Lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng như thế nào từ văn hóa Hàn Quốc

Phong tục tập quán, tính cách con người Hàn Quốc 

Nếu bạn đang phân vân việc có nên sang Hàn Quốc sinh sống và làm việc không thì đừng ngần ngại nữa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đất nước và con người xinh đẹp này tôi tin chắc bạn sẽ muốn trải nghiệm ngay những sự thú vị nơi đây.

Hàn Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á

Không những có nền công nghiệp hiện đại mà giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm, gìn giữ. Hàn Quốc chịu nhiều sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản thế nhưng từ kiến trúc, trang phục đến lối sống người Hàn Quốc vẫn có nét đặc sắc riêng của dân tộc mình. Văn hóa Hàn Quốc luôn đậm chất phương Đông, cuộc sống trong gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Con người sống rất gần gũi và có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố thu hút khách du lịch đến với xứ sở Kim Chi đầy thi vị này . Người Hàn Quốc là một dân tộc duy nhất chỉ nói một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, với người lớn tuổi, hay những người có địa vị cao trong xã hội, người Hàn thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cúi người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính. Đọc đến đây chúng ta đã thấy sự văn minh trong con người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, bạn sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Điều đáng chú ý, thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là đất nước dao kéo. Người Hàn khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Tuy có rất nhiều kiểu nhẫn nhưng, người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn, có họa tiết trên bề mặt nhẫn. Người Hàn rất hay dùng kính ngữ và họ rất khiêm tốn rất ít khi tự đề cao bản thân.

Trang phục truyền thống của Hàn Quốc - Hanbok

Hanbok [한복] là trang phục truyền thống của Hàn Quốc và trở thành đặc trưng riêng của đất nước này. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ , các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn phục nhưng Hanbok chỉ đề cập đến trang phục của triều đại Joseon và được mặc như là trang phục chính thức trong các lễ hội truyền thống. Hanbok ngày nay không được may chính xác theo như phong cách của triều đại Joseon mà đã có một số thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại. Tuy nhiên trong lịch sử Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may theo kiểu Trung quốc. Trong khi đó, người dân thường mặc bộ trang phục bản địa ngày nay được biết đến với tên gọi là Hanbok.

Ăn uống ở Hàn Quốc

Các nhà hàng Hàn Quốc thường sẽ chuẩn bị sẵn các loại bàn ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế chu đáo cho khách hàng. Người Hàn thường ít khi dùng ghế ngồi ăn họ thường ngồi bệt trên sàn và họ thường dung thìa để ăn cơm, đũa để ăn mì và các món khác, tay phải luôn dùng để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn và cũng đừng ngạc nhiên khi bạn thấy người Hàn thổi bằng mũi vào thức ăn suốt bữa ăn. Xem phim ta thương thấy trên bàn ăn của người Hàn có rất nhiều món và rất bắt mắt. Trong bữa ăn của người Hàn đa số đều ăn cơm, có một vài món canh và 4 món phụ khác. Bữa ăn chính thường có thịt bò, các món hầm và món thịt ăn phụ đặt ở chính giữa bàn ăn. Nếu bạn nữ nào muốn làm dâu xứ Hàn chắc hẳn sẽ biết rõ những thói quen rất thú vị này của người Hàn. Bên cạnh đó, người Hàn tin rằng việc chia sẻ thức ăn trên cùng bàn sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đồng cam cộng khổ trong công việc. Tại bàn ăn bao giờ người Hàn cũng dành tình cảm trang trọng trong việc rót đồ uống. Phong tục này có hơn 2500 năm trước của xứ Kim Chi. Uống rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly không, bạn phải chờ khi người đó rót cho bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi luôn phải rót rượu cho người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng. Nếu người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ sự tôn trọng của mình với người đối diện.

