy”. The Wall Street Journal.
  13. ^ Cave, Damien [ngày 25 tháng 4 năm 2000]. “Dot-com party madness”. Salon.
  14. ^ HuffStutter, P.J. [ngày 25 tháng 12 năm 2000]. “Dot-Com Parties Dry Up”. Los Angeles Times.
  15. ^ “The great telecoms crash”. The Economist. ngày 18 tháng 7 năm 2002.
  16. ^ Donnelly, Sally B.; Zagorin, Adam [ngày 14 tháng 8 năm 2000]. “D.C. Dotcom”. Time.
  17. ^ “UK mobile phone auction nets billions”. BBC News. ngày 27 tháng 4 năm 2000.
  18. ^ Osborn, Andrew [ngày 17 tháng 11 năm 2000]. “Consumers pay the price in 3G auction”. The Guardian.
  19. ^ “German phone auction ends”. CNN. ngày 17 tháng 8 năm 2000.
  20. ^ Keegan, Victor [ngày 13 tháng 4 năm 2000]. “Dial-a-fortune”. The Guardian.
  21. ^ Sukumar, R. [ngày 11 tháng 4 năm 2012]. “Policy lessons from the 3G failure”. Mint.
  22. ^ White, Dominic [ngày 30 tháng 12 năm 2002]. “Telecoms crash 'like the South Sea Bubble'. The Daily Telegraph.
  23. ^ Hunn, David; Eaton, Collin [ngày 12 tháng 9 năm 2016]. “Oil bust on par with telecom crash of dot-com era”. Houston Chronicle.
  24. ^ “Inside the Telecom Game”. Bloomberg Businessweek. ngày 5 tháng 8 năm 2002.
  25. ^ Trong hồi ký của mình, Greenspan có kể lại rằng khi ông ta và các nhà kinh tế học khác lưu ý Tổng thống Clinton về việc thắt chặt thị trường lao động có thể làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng Clinton đã trả lời rằng "Ông đã sai". "Tôi hiểu lý thuyết nhưng với Internet, với công nghệ, tôi có thể cảm thấy sự thay đổi. Tôi có thể nhìn thấy tăng trưởng ở khắp nơi". Và Greenspan đã thừa nhận rằng Clinton đúng. [Xem Greenspan [2008], trang 216]
  26. ^ Hồi ký của Greenspan nhắc đến một đánh giá của nhà kinh tế Mike Prell rằng hiệu ứng tài sản có thể làm tăng tiêu dùng thêm 50 tỷ dollar một năm trong năm tiếp theo và góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. [Xem Greenspan [2008], trang 211]
  27. ^ Greenspan [2008], trang 260.

Tham khảoSửa đổi

  • Greene T., Larry Landweber, George Strawn. "A Brief History of NSF and the Internet".
  • Greenspan, Alan [2008], Kỷ nguyên hỗn loạn: Những cuộc khám phá trong thế giới mới, Nhà xuất bản Trẻ.

Xem thêmSửa đổi

  • Nền Kinh tế Mới
  • Suy thoái kinh tế Hoa Kỳ đầu thập niên 2000

Video liên quan

Chủ Đề