Vì sao nhieu nuoc oi sinh muộn

Nhiều mẹ thắc mắc rằng vỡ ối bao lâu thì sinh em bé hoặc sau khi vỡ ối bao lâu thì đẻ? Tất cả thắc mắc đó của các mẹ bầu sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Thông thường thì nhiều mẹ bầu thấy hiện tượng vỡ ối thì nghĩ rằng mình sẽ sinh ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy đâu các mẹ ơi. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện tượng âm đạo ra máu: Dấu hiệu này diễn ra trước sinh một ngày hoặc vài ngày hay thậm chí vài tuần. Mẹ bầu sẽ thấy âm đạo của mình ra một chất dịch màu hồng, hoặc nhờ vàng. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi quần chip để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, nếu có hãy báo ngay cho bác sĩ.



Vỡ nước ối: Đây chính thắc mắc của nhiều mẹ về việc vỡ nước ối bao lâu thì sinh đây. Mẹ nên nhớ rằng, thai nhi phát triển trong một túi ối, khi màng ối rách, nước chảy ra. Theo thời gian thì sau khoảng 12-24h sau thời điểm vỡ ối thì mẹ sẽ bắt đầu sinh con. Tuy nhiên, nếu như vỡ ối trước 37 tuần thì nguy cơ sinh non là rất cao đó, mẹ hãy chú ý và cẩn thận nhé.

Xem thêm: Làm gì khi vỡ ối nhưng không đau đẻ

Đây là giai đoạn kéo dài lâu nhất, có thể kéo dài từ 12-14 tiếng hoặc thâm chí cả ngày. Vậy đấy, từ khi vỡ ối đến lúc sinh là cả một khoảng thời gian dài, nên mẹ không còn phải thắc mắc là vỡ ối bao lâu thì sinh nhé.



Ở giai đoạn này, những cơn co thắt sẽ ghé thăm mẹ nhiều hơn, cách nhau 30 phút. Những cơn đau ban đầu sẽ dần dần, càng về sau thì càng đau hơn, đến khi cách nhau chỉ còn 5 phút.

Như đã nói ở trên, thông thường từ 12h-24h sau vỡ ối thì mẹ bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuyển dạ nhé, sẽ là những cơn gò tử cung đến. Và không phải tất cả các trường hợp vỡ ối đều phải mổ đẻ, nên mẹ hãy an tâm nhé.   Mẹ bầu sẽ thấy những cơn co thắt xuất hiện, thêm với việc đau lưng. Hãy cố gắng ghi nhớ thời gian, tần suất của những cơn co thắt. Nếu như chúng đến ngày một dồn dập, vậy là thời điểm sắp sinh sắp tới rồi đó.

​Vì vậy mà khi thấy hiện tượng mình bị vỡ ối, mẹ bầu cần tức tốc đến bệnh viện ngay nhé.

Cách vượt cạn thành công, dễ dàng

Trong thời gian chờ đợi để di chuyển đến bệnh viện, mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, điều tiết hơi thở của mình, việc này sẽ giúp mẹ dễ chịu và dễ sinh hơn đó. Hoặc mẹ có thể ăn chút đồ ăn nhẹ, uống nhiều nước lọc, tránh uống nước đường, sẽ gây buồn nôn. Sau thời gian vỡ ối, hoặc co thắt, cổ tử cung mở được 4-8 phân, mẹ hãy thay đổi tư thế của mình. Có thể nhẹ nhàng xoay hông, sẽ giúp bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.

Mẹ nên chú ý điều tiết hơi thở bằng cách, khi cơn co thắt bắt đầu, mẹ chú ý hít sâu, khi cơn co thắt đến, mẹ thở ra nhẹ nhàng, để chống chọi với nó.

Vào giai đoạn chuyển dạ, mẹ sẽ thấy cơn chuyển dạ kéo dài nhanh, mạnh, mỗi cơn co thắt kéo dài 90s đến 2 hoặc 3 phút. Nếu mẹ bầu thấy có hiện tườn buồn nôn hay cơ thể quá nóng hoặc lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.

Thời gian khoảng 10 phút đến 1h sau đó, tử cung sẽ mở ra hơn và quá trình sinh con sẽ đến gần hơn. Vậy đó, từ thời điểm vỡ ối đến lúc sinh con còn là hành trình cực kỳ dài và đau đớn với mẹ, nhưng mẹ hãy cố gắng nhé, bởi sẽ nhanh chóng được bế ẵm một thiên thần trên tay. Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp được cho mẹ thắc mắc vỡ ối bao lâu thì sinh. Chúc các chị em mẹ tròn con vuông!