Các quy tắc bạn nên ghi nhớ

Không bao giờ được viết tên người Hàn bằng mực đỏ nếu như bạn làm điều đó họ sẽ ngầm hiểu là bạn rủa người đó chết. Đừng làm điều này bất kỳ nơi nào ở Hàn Quốc bạn sẽ gặp nhiều tai họa . Khi ăn tuyệt đối đừng để đôi đũa móc vào thức ăn. Thìa cắm vào trong chén cơm bị xem là điềm gỡ, giống như hình ảnh bữa cơm cúng ông bà của người Hàn. Không được bưng chén canh lên uống ừng ực. Ăn cơm bằng thìa được xem là có văn hoá. Đi ăn tiệc thì tuỳ theo nhà hàng, bạn có nên tháo giày ra chân hay không. Khi viếng thăm nhà của người Hàn, luôn tháo giày để ngoài cửa nhà. Người Hàn luôn chủ động thanh toán tiền khi họ được mời đi ăn, thường là thanh toán hết cho cả nhóm. Tuy nhiên những lần kế tiếp, ai mời thì đến phiên người ấy thanh toán lại cho cả nhóm. Những điều cấm kỵ của người Hàn Quốc Hàn Quốc rất kiêng kỵ với số 4 vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F[four] cũng giống như số 13 ở phương Tây Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động này giống với việc cúng rượu cho người chết - Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên. Phụ nữ Hàn Quốc rất ít người nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của mình mặc dù phẫu thuật khá phổ biến tại Hàn Quốc.

Xì mũi cạnh bàn ăn là điều cấm kỵ chúng ta phải ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm.

Ánh Nguyệt

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Được xuất bản vào Thứ Hai, 22/09/2014 - 12:41

Vài năm trở lại đây, chúng ta đã và đang chứng kiến sự lan tỏa vô cùng mạnh mẽ và sâu rộng của làn sóng “Hàn Quốc hóa” mà thuật ngữ được sử dụng để miêu tả là “Hallyu” hay còn gọi là “Hàn lưu” đến giới trẻ Việt Nam.

Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình ăn khách, làn sóng Hàn Quốc đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ thời trang, âm nhạc, điện ảnh đến ẩm thực, ngôn ngữ… và sau đó là ăn sâu bén rễ vào nếp nghĩ, lối sống của đông đảo bạn trẻ Việt. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, việc tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới là xu thế tất yếu, tuy nhiên, việc tiếp thu ồ ạt không chọn lọc của một bộ phận giới trẻ thiếu sự định hướng đúng đắn dẫn đến những hiện tượng cuồng nhiệt thái quá, phản cảm lại là vấn đề cần được xem xét nghiêm túc.

Báo điện tử - loại hình truyền thông của tương lai đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc truyền bá thông tin, định hướng tiếp nhận cho người đọc. Câu hỏi đặt ra là, báo điện tử đã làm tốt vai trò định hướng thông tin cho người đọc trẻ hay chưa? Làm thế nào để việc “nhập khẩu” và giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại không trở thành vấn nạn khi mà một bộ phận không nhỏ giới trẻ còn thiếu phông nền tri thức văn hóa nhất định trong tiếp nhận?

Truyền bá văn hóa Hàn đến giới trẻ Việt Nam qua phương tiện BĐT

Cùng với những lợi thế riêng có về mặt loại hình, báo điện tử là phương tiện cung cấp thông tin nhanh chóng, được giới trẻ đặc biệt ưu ái. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự tích hợp của cả báo giấy, báo tiếng và báo hình. Truy cập một trang báo điện tử, các bạn trẻ không chỉ được cập nhật tin tức về Hàn Quốc dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên website đó.

Những người hâm mộ từ Thái Lan qua Việt Nam xem Super Junior [ban nhạc của Hàn Quốc] biểu diễn - Ảnh: T.T.D [Báo Tuổi Trẻ]

Nắm bắt đúng thị hiếu đó, số lượng các trang báo mạng phát triển với tốc độ “như nấm sau mưa” mang tới tin tức nóng hổi về điện ảnh, thời trang, âm nhạc, ẩm thực Hàn Quốc… Một số trang còn dành riêng một chuyên mục kiểu “sao Hàn” để thỏa mãn trí tò mò của các fan. Chuyên trang giải trí của hầu hết các trang báo điện tử đều dành “đất” khá rộng rãi cho các bài viết về xứ kim chi, đặc biệt là về hậu trường các bộ phim và âm nhạc với nội dung phong phú, hình ảnh sống động, bắt mắt... Điều này lý giải tại sao văn hóa Hàn Quốc có thể nhanh chóng lan tỏa và “bám rễ” trong cộng đồng người Việt trẻ nhanh đến vậy.

Không thể phủ nhận, văn hóa Hàn Quốc đang thổi một làn gió mới, tươi mát và dễ chịu vào nhiều lĩnh vực đời sống người Việt, đặc biệt là người Việt trẻ, giúp chủ động hơn trong việc thỏa mãn sở thích và mở mang vốn hiểu biết của mình về văn hóa xứ kim chi.

Bên cạnh đó, sự tương đồng với Việt Nam về văn hóa ứng xử trọng tình nghĩa, kính trên nhường dưới, coi trọng cảm xúc, lối sống tiết kiệm, giản dị... giúp các tín đồ của văn hóa xứ kim chi có một sân chơi, một không gian giao lưu, kết nối giữa những người trẻ cùng sở thích.

Tuy nhiên, bên cạnh đó “làn sóng” Hàn Quốc đang để lại những tác động không mong muốn tới một bộ phận giới trẻ mà báo điện tử chính là một trong những công cụ lan truyền tích cực nhất trong một thế gới phảng như hiện nay.

Thứ nhất, việc đăng tải các thông tin về Hàn Quốc với mật độ và cường độ lớn trên các trang báo mạng vô hình chung làm lu mờ các giá trị văn hóa Việt, tạo nên mất cân đối của văn hóa Việt trong sự tương quan qua lại với văn hóa Hàn, khiến một bộ phận giới trẻ xao nhãng những giá trị văn hóa truyền thống nước nhà.           

Giới trẻ ngày nay đua nhau xem phim truyền hình Hàn Quốc, tìm mọi cách để có được tấm vé xem thần tượng biểu diễn, thuộc lòng lai lịch, sở thích, phong cách thời trang của những Song Hye Kyo, Goo Hye Sun, Kim So Eun, Kara, Yoon A, BOA, SNSD… và cuồng nhiệt đến mê muội khi cổ vũ thần tượng âm nhạc của mình. Trong khi đó, trên nhiều diễn đàn, âm nhạc Việt Nam, điện ảnh Việt Nam bị chê bai nhạt nhẽo, đơn điệu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Chưa nói đến việc đánh giá các giá trị văn hóa của hai dân tộc, chỉ tính riêng việc liên tục cổ xúy cho cái mới, cái “nóng” của phim Hàn, sao Hàn, thời trang ẩm thực Hàn cũng đủ cho thấy sự “xâm thực” của văn hóa Hàn nói riêng và văn hóa ngoại nói chung trong một bộ phận giới trẻ đang diễn ra theo chiều hướng đáng lo ngại tới mức nào.

Thứ hai, với mật độ quá đậm đặc các bài báo ca ngợi hình tượng người yêu lý tưởng kiểu Hàn Quốc, vẻ đẹp lý tưởng kiểu Hàn Quốc, báo điện tử vô tình góp phần mang đến quan niệm về tình yêu và thẩm mỹ sai lệch cho một bộ phận giới trẻ.

Hàng loạt các tít bài giật gân, câu khách kiểu: Những hợp đồng hôn nhân gây sốt màn ảnh; Rung động với lời yêu trong phim Hàn; Thời trang đôi cực đẹp của diễn viên “Những người thừa kế”; Những sao Hàn mặc đồ xuyên thấu tinh tế; Sao Hàn dũng cảm thừa nhận dao kéo; Body đẹp từng centimet của mỹ nam Hàn; Top mỹ nam Hàn “gây sốt” với gái Việt… được tung lên mạng liên tục trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến không ít bạn trẻ ngộ nhận về chuẩn mực của tình yêu và vẻ đẹp.

Thứ ba, báo điện tử đang trong tình trạng đưa thông tin một chiều về văn hóa Hàn Quốc, thừa thông tin vô bổ nhưng thiếu những thông tin định hướng nhận thức thẩm mỹ lành mạnh, từ đó gián tiếp gây ra những trào lưu kệch cỡm, phản cảm trong một bộ phận giới trẻ.

Tràn lan trên các trang báo điện tử là các bài viết về các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc Hàn, đa phần là cung cấp thông tin về đời tư, phong cách ăn mặc, làm đẹp... Tình trạng này vô hình chung đã dẫn tới định hướng nhận thức thẩm mỹ lệch lạc cho một bộ phận giới trẻ. Sự bắt chước máy móc và không phù hợp đã tạo nên kiểu trào lưu “cuồng thần tượng”, trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho giống thần tượng khiến nhiều bạn trẻ trở nên biến dạng, quái dị. Thậm chí, bị ảnh hưởng bởi phim Hàn nhiều bạn trẻ rủ nhau sống thử, buông thả cũng là điều đáng để những người làm báo chúng ta phải suy nghĩ.

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp nhận của giới trẻ

Để nâng cao hiệu quả tiếp nhận của bạn đọc trẻ trong vấn đề văn hóa Hàn Quốc nói riêng cũng như mọi đối tượng thông tin nói chung, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

Quản lý tốt việc tuyên truyền “nhập khẩu” văn hóa Hàn Quốc qua các kênh thông tin, đặc biệt là báo điện tử. Ban biên tập cần có qui định, kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, số lượng tin bài, không nên chạy theo doanh số, lợi nhuận mà xao nhãng quản lý. Các cơ quan quản lý báo chí cần định kỳ rà soát những trang thông tin điện tử chưa được cấp phép hoặc hoạt động sai tôn chỉ mục đích, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm.

Tăng cường tin bài mang tính định hướng giáo dục nâng cao nhận thức cho giới trẻ về văn hóa truyền thống, bồi đắp niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, quý trọng văn hóa nước nhà trong thế hệ trẻ. Cung cấp thông tin đa chiều về một vấn đề, một hiện tượng văn hóa để các bạn trẻ có thể tự chọn lựa, từ đó hạn chế sự tiếp nhận cực đoan, một chiều, lệch lạc.

Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm Hàn Quốc để chủ động giới thiệu văn hóa Việt với thế giới bằng con đường truyền bá văn hóa. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng lộ trình để quảng bá về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa thông qua các thế mạnh về ẩm thực, thời trang, du lịch...

Có thể nói, báo điện tử chính là phương tiện quan trọng kết nối văn hóa Hàn đến giới trẻ Việt. Tuy nhiên, để báo điện tử thực sự trở thành kênh truyền thông của tương lai trong việc cung cấp thông tin, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người đọc trẻ, cần rất sự chung tay góp sức của các nhà quản lý hoạt động báo chí, những nhà báo giàu kinh nghiệm… và đặc biệt là sự tự nhận thức của lớp công chúng.

[*] Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 ---------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cát Khuê [2012], “Văn hóa Hàn - “quyền lực mềm” và mối lo”

//tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/498926/van-hoa-han--quyen-luc-mem-va-moi-lo.html

2. Hà Thanh Vân [2012], “Sự tiếp nhận văn hóa HQ của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay - những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa”.

//www.hanquochoc.edu.vn/

3. Nguyễn Thị Trường Giang [2014], Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc Gia.

4. Phan Thị Thu Hiền [2008]. “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu [làn sóng văn hóa HQ] ở Đông Nam Á”. Báo cáo tại Hội thảo khoa học Quốc tế HQ học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, tháng 10.2008.

5. Phạm Thị Thùy Linh [2013], “Văn hóa BĐT hiện nay và việc nâng cao tính định hướng của BĐT đối với giới trẻ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, tháng 09.2013..

  ThS. Phạm Thùy Linh [*]

Nguồn: nguoilambao.vn

Video liên quan

Chủ Đề