Vì sao lại bị ù tai

Điều trị ù tai phải tìm nguyên nhân để chữa, bài viết này chúng tôi giới thiệu nguyên nhân gây ù tai và một số thủ thuật đơn giản để làm giảm ù tai.

Nguyên nhân của chứng ù tai

Tai trong có hàng ngàn những tế bào thính giác. Trên mặt của những tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu chúng ở tình trạng “mạnh khỏe”, những sợi lông này sẽ chuyển động theo sức ép của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào. 

Sự chuyển động này khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng xung động tới sợi thần kinh thính giác và rồi những tín hiệu này được gửi lên não. Não chúng ta nhận ra đây là những âm thanh. 

Nếu những sợi lông mỏng manh này bị hư hại, uốn cong, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Do đó, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não những “tín hiệu” bất thường khiến não bạn “nghe” được âm thanh không hề có, gây ù tai.

Ù tai do một số nhóm nguyên nhân sau:

- Do bị bít tắc ống tai ngoài, hoặc ống tai trong, hoặc do thủng màng nhĩ làm thay đổi áp lực của màng nhĩ khi nghe các âm thanh mà tạo ra ù tai, thường do các nguyên nhân như ráy tai quá nhiều, nhọt, u bã đậu làm bít tắc ống tai ngoài; viêm tuyến hạnh nhân vòi nhĩ, u thần kinh ở ống tai trong làm bít tắc ống tai trong. 

- Do tổn thương các tế bào thính giác như: giảm thính lực ở tuổi già do xơ hóa hệ thống xương búa, xương đe. Chấn thương gây hư hại tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe từ ngày này qua ngày khác như tiếng nhạc rock, xe kéo hạng nặng, cưa máy, khí giới... Dùng một vài thứ thuốc lâu ngày thí dụ như thuốc aspirin hay một vài loại kháng sinh như strestomycin, gentamycin… Thay đổi của chuỗi xương nhỏ trong tai do những xương này có thể bị cứng lại khiến không vận chuyển âm thanh được vào tai trong. Chấn thương ở cổ hay đầu có thể làm hư hại tai trong. Tai biến mạch máu ở ốc tai làm tổn thương tế bào thính giác gây ù tai.

- Do một số bệnh về hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai từ bên trong như vữa xơ động mạch làm những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong sẽ bị mất tính đàn hồi, tức khả năng co giãn với mỗi nhịp bóp của tim; sự giảm tính đàn hồi này làm máu chảy mạnh và xoáy hơn khiến tai ta có thể nghe được. Tăng huyết áp kết hợp với những yếu tố khác như stress, rượu và cà phê có thể làm cho âm thanh ù tai rõ hơn. Động mạch hay tĩnh mạch ngay cổ bị hẹp hay bị gập lại, luồng máu chảy bị xoáy khiến làm ra tiếng động thường gặp trong thoái hóa cột sống cổ. Những vi quản bị dị dạng là một tình trạng dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai. Bướu ở vùng đầu và cổ cũng có thể gây ù tai.

Theo y học cổ truyền, ù tai có 2 nguyên nhân chính:

- Ù tai do thận hư tinh thiếu: “tinh thoát thì tai điếc, tân dịch thoát thì tai ù”,  điều đó đã nói rõ thận hư tinh khí suy kém đều có thể sinh chứng tai ù, tai điếc... Đặc trưng là ù tai liên tục suốt cả ngày đêm không thay đổi cường độ.

- Ù tai do can: hoả của can, đởm nhiễu động lên trên làm cho thanh khiếu bị che lấp nên thường hiện ra chứng tai ù và nhức đầu, đó là do tình chí không điều hoà mà gây nên, đặc trưng là ù tai không liên tục, cường độ thay đổi tăng khi căng thẳng thần kinh, giảm khi thư giãn, nghỉ ngơi.

Cách chữa ù tai

Ta có thể làm theo những cách đơn giản sau đây để giảm thiểu sự khó chịu khi phải “nghe” tiếng động ù tai:

- Tránh những chất kích thích bởi vì chất nicotine và caffeine làm mạch máu co lại và tăng tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch; rượu làm cho giãn nở mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tai trong, do đó bạn bị ù tai nhiều hơn.

