Vì sao phải sản xuất vietgap

VietGAP [Vietnamese Good Agricultural Practices] là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

VietGAP gồm những tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam; bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Áp dụng thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP giúp doanh nghiệp:

- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hôi.

- Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm của họ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng và đối tác. Đây được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến dịch quảng cáo marketing của doanh nghiệp.

Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm là nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.

VietGAP được chia thành 3 nhóm: trồng trọ, chăn nuôi và thủy sản

Lĩnh vực trồng trọt: rau củ quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…

Lĩnh vực chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…

Lĩnh vực thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

4 tiêu chí để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận VietGAP 

Tiêu chí 1: Về kỹ thuật sản xuất

Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhân VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống [trồng trọt], con giống [thủy sản, chăn nuôi], nguồn nước, nguồn đất.

Tiêu chí 2: Về môi trường làm việc

Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.

Tiêu chí 3: Về an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng nhận VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định.

Tiêu chí 4: Về nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm.

Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Nếu trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên [họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất].

Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.

Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định.

Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP

Doanh nghiệp lựa chọn đơn vị có chức năng cấp Giấy chứng nhận VietGAP có uy tín để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận VietGAP [sau đây gọi là đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP]. Quy trình thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAP từ khách hàng.

Bước 2: Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ chứng nhận VietGAP cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể.

Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP.

Bước 6: Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận VietGAP rồi bàn giao lại cho khách hàng. Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Bước 7: Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.

Hiệu lực chứng nhận VietGAP

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Trong 3 năm này, sẽ có các cuộc đánh giá giám sát định kỳ thường niên 12 tháng 1 lần. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý duy trì các quy trình sản xuất đúng theo các yêu cầu quy định để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.

Các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum nếu có nhu cầu hỗ trợ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng VietGAP nới riêng, các hệ thống quản lý chất lượng khác nói chung, đề nghị liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum [qua Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng], địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Khu Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum [Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum]. Điện thoại: 02603.862.518 để được hướng dẫn.

Hồng Vân

Mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ tưới nhỏ giọt Israel tại Cần Thơ Farm.

Câu chuyện đầu ra và giá cả luôn là bài toán khó giải khiến người trồng rau bao năm chạy theo các tiêu chuẩn phải lắc đầu ngao ngán và con đường duy nhất để tự cứu lấy mình là trở về canh tác theo phương thức cũ.

Gian nan chuẩn VietGAP

Sản xuất rau theo chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, đây cũng là “giấy thông hành” để đưa nông sản vào thị trường khó tính trên thế giới. Tuy nhiên, giấc mơ thoát khỏi cảnh được mùa mất giá hay bị thương lái chèn ép khi nông sản được công nhận chuẩn GAP đã nhanh chóng tan biến. Hơn 10 năm qua, những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn chịu cảnh bán “trôi nổi”, giá thấp, thậm chí bị người tiêu dùng quay lưng.

Được công nhận Hợp tác xã [HTX] đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2009 nhưng hiện nay, HTX Rau an toàn Long Tuyền [phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ] vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Trao đổi với chúng tôi, ông Triệu Công Đỉnh, Giám đốc HTX Rau an toàn Long Tuyền cho biết: “HTX có 18 thành viên, sản xuất trên diện tích 9,8ha, chủ yếu là các mặt hàng rau ăn lá như: Cải xanh, cải ngọt, rau dền và các loại bầu, bí, mướp, dưa leo... Sản lượng rau an toàn mỗi ngày của HTX đạt 2-3 tấn nhưng tôi chỉ bán được cho các cửa hàng rau sạch khoảng 70kg. Số còn lại dù được trồng theo tiêu chuẩn an toàn cũng chỉ bán ra chợ như các loại rau thông thường. Siêu thị yêu cầu chứng nhận an toàn, đa dạng chủng loại nhưng số lượng mỗi đơn hàng rất ít, thời gian thanh toán tiền chậm khiến giá thành sản xuất, sơ chế và cả chi phí vận chuyển đều cao nên xã viên không đồng tình”.

Thực tế, sản xuất rau theo VietGAP thì người nông dân phải ghi chép nhật ký, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, như: Ngày giờ bón phân, phun thuốc… Hầu hết thuốc sử dụng đều là chế phẩm vi sinh. Chính vì thế, chi phí 1kg rau VietGAP cao hơn rau bình thường 500-1.000 đồng/kg, mẫu mã lại không đẹp mắt nên ít được người tiêu dùng lựa chọn.

Ngoài giá cả, chưa có sự khác biệt trong cách bao tiêu và mất niềm tin trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng là nguyên nhân khiến nông dân sản xuất theo chuẩn an toàn từ bỏ GAP. Hầu hết họ đều phải “tự sản, tự tiêu” nên giá trị nông sản và thu nhập không cao. Doanh nghiêp chưa mặn mà dẫn dắt nông dân làm theo kế hoạch hay đơn hàng của họ. Ông Ngô Tấn Phong, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Đại Thắng [xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang] cho biết: “Năm 2015, 18 thành viên HTX đăng ký tham gia nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP. Mấy chục tiêu chí để đạt được VietGAP đều được các thành viên của HTX thực hiện đầy đủ. Mỗi thành viên đầu tư hơn 8 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 180 triệu đồng cho HTX thực hiện VietGAP. Ban đầu, xã viên phấn khởi lắm. Nhưng cật lực mấy năm trời mới được chứng nhận, giá bán cá VietGAP bằng với cá thường do doanh nghiệp không bao tiêu, vì vậy xã viên cũng nản lòng”.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật [BVTV] tỉnh Hậu Giang cho biết: “Sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo các tiêu chuẩn VietGAP là không khó về kỹ thuật. Tuy nhiên, giữa người trồng, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng chưa “gặp nhau” nên để nhân rộng mô hình, bảo đảm lợi nhuận cho nông dân rất gian nan”.

Xây dựng lòng tin, chủ động liên kết

Để giải quyết đầu ra cho nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu, các điểm bán, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đang nỗ lực xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản được sản xuất theo chuỗi an toàn thực phẩm tại địa phương. Theo đó, tỉnh đã trực tiếp đứng ra làm cầu nối giúp nông dân đưa nông sản vào trong bếp ăn tập thể của các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang thông tin: “Chúng tôi tin tưởng, với cách làm này sẽ giúp bà con giải quyết được một lượng nông sản lớn. Minh chứng cụ thể là tại Công ty TNHH Lạc Tỷ II, trung bình mỗi ngày bếp ăn của đơn vị phục vụ 7.800 suất ăn cho cán bộ, công nhân làm việc tại đây. Chỉ tính riêng mặt hàng rau xanh, bình quân mỗi tuần đơn vị sử dụng khoảng 3.000kg”.

Tại TP Cần Thơ, để người tiêu dùng an tâm lựa chọn nông sản chuẩn VietGAP, anh Nguyễn Văn Phong, chủ trang trại Cần Thơ Farm [phường Long Hòa, quận Bình Thủy] cùng cộng sự đã mạnh dạn xây dựng nông trại ứng dụng công nghệ cao. Tất cả sản phẩm của Cần Thơ Farm đều có mã QR truy xuất nguồn gốc. Anh Phong nói. “Cách quảng bá tốt nhất chính là để khách hàng tự nhìn thấy và cảm nhận. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ kết hợp thuyết trình về quy trình sản xuất. Đồng thời tổ chức cho khách hàng tham quan và trải nghiệm thực tế về quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm hướng đến phát triển bền vững”.

THÚY AN

Video liên quan

Chủ Đề