Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà

Điều hướng bài viết

Thông gió trong công nghiệp là một biện pháp để cân bằng nhiệt độ và không khí, tạo ra môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho người lao động. Trước khi lắp đặt hệ thống, doanh nghiệp cần nắm rõ 4 điều sau đây để lựa chọn hệ thống phù hợp, tối ưu chi phí vận hành và thời gian lắp đặt.

1. Thông gió trong công nghiệp là gì? Tại sao phải thông gió công nghiệp

Khi doanh nghiệp hiểu về bản chất và lợi ích của thông gió công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng biện pháp thông gió hiệu quả hơn.

1.1. Thông gió trong công nghiệp là gì?

Thông gió công nghiệp là hệ thống hút không khí, khí thải từ trong xưởng sản xuất ra bên ngoài, đồng thời tạo ra không khí mới để làm mát nhà xưởng.

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Hệ thống thông gió scaled đã lắp đặt trong nhà xưởng

Trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp sẽ không tránh khỏi việc tạo ra bụi, nhiệt độ, mùi hôi. Vì thế việc dùng thông gió công nghiệp là giải pháp hữu hiệu để làm giảm thiểu những yếu tố này cho người lao động và môi trường.

So với máy lạnh thì thông gió công nghiệp được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi nó tiết kiệm chi phí vận hành. Tùy thuộc vào mục đích, diện tích mà doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn thiết bị thông gió phù hợp.

1.2. Tại sao phải thông gió trong công nghiệp?

Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay đều sử dụng biện pháp thông gió công nghiệp. Mục đích của thông gió công nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Thông gió khử bụi và hơi nóng trong xưởng sản xuất;
  • Độ bền cao, chịu được áp lực lớn;
  • Làm mát nhiệt độ bên trong xưởng sản xuất không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
  • Đảm bảo được sức khỏe của người lao động trong môi trường nhà xưởng;
  • Giảm thiểu khả năng cháy nổ trong quá trình sản xuất;
  • Tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp so với việc sử dụng máy lạnh
  • Giảm độ ẩm và đảm bảo các không khí tù đọng được đẩy đi thường xuyên, tăng lượng oxy trong nhà xưởng.

1.3. Doanh nghiệp nào thì nên lắp hệ thống thông gió?

Với mục đích lưu thông không khí, giảm nhiệt độ bên trong, thông gió công nghiệp sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thuộc ngành hàng:

  • Nhà máy sản xuất các mặt hàng nhựa;
  • Nhà máy sản xuất da giày;
  • Nhà máy sản xuất mặt hàng may mặc
  • Nhà máy sản xuất cơ khí;
  • Nhà hàng ăn uống, trang trại chăn nuôi…

Đây là những ngành hàng thường xuyên xả nhiều nhiệt, bụi do đó lắp thông gió trong công nghiệp là hoàn toàn cần thiết. Việc lắp đặt thông gió cho nhà xưởng công nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn thông suốt góp phần nâng cao năng suất lao động của người lao động và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Hệ thống hút khói cho xưởng đúc góp phần mang lại môi trường an toàn và sạch hơn

2. Các biện pháp thông gió trong công nghiệp hiện nay 

Sử dụng đúng loại thông gió nhà xưởng giúp các doanh nghiệp dễ dàng lắp đặt và vận hành quá trình sản xuất thuận tiện hơn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một số biện pháp dưới đây:

2.1 Biện pháp thông gió công nghiệp tự nhiên

Thông gió công nghiệp tự nhiên là giải pháp thông gió bằng cách đặt cửa hút gió và thải gió hợp lý để khí nóng bên trong được loại bỏ ra ngoài nhờ yếu tố như nhiệt độ hoặc gió tự nhiên. Không khí bên trong lưu thông tốt hơn, tạo không khí thoáng đãng, dễ chịu hơn.

Hình thức thông gió này rất thích hợp cho những nhà xưởng sản xuất may mặc, nhà máy in, khu hệ thống nhà ở, khu công nghiệp lớn, nhà máy dệt.

2.2 Biện pháp thông gió nhân tạo

Thông gió nhân tạo là cách sử dụng một số thiết bị như quạt, hệ thống hút khí, kênh dẫn gió… để làm mát và đào thải khí nóng ra bên ngoài. Không khí luôn sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo an toàn cho môi trường.

Thông gió nhân tạo gồm 2 dạng khác nhau là thông gió công nghiệp tổng thể, thông gió công nghiệp cục bộ.

  • Thông gió công nghiệp tổng thể là cách thông gió cho một vùng rộng hoặc tổ hợp nhiều phòng. Thông gió tổng thể được thực hiện khi có quạt thông gió đặt trên tường và có lưu lượng lớn.
  • Thông gió công nghiệp cục bộ là hình thức làm mát cho một khu vực nhỏ: khu vực có nhiệt độ cao. Một số trường hợp sẽ có thể sử dụng thiết bị làm mát di động gồm quạt ly tâm, tủ điều khiển để thuận tiện hơn cho quá trình làm mát.

Làm mát cục bộ sẽ thích hợp cho những xưởng sản xuất thiết bị công nghệ, nhà máy sản xuất máy móc, nhà máy cơ khí, nhà máy dệt…

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Thông gió công nghiệp cục bộ được dùng nhiều cho nhà máy sản xuất cơ khí

3. Các loại quạt gió công nghiệp nhân tạo phổ biến nhất

Hiện nay có nhiều loại quạt gió công nghiệp khác nhau. Nhưng quạt gió thông dụng và được sử dụng nhiều nhất gồm 3 loại như sau:

3.1 Quạt gió công nghiệp vuông

Quạt gió công nghiệp vuông được thường được đặt trên tường hoặc vách tôn. Đây là loại quạt có lưu lượng lớn để cấp khí tươi vào nhà xưởng và hút khí nóng ra ngoài. Phía đối diện là những cửa gió có lưới lọc bụi hoặc tấm lọc công nghệ để dòng khí từ ngoài vào.

3.2 Quạt thông gió mái nhà xưởng 

Quạt thông gió mái nhà xưởng có vỏ quạt được sơn tĩnh điện, guồng quạt được cân bằng nhờ hệ điều khiển kỹ thuật số giúp quạt chạy ổn định, liên tục. Quạt được lắp trên mái nhà xưởng, mái tôn với khoảng cách hợp lý.

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Mô hình lắp quạt thông gió mái nhà xưởng

3.3 Quạt thông gió công nghiệp tròn

Quạt thông gió công nghiệp tròn được thiết kế với trục thân vuông, có nhiều cánh và có lưới bảo vệ ở phía trước và sau. Loại quạt này có ưu điểm là lưu lượng lớn, ít gây tiếng ồn, tiết kiệm điện, dễ lắp đặt và làm mát tại các nhà xưởng. Tuy nhiên khả năng làm mát hạn chế ở 1 khu vực nhất định.

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Quạt thông gió công nghiệp tròn dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm điện

Xem thêm: 3 điều cần biết để lắp quạt thông gió công nghiệp hiệu quả

4. Thiết kế hệ thống thông gió công nghiệp

Thiết kế hệ thống thông gió công nghiệp các bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là 2 cách:

4.1 Hệ thống thông gió công nghiệp không dùng kênh dẫn gió

Phương pháp này giúp tạo sự thông thoáng trong nhà xưởng một cách tự nhiên. Ưu điểm là chi phí thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là hiệu suất không cao, lắp đặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa hình, diện tích.

4.2 Hệ thống thông gió công nghiệp dùng kênh dẫn gió

Phương pháp thiết kế này là việc dùng các ống dẫn gió và quạt hút có thể lấy không khí trong lành tùy ý. Hạn chế là có thể khó lắp đặt, tốn diện tích, tốn kém chi phí…

Như vậy để lắp đặt hệ thống phù hợp doanh nghiệp nên chọn nên chọn đơn vị tư vấn, thi công chuyên nghiệp. Sau khi khảo sát địa hình, đơn vị tiến hành tính toán, thiết kế bản vẽ hệ thống thông gió nhà xưởng giúp doanh nghiệp nắm rõ hình thức triển khai cũng như hiệu quả mang lại.

Với 12 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công thông gió trong công nghiệp, Công ty Cổ phần Công nghiệp SUMITECH (SMI) sẽ giúp doanh nghiệp lắp đặt hệ thống phù hợp nhất.

Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Sumitech tư vấn và thiết kế bản vẽ 3D miễn phí 
Vì sao người ta thường đặt ống thông gió tròn trên mái nhà
Hệ thống thông gió nhà xưởng Sumitech đã thực hiện lắp đặt

Sumitech thực hiện Xây dựng hình ảnh/bản vẽ 3D chuyên nghiệp, mô tả thực tế triển khai dự án một cách dễ hiểu và trực quan. Đội ngũ nhân viên trình độ cao và có nhiều năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống thông gió đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ và chất lượng như cam kết.

Các dự án Sumitech đã thực hiện:

  • Lắp đặt hệ thống quạt hút cho xưởng sản xuất Thanh Trì – Hà Nội
  • Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng KCN Quế Võ – Bắc Ninh
  • Lắp đặt hệ thống hút mùi cho canteen Thanh Trì – Hà Nội
  • Lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm cho Viện Khoa Học Việt Nam – Hàn Quốc KCN Công Nghệ cao Láng Hòa Lạc
  • Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng KCN Công Nghệ cao Láng Hòa Lạc
  • Cải tạo hệ thống thông gió Honda VN
Quy trình thực hiện dự án thông gió công nghiệp tại Sumitech
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng
Bước 2: Cử cán bộ, kỹ sư xuống khảo sát trực tiếp, đánh giá về công trình
Bước 3: Đề xuất phương án thi công, chốt khối lượng thi công và báo giá thi công cho khách hàng
Bước 4: Thỏa thuận, thống nhất ký kết hợp đồng và tiến hành thi công theo hợp đồng đã ký
Bước 5: Hoàn thiện, bàn giao công trình, tiến hành thanh toán và cam kết bảo hành

Thông tin liên hệ tư vấn:
Công ty Cổ phần Công nghiệp SUMITECH (SMI)

Địa chỉ: Phòng 1702-N01A, Tòa nhà K35, Đường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, HN

Hotline: 099.33.66.686

Website: sumitech.vn