Tham khảo: Top 6 viên uống bổ sung DHA cho bà bầu
NHẬN NGAY 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN TRJ GIÁ 120.000 vnđ.

 
 

Chăm sóc sản khoa cải tiến trong hai thập kỷ qua đã làm giảm rõ rệt số trẻ sơ sinh đã sinh ra sau 41 tuần tuổi, điều này cũng làm giảm tỷ lệ hội chứng hít phân su.

Trẻ già tháng có nguy cơ bị hạ đường huyết và nên được theo dõi và quản lý phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt chu sinh, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị hạ thân nhiệt được chỉ định ở những trẻ sơ sinh có bệnh não thiếu oxy thiếu máu mức độ trung bình hoặc nặng, có nhiễm toan nặng, điểm Apgar thấp ở ≥ 5 phút và / hoặc cần hồi sức kéo dài.

Tăng huyết áp phổi dai dẳng được điều trị bằng các liệu pháp hỗ trợ và khí nitric oxide hoặc các thuốc giãn mạch phổi khác.

Chiều qua có bệnh nhân khám thai than thở “mấy hôm nay trời nóng quá – em không uống nhiều nước không biết con em có thiếu nước ối không?”. Rồi run rủi thế nào – nước ối nó ít thiệt. Lòng chẳng mấy an vì dự đoán sắp có status kiểu “em khám thai tại BV X – bác sĩ nói tại em ít uống nước mà nước ối của em sắp cạn rồi” – rồi thì sẽ có những “cơn sốt” trong thế giới của những bà mẹ mang thai. Chẳng may thêm báo nào giật tít “Đừng vì mẹ uống nước ít mà con bị cạn nước ối”… Thôi thôi, viễn cảnh dù tưởng tượng hơi lố cũng ghê quá. Vậy là ngồi viết cái bài này.

Nước ối ít [Thiểu ối]

Bình thường, thể tích nước ối khoảng 1 lít lúc thai khoảng 36 tuần, giảm khoảng 100 – 200 ml trước sinh. Trong một vài trường hợp, thể tích giảm nhiều so với lượng trung bình này, đôi khi chỉ còn vài 5-10ml thôi, trong trường hợp này được gọi là vô ối. Rất ít khi một thai kỳ bình thường bị giảm ối sớm, nếu có thì “không mấy vui”. Nếu giảm trước sinh 1-2 tuần thì bớt lo ngại hơn.

Làm sao bác sĩ biết nước ối đủ hay không?

Biết chứ – đo bằng siêu âm. Trong siêu âm có một phần bắt buộc phải đo là chỉ số ối [hay được ghi tắt là AFI – amniotic fluid index]. Để đo chỉ số này, bác sĩ chia cái bụng của mẹ bầu ra làm bốn phần bằng một đường ngang và một đường dọc giữa, đo khoang ối của bốn phần này, cộng lại nó ra AFI [nói vậy chứ cũng khó đo lắm, vì chọn chỗ đó cho đúng mới được]. Thai 16 – 41 tuần, bình thường AFI khoảng chừng 12-16, đây là trị số trung bình.

Nước ối giảm hay ít khi thai còn nhỏ

Trường hợp này lo ngại nhiều cho thai, vì chỉ có khoảng ½ trường hợp là phát triển đủ đến trưởng thành. Bác sĩ sẽ tìm xem thai có dị tật hệ tiết niệu hay thai có thận hay không. Không gian quanh bé quá chật chội đôi khi làm hệ xương bị biến dạng. Nếu thấy ra dịch âm đạo nhiều, bất thường, bạn phải báo cho bác sĩ khám thai, vì có thể bị rỉ ối làm ối cứ giảm dần giảm dần.

Một số bất thường liên quan thiểu ối

  • Từ phía thai: bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, rỉ ối…
  • Từ bánh nhau: nhau bong, hội chứng truyền máu song thai.
  • Từ mẹ: cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường.
  • Từ thuốc: ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế men chuyển [trong điều trị cao huyết áp].
  • Và…vô căn [tức là không biết tại sao].

Một số dị tật bẩm sinh liên quan đến thiểu ối

[Phần này nó hơi khó hiểu, vì từ ngữ chuyên môn, nếu cần giải thích, mình sẵn lòng trả lời riêng]

  • Hội chứng dải sợi ối
  • Dị tật tim: tứ chứng Fallot, thông liên thất
  • Bất thường nhiễm sắc thể: tam nhiễm 18, hội chứng Turner
  • Loạn sản ổ nhớp
  • Bệnh lý bẩm sinh hệ niệu: bất sản thận, loạn sản thận, …
  • Nhược giáp
  • Hội chứng truyền máu song thai
  • Con nhiều nữa, nhưng hiếm hơn các bệnh lý kể trên nhiều lắm, dù mấy thứ kể trên cũng khá ít gặp rồi.

Nước ối giảm sau 34 tuần: Khi AFI 2000ml, bạn được xếp vào hàng “khá giả” – dư ối, hạn hữu, trên 3000 ml, bạn được gọi là “khá bất thường” – đa ối. Cứ 1000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, hết 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người [tại con số thống kê nó vậy] tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều [mức độ nặng].

Nước ối từ đâu mà ra?

Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hoà nước ối. Nghe ghê thiệt, vừa tự tiểu, vừa tự uống trong một cái “bể bơi cá nhân” – nhưng không sao đâu – tại cái bể này được bao bọc và bảo vệ bởi màng ối nên không có con vi trùng nào chui vào, nước đảm bảo “vô trùng và ngon lành”. Nếu cái quy trình tự điều hoà này hỏng hóc đâu đó, ví dụ như không nuốt mà tiểu nhiều, thì dư. Chỉ riêng trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo đa ối là khó giải thích. Dễ hiểu nhất là vầy, mẹ đường huyết tăng cao làm đường trong máu con cũng tăng, khi đường máu tăng người ta đi tiểu nhiều, nên nước ối cũng nhiều. Nghe nó “đơn sơ” vậy đó mà thật sự là vậy.

Làm sao biết mình bị nhiều nước ối quá?

Dễ thấy nhất là bụng quá to so với những thai phụ cùng tuổi thai. Không tính những bà mẹ chưa đọc bài dinh dưỡng trong thai kỳ, ráng ăn cho thiệt nhiều làm tăng cân quá mức, nếu thấy bụng to nhanh, khó thở…thì nên kiểm tra ối. Trong một số trường hợp nặng, bà mẹ nhiều khi phải nằm đầu cao hay phải ngồi mới ngủ được. Lúc này nên gặp bác sĩ khám thai sớm rồi! Thông tin này bổ sung không mang ý hù doạ, nhưng cũng có trường hợp được báo cáo là vỡ tử cung do đa ối nặng – cực hiếm. Nếu có nguy cơ nào đi kèm như đa thai, từng mổ trên tử cung…bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình về lịch theo dõi thai định kỳ cũng như dự phòng khả năng mổ lấy thai sớm.

Làm sao để chẩn đoán?

Đo ối bằng siêu âm. Cách đo AFI mình đã giải thích rồi. Còn nếu nhiều ối mà chưa thấy bác sĩ khám thai tầm soát tiểu đường thì tham vấn thêm ý kiến bác sĩ. Thật ra thì tầm soát tiểu đường là việc nên làm nhưng không phải bắt buộc. Tìm hiểu thông tin là tốt, tuy nhiên y khoa không có gì tuyệt đối. Hôm nay, phương pháp điều trị đó còn được xem là “đầu tay” thì ngày mai nó thành “cuối tay” là bình thường. Vì vậy, mình không hề khuyến khích bạn phải thế này – phải thế kia, làm bác sĩ đang khám cho mình “bối rối”. Khi mình bị bối rối vì bệnh nhân hỏi sao không làm giống bác sĩ này, bác sĩ nọ, mình buồn mất mấy ngày. Nhiều khi không giải thích được đâu! Nên nhớ nha, “hỏi ý kiến” thôi nha.

Thai bị ảnh hưởng như thế nào khi nhiều nước ối?

  • Về phía thai: nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…
  • Về phía mẹ: tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần [do tử cung to quá chèn ép bàng quang bên cạnh]… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.

Điều trị như thế nào

  • Rất may là hầu hết những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tuỳ tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho bạn sinh tự nhiên. Những phương pháp như nằm nghỉ tuyệt đối, sử dụng thuốc lợi tiểu, giảm muối trong chế độ ăn hoàn toàn không có hiệu quả điều trị tin cậy.
  • Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi.
  • Chọc ối: để điều trị những trường hợp nặng. Dùng kim chọc xuyên qua bụng để rút bớt ối. Kỹ thuật này thực hiện tại bệnh viện. Cách làm – phức tạp quá – mình không bàn nha.
  • Điều trị bằng thuốc: thuốc tên là Indomethacin. Cách dùng và liều dùng: để dành cho bác sĩ. Nếu bạn quan tâm, mình sẽ trả lời riêng. Lý do: không muốn để bệnh nhân của mình loạn thông tin.

Chúc bạn một ngày “vừa đủ” – vừa đủ vui, vừa đủ yên bình!

Tài liệu tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề