Cỗi cây là gì

1. Khái niệm cây cối

Trong khoa học pháp lý hiện nay không xuất hiện khái niệm “cây cối”. Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay cũng không có một định nghĩa hay khái niệm cụ thể nào về "cây cối".

Tuy nhiên, dưới góc độ ngôn ngữ, theo trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam [1998], Đại Từ điển tiếng Việt [Nguyễn Như Ý chủ biên], Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội [trang 291], cây cối được hiểu là “cây nói chung”.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, cây cối là một trong các loài “thực vật có thân, lá nói chung”.

2. Ý nghĩa việc xác định cây cối đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Việc xác định loại thực vật nào được hiểu là cây cối như trong Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cơ sở pháp lý áp dụng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Trên thực tế, các vụ việc cây cối gây thiệt hại xảy thường là những loại cây thân gỗ, những loại cây cối này gây thiệt hại do bị đổ, gẫy là chủ yếu. Tuy nhiên, những loại cây thân cỏ nhưng cũng có thể gây thiệt hại do có chứa các chất gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con người và động vật.

Trên trang khoahoc.tv có đăng tải bài viết “Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người” vào ngày 27 tháng 10 năm 2015, trong đó Hệt kê danh sách 28 loại cây cảnh có chứa chất độc có thể gây chết người như trúc đào, thơm ổi, đỗ quyên, thiên điểu,...

Theo Tiến sĩ sinh học Bùi Vãn Lệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo rằng: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đổi không đế các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lả cây nào vào miệng. Hom thế, bẻ có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sản. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bẻ mà còn độc với cả người lớn.”

Những loại cây được liệt kê ở trên đều là các loại cây thân cỏ, không thể gây thiệt hại do đổ hoặc gẫy nhưng lại có thể gây thiệt hại bằng các chất độc có trong thân, lá, hoa mà nếu con người hoặc động tiếp xúc với chúng. Qua những dẫn chứng này thấy rằng, bất cứ loại cây cối nào [cây thân gỗ, cây thân cỏ] cũng có khả năng gây thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh.

Do đó, thuật ngữ “cây cối” trong Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015 phải được hiểu là bất cứ loại cây nào nói chung nó tự gây ra thiệt hại.

3. Đặc điểm của cây cối

a. Cây cối là loại tài sản bất động

Thực tế cho thấy, cây cối hầu như chỉ tồn tại và phát triển được ở môi trường đất. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng được trồng trực tiếp trên đất, mà có những loại cây cảnh nhỏ lại được ữồng trong các chậu, bình, hộp,... khác nhau.

Đây là đặc điểm quan trọng để có thể xác định cây cối là bất động sản hay động sản.

"Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra."

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

"Điều 107. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản bao gồm:

a] Đất đai;

b] Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c] Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d] Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."

Như vậy, hầu hết các loại cây cối đều được coi là bất động sản. Việc nghiên cứu loại cây nào là bất động sản, loại cây nào là động sản không có vai trò trong việc xác định các trạng thái gây thiệt hại của cây cối, mà nó khẳng định rằng cây cối là một loại tài sản bất động giống như nhà cửa.

b. Cây cối là loại tài sản có thể do con người trồng hoặc tự sinh sôi, phát triển trong môi trường tự nhiên

Đặc điểm này cho thấy, cây cối giống với động vật, vì động vật cũng có thể do con người nuôi dưỡng hoặc sinh sôi, phát triển trong môi trường tự nhiên. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chủ sở hữu của cây cối, qua đó cũng ảnh hưởng đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

c. Đa số các trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra đều xuất phát từ lỗi của chủ thể có trách nhiệm

Thực tế, cho thấy, cây cối chủ yếu gây thiệt hại khi bị đổ, gẫy. Tuy nhiên, việc quản lý tốt hay không tốt của chủ sở hữu và chủ thể có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc cây cối có đổ, gẫy hay không. Hầu hết các trường hợp cây cối có nguy cơ gây ra thiệt hại đều có thể khắc phục được nếu chủ sở hữu, chủ thể khác tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của mình.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 có các quy định liên quan đến việc hạn chế thiệt hại do cây cối gây ra [Hoặc theo Bộ luật dân sự trước đây tại khoản 2 Điều 175 đã quy định: “nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá”;

Tại khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu."

Như vậy, trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, nếu không xảy ra sự kiện bất khả kháng, thì khi cây cối đổ, gẫy gây thiệt hại, chủ sở hữu hoặc chủ thể khác bị suy đoán là có lỗi.

d. Hầu như các loại cây cối đều có phạm vi gây thiệt hại hẹp

Điều này được lý giải bởi cây cối là loại tài sản không tự dịch chuyển vị trí. Hầu như cây cối thì phát triển cố định tại vị trí mọc tự nhiên hoặc vị trí mà con người xác định khi trồng loại cây đó. Do đó, cây cối chỉ có thể đổ, gẫy và gây ra thiệt hại tại vị trí cây cối đó tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số loại cây có thể phát ra các chất hoặc mùi lẫn vào không khí và di chuyển với một không gian rộng hơn, nên có không gian gây thiệt hại lớn hơn.

4. Cây cối được xác định có thể là loại tài sản gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có một khái niệm nào chính thức nói về cây cối. Tuy nhiên theo nhiều nguồn khác nhau ta có thể thấy, cây cối là một trong các loài “thực vật có thân, lá nói chung” , nó là bất cứ loại cây nào nói chung nó tự gây ra thiệt hại.

Cây cối có thể được coi là loại tài sản bất động. Bởi vì thực tế cho thấy, cây cối hầu như chỉ tồn tại và phát triển được ở môi trường đất. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng được trồng trực tiếp trên đất, mà có những loại cây cảnh nhỏ lại được ữồng trong các chậu, bình, hộp,... khác nhau.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

"Điều 107. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản bao gồm:

a] Đất đai;

b] Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c] Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d] Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."

=> Như vậy, hầu hết các loại cây cối đều được coi là bất động sản. Việc nghiên cứu loại cây nào là bất động sản, loại cây nào là động sản không có vai trò trong việc xác định các trạng thái gây thiệt hại của cây cối, mà nó khẳng định rằng cây cối là một loại tài sản bất động giống như nhà cửa. Nó gắn liền với đất đai.

5.Trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra có thể đều xuất phát từ lỗi của chủ thể đúng không?

Trên thực tế, cây cối chủ yếu gây thiệt hại khi bị đổ, gẫy do một lý do bất kỳ nào đó.

Tuy nhiên, việc quản lý tốt hay không tốt của chủ sở hữu và chủ thể có liên quan đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cây cối có đổ, gẫy hay là không. Hầu hết các trường hợp cây cối có nguy cơ gây ra thiệt hại đều có thể khắc phục được nếu chủ sở hữu, chủ thể khác tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của mình.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 có các quy định liên quan đến việc hạn chế thiệt hại do cây cối gây ra [Hoặc theo Bộ luật dân sự trước đây tại khoản 2 Điều 175 đã quy định: “nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá”;

Tại khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu."

Như vậy, trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, nếu không xảy ra sự kiện bất khả kháng, thì khi cây cối đổ, gẫy gây thiệt hại, chủ sở hữu hoặc chủ thể khác bị suy đoán là có lỗi.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề