Mã cổ phiếu vietnam airlines là gì năm 2024

(ĐTCK) Sở GDCK TP.HCM vừa thông báo chuyển cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN - sàn HOSE) vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 12/7.

Nguyên nhân do Vietnam Airlines chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Theo đó, cổ phiếu HVN chỉ được giao dịch phiên chiều của các ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận kể từ ngày 12/7.

Trước đó, HOSE đã có công văn lưu ý về nguy cơ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HVN do Công ty trong tình trạng thua lỗ trong 3 năm liên tiếp. Trong đó, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2020 và 2021, Công ty lần lượt lỗ sau thuế hơn 11.178 tỷ đồng và lỗ gần 13.279 tỷ đồng.

Năm 2022 Công ty vẫn chưa có báo cáo tài chính kiểm toán và vào cuối tháng 3 vừa qua, Vietnam Airlines đã gửi văn bản lên HOSE và UBCK về việc xin hoãn công bố báo cáo này do đang trong quá trình tái cấu trúc, sáp nhập 5 đơn vị trực thuộc, tiến hành đóng mã số thuế tại các chi nhánh bị sáp nhập… Bên cạnh đó, Công ty cũng cần thêm thời gian để đối chiếu xác nhận công nợ do giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch Covid…

Phản hồi đề nghị trên, UBCK cho rằng, theo quy định tạm hoãn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, lý do mà Vietnam Airlines đưa ra không nằm trong nhóm lý do bất khả kháng được phép tạm hoãn báo cáo tài chính kiểm toán như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh… Do đó, UBCK đề nghị Công ty khẩn trương khắc phục công tác kế toán để hoàn thành việc công bố thông tin theo quy định.

Sau đó, ngày 25/4, HOSE đã có thông báo đưa cổ phiếu HVN vào diện cảnh báo và đến ngày 12/5 tiếp tục chuyển sang diện kiểm soát do Vietnam Airlines chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày và quá 30 ngày so với quy định.

Trong BCTC tự lập của Vietnam Airlines, năm 2022 doanh nghiệp ghi nhận lỗ ròng 10.400 tỷ đồng, đánh dấu ba năm lỗ liên tiếp. Đồng thời, vốn chủ sở hữu tại cuối năm 2022 âm 10.000 tỷ đồng. Trong trường hợp báo cáo kiểm toán năm 2022 của Vietnam Airlines tiếp tục lỗ, cổ phiếu HVN có thể sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/7, cổ phiếu HVN giảm 1,38%, xuống 14.250 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt gần 1,6 triệu đơn vị.

Sau thông tin thoát khỏi diện cảnh báo, mã HVN của Vietnam Airlines tăng kịch trần hai phiên liên tiếp, thường xuyên "trắng" bên bán.

Chỉ khoảng 3 phút sau khi mở cửa phiên chiều nay, HVN nhảy một mạch lên 12.550 đồng một cổ phiếu, tăng hết biên độ. Mã này dư mua hơn 1,1 triệu đơn vị, trong khi bên bán nhỏ giọt, thường xuyên "trắng" bảng. Thanh khoản HVN đạt gần 25 tỷ đồng, tăng bốn lần so với hôm qua. Ở phiên giao dịch trước, cổ phiếu này cũng tăng hết biên độ.

So với vùng giá 10.000 đồng hồi cuối tháng 10, hiện thi giá cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia tăng 23%. Trước đó, mã cổ phiếu Vietnam Airlines từng tiệm cận 15.000 đồng vào đầu năm.

HVN hôm nay tím trần sau thông tin Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết định đưa mã chứng khoán này ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 26/12. Lý do là Vietnam Airlines đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vào ngày 16/12, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.

Tuy nhiên, mã HVN vẫn đang bị hạn chế giao dịch, chỉ được thực hiện mua - bán vào phiên chiều. Doanh nghiệp này còn đứng trước nguy cơ có thể bị hủy niêm yết vì đã lỗ ba năm liên tiếp với mức lũy kế hơn 35.000 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu.

Mã cổ phiếu vietnam airlines là gì năm 2024

Máy bay Boeing 787-10 của hãng. Ảnh: Vietnam Airlines

Về thị trường chứng khoán, hôm nay VN-Index đi trên tham chiếu cả ngày, nối dài mạch tăng 6 phiên liên tiếp. Lực bán vẫn chực chờ trên sàn, dồn dập nhất vào khoảng 14h. Nhưng chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa trên 1.222 điểm, tăng gần 5 điểm so với hôm qua.

Toàn sàn có 265 cổ phiếu tăng giá, số lượng giảm là 216 mã. Đóng góp nhiều nhất cho mức tăng của thị trường lần lượt là VCB, VHM, HPG, HVN, FPT...

Tuy nhiên thanh khoản lại đi ngược điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên sàn này đạt hơn 14.700 tỷ đồng, giảm hơn 400 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ 20 liên tiếp với giá trị đạt khoảng 315 tỷ đồng.

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

* Những cột mốc đáng nhớ

- 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

- 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.

- 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay.

- 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay.

- 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.

- 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.

- 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

- 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015.

- 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

- 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax.

- 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản).

- 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.

- 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng.

- 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016,2017,2018).

- 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE.

- 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787-10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing.

- 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19 của Skytrax.

- 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

- 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.

- 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho khách hàng triệu dặm.

* Hướng tới tương lai

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.

Cổ phiếu Vietnam Airlines giá bao nhiêu?

HVN - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HSX).

Mà HVN là gì?

Năm 2015, HVN chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi chính thức là Tổng công ty cổ phần hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines JSC. Năm 2017, Vietnam Airlines JSC niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom với mã cổ phiếu HVN. Năm 2019, Vietnam Airlines JSC chính thức niêm yết trên sàn HOSE.17 thg 1, 2024nullCó nên mua cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN) hay không?www.dsc.com.vn › co-nen-mua-co-phieu-vietnam-airlines-hvn-hay-khongnull

Tổng công ty Hàng không Việt Nam tên tiếng Anh là gì?

Về Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam | Vietnam Airlines.nullVề Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam - Vietnam Airlineswww.vietnamairlines.com › vietnam-airlines › about-usnull

VNA là hãng gì?

VNA là Hãng hàng không Việt Nam đầu tiên thực hiện các chuyến bay thường lệ đến Mỹ Sau khi được Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) xác nhận đủ điều kiện về bảo đảm an ninh, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ngay lập tức cấp chứng chỉ khai thác các chuyến bay thường mại thường lệ cho VNA.nullVNA là Hãng hàng không Việt Nam đầu tiên thực hiện các chuyến bay ...www.viags.vn › vna-la-hang-hang-khong-viet-nam-dau-tien-thuc-hien-cac...null