- Giảm bớt tiếng động khi trong phòng yên lặng, nên cho quạt chạy, mở nhạc êm dịu và nhỏ có thể làm giảm bớt tiếng ù tai. Người ta cũng có thể đeo một thứ máy phát ra tiếng động êm tai để che bớt tiếng ù tai. Mang máy nghe nếu ù tai kèm theo mất thính lực. Giảm bớt căng thẳng như tập thư giãn hay tập thể dục để giúp giảm ù tai.

- Đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho 2 tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. Cách khác là gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, làm như vậy 30 lần. Sau đó, dùng 2 ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần. Nếu ù tai kéo dài thì trị bằng cách rang một ít muối hạt, cho vào 1 túi nhỏ, chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng dịu nhẹ của muối có tác dụng giảm ù tai ngay. 

- Điều trị ù tai thì tùy theo nguyên nhân mà ta có cách chữa khác nhau. Có thể chữa chứng ù tai bằng các bài thuốc nam đơn giản như sau:

+ Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn: rau má 10g, lá dâu 10g, tơ hồng xanh 12g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao, thêm lá tre 10g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6g; mất ngủ thì thêm lá vông 8g.

+ Ù tai do làm việc mệt mỏi, căng thẳng: đỗ đen sao tồn tính 16g; hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn mỗi thứ 12g. Nếu ngủ ít, nhịp tim chậm, thêm lạc tiên 12g, ngải cứu 6g. Ngủ ít, nhịp tim nhanh thêm cúc hoa 12g, cỏ mần trầu 10g.

+ Ù tai do hỏa bốc: đỗ đen 12g, cúc hoa 6g, vừng đen 10g, lá tre 6g, rau má 8g,  nhân trần 10g. Nếu huyết áp cao, thêm cần tây tươi 50g; huyết áp thấp thêm rau ngót tươi 100g, ngải cứu 6g.

Cách sắc thuốc: 1 thang sắc uống trong 1 ngày. Ngày sắc 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, ngày uống 2 lần sáng, chiều.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Ù tai là bệnh gì? Bị ù tai là một trong những dấu hiệu cho thấy đã có bộ phận nào đó không còn hoạt động đúng cách nữa. Bệnh ù tai là tình trạng tai bị ù liên tục hoặc gián đoạn, có tiếng ù cực kỳ to hoặc là tiếng rè nhẹ, thường xảy ra ở thanh niên và người lớn tuổi. Bạn có thể bị ù tai trái, bị ù tai phải [tai bị ù 1 bên] hoặc bị ù cả 2 bên tai.

Những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ù tai

Nguyên nhân bị ù tai rất đa dạng nhưng thường gặp là 8 lý do sau:

1. Nghe âm thanh quá lớn

Tiếp xúc nhiều với tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho lỗ tai bị ù. Những người thường xuyên phải làm việc với thiết bị có âm thanh lớn như máy cưa hoặc những người có thói quen nghe nhạc âm lượng lớn đều có nguy cơ mắc bệnh ù tai cao.

2. Gặp vấn đề sức khỏe

Các căn bệnh như Meniere [áp lực dịch tai trong bất thường], khối u không ung thư [u dây thần kinh thính giác], cao huyết áp, tiểu đường và dị ứng đều có thể gây ra triệu chứng ù tai.

Nếu lỗ tai bị ù và bạn không tìm được nguyên nhân gây ra những âm thanh lạ trong tai mình, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

3. Không vệ sinh tai thường xuyên

Ráy tai nhiều là một nguyên nhân phổ biến khác khiến lỗ tai bị ù. Nếu ráy tai đọng lại quá nhiều, tai sẽ bị nghẹt khiến bạn nghe được những âm thanh không có thật. Tốt nhất, bạn hãy nhờ bác sĩ lấy ráy tai để đảm bảo an toàn và tình trạng bị ù tai sẽ không còn nữa.

Bạn có thể quan tâm: Ảnh hưởng của ráy tai nhiều và cách loại bỏ

4. Vùng đầu bị chấn động

Nếu bạn bị ù tai, đặc biệt là trường hợp tai bị ù 1 bên thì hãy nhớ lại xem gần đây đầu bạn có bị va đập mạnh hay không. Ù tai là một trong những triệu chứng thường xuất hiện khi đầu bị chấn động.

Những dấu hiệu khác đi kèm thường thấy là đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên dùng đồ bảo hộ chuyên dụng khi làm những công việc nguy hiểm như xây dựng hoặc chơi các môn thể thao vận động mạnh như khúc côn cầu.

5. Khớp hàm có vấn đề

Rối loạn khớp thái dương hàm [TMJ] xảy ra ở điểm kết nối giữa hộp sọ và xương hàm, tuy không nằm trong tai nhưng chúng vẫn khiến bạn nghe được những âm thanh bất thường. Nếu bạn vừa tiến hành điều trị hoặc thẩm mỹ nha khoa, hãy nhờ nha sĩ kiểm tra lại giúp mình để chấm dứt tình trạng tai bị ù nhé!

6. Do sự phát triển xương

Theo nghiên cứu, chứng rối loạn di truyền được gọi là xơ cứng động mạch có thể làm xương bên trong tai phát triển không bình thường, khiến cho nguy cơ bị ù tai trở nên cao hơn hoặc mất thính giác, thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn sau 30 tuổi.

Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể phẫu thuật để trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị xơ cứng động mạch, hãy dành sự quan tâm cho tình trạng này từ sớm.

7. Bị căng thẳng quá mức

Stress cũng có thể làm tai của bạn bị ù dù bản thân sự căng thẳng không phải là nguyên nhân gốc rễ. Tương tự như một cái radio, nếu có một bộ phận nào đó không hoạt động đúng, loa sẽ dần trở nên bị rè và tạo nhiều âm thanh lạ khác. Đó là nguyên nhân khiến bạn tự nhiên bị ù tai.

Có lẽ ai cũng từng trải qua cảm giác ù tai, đây chỉ là một triệu chứng chứ không phải bệnh lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn nên đi kiểm tra ngay nhé, đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể đang gặp vấn đề. Nhìn chung, hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe song việc kiểm tra và điều trị là không thể chủ quan.

1. Hiện tượng ù tai

Thực sự, khi gặp phải tình trạng này, ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu vô cùng, bởi vì bạn thường phải nghe thấy tiếng ồn ào xuất hiện bên tai. Đặc biệt, khi bị ù tai, chỉ mình bạn nghe được âm thanh này trong khi những người xung quanh không hề nghe thấy bất cứ tiếng động nào. Ngay cả khi đang ở trong không gian yên tĩnh, người bệnh cũng cảm nhận rõ sự hiện diện của các tiếng ồn ào kể trên.

Hiện tượng ù tai xảy ra do tế bào lông tai bị tổn thương.

Xuất phát từ việc tế bào lông tai trong bị tổn thương, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tai ù ù khó chịu.

Khi gặp phải tình trạng kể trên, những triệu chứng chúng ta có thể gặp phải là gì? Nhìn chung, tùy vào mỗi người, tiếng ồn ào có thể xuất hiện ở một bên tai hoặc là ở cả hai bên. Chúng không theo một quy luật nào, nhiều lúc hiện tượng này xuất hiện ngắt quãng, nhiều lúc chúng lại xảy ra liên tục.

Những âm thanh ồn ào bạn thường nghe thấy khá giống với tiếng ve kêu, tiếng huýt sáo, đôi lúc chúng tựa như tiếng gầm, tiếng đập. Nếu cảm nhận được những âm thanh kể trên, rất nhiều khả năng tai của bạn đang gặp vấn đề. Tốt nhất chúng ta hãy dành thời gian đi khám để phát hiện và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.

2. Ù tai xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc không biết hiện tượng kể trên xuất hiện vì lý do nào? Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bị ù tai, chúng ta cần xác định chính xác để tìm ra cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.

Đa số mọi người bị ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn.

2.1. Do một số tác động xung quanh

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng kể trên đó là do những yếu tố xung quanh tác động và ảnh hưởng tới tai của bạn. Nhìn chung, tình trạng ù tai xảy ra do sự tác động từ yếu tố bên ngoài thường không quá nghiêm trọng, vì vậy bạn đừng lo lắng nhé!

Trong đó, việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn là lý do chủ yếu khiến bạn gặp phải tình trạng tai bị ù. Đó có thể là do đặc thù công việc hoặc bạn có thói quen nghe nhạc bằng một số thiết bị nghe nhạc di động không đảm bảo chất lượng âm thanh,… Thậm chí, khi tham gia lễ hội âm nhạc với âm thanh quá lớn, chúng ta cũng có thể đối mặt với tình trạng tai bị ù.

Ngoài ra, người lớn tuổi cũng thường gặp phải hiện tượng kể trên. Bởi vì, khi tuổi cao, chức năng của các cơ quan dần suy giảm, đặc biệt là thính giác. Vì thế, những người từ 60 tuổi trở lên cần chăm sóc và bảo vệ đôi tai cẩn thận.

Một trong những nguyên nhân khác bạn không thể bỏ qua đó là việc lười vệ sinh tai. Như bạn đã biết, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ đôi tai khỏi bụi bẩn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Song ráy tai quá nhiều cũng ảnh hưởng tới thính giác.

2.2. Do mắc một số bệnh

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng ù tai là triệu chứng đặc trưng của một số căn bệnh. Chính vì vậy, bạn không thể chủ quan khi gặp phải tình trạng kể trên. Các bệnh lý có thể kể đến là: u dây thần kinh thính giác, co thắt cơ tai trong hoặc một những bệnh gây ra tình trạng rối loạn mạch máu.

Tình trạng rối loạn mạch máu ảnh hưởng nhiều tới thính giác.

Nếu phát hiện sức khỏe đang gặp vấn đề, chúng ta nên tập trung điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Đặc biệt, thính giác là cơ quan cực kỳ quan trọng và khá nhạy cảm, chúng có thể chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ các tác động bên ngoài.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy tai bị bù sau khi sử dụng một vài loại thuốc, ví dụ như: kháng sinh, thuốc cho bệnh nhân ung thư hoặc là người đang điều trị trầm cảm. Khi sử dụng thuốc liều cao, bệnh nhân nên lưu ý về tác dụng phụ này nhé!

3. Ù tai ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bạn?

Không thể phủ nhận rằng, khi bị ù tai, sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều. Thứ nhất, đa số mọi người đều cảm thấy khá phiền toái và mệt mỏi vì họ thường xuyên nghe thấy những âm thanh ồn ào bên tai. Điều này khiến họ không thể tập trung làm việc hay sinh hoạt như bình thường.

Bạn luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi vì những tiếng ồn bên tai.

Nếu tiếng ồn liên tục xuất hiện, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi, bạn rất khó chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon. Việc chất lượng giấc ngủ suy giảm kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và công việc. Thậm chí, bệnh nhân phải đối mặt với các vấn đề về trí nhớ, tình tính khó gần hơn, hay tức giận, bực bội.

Đó là lý do vì sao chúng ta không nên chủ quan và bỏ qua việc điều trị dứt điểm tình trạng tai bị ù.

4. Bí quyết hạn chế tình trạng ù tai

Hiểu được những tác động tiêu cực của hiện tượng ù tai tới tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của mình, có lẽ ai ai cũng mong muốn học cách chăm sóc và bảo vệ đôi tai.

Việc đầu tiên bạn nên làm đó là vệ sinh tai thường xuyên và đúng cách. Để tránh ảnh hưởng tới tai, chúng ta không nên sử dụng tăm bông hoặc các dụng cụ chuyên dùng nếu không thực sự biết cách dùng. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể lấy khăn sạch và vệ sinh xung quanh khoang tai. Đây là cách làm cực kỳ đơn giản và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, đừng quên giữ tai khô ráo, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm tai giữa.

Chúng ta cần quan tâm vệ sinh tai sạch sẽ và đúng cách.

Ngoài chăm sóc, chúng ta không thể bỏ qua việc bảo vệ đôi tai khỏi tác động của những tiếng ồn lớn. Cụ thể, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với những tiếng ồn lớn, hoặc thường xuyên sử dụng tai nghe. Tốt nhất, chúng ta nên trang bị cho mình các thiết bị, đồ bảo hộ tai bạn nhé!

Không những vậy, để hạn chế tình trạng ù tai, bạn nên đi khám và kiểm tra thường xuyên đồng thời thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn. Đây là những cách đơn giản để bảo vệ đôi tai khỏi những tác động bên ngoài.

Có thể nói, tình trạng ù tai không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe song chúng gây ra không ít phiền toái với bạn. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn hãy đi kiểm tra và điều trị sớm nhé! Càng để lâu, thính giác càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề