Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta hiện nay

Trắc nghiệm: Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là?

A. Khắc phục tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

B.Tiến tới sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước

C.Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngoài nước

D.Nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của các vùng miền.

Trả lời:

Đáp án đúng: D.nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của các vùng miền.

- Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của các vùng miền.

Giải thích:

Mỗi vùng miền của nước ta lại có thế mạnh riêng để phát triển những ngành kinh tế khác nhau. Ví dụ như Tây Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển cây công nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện để phát triển cây lương thực, đánh bắt thủy hải sản, Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản có thể phát triển công nghiệp khai khoáng...

-> Việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất... có mục đích chủ yếu là nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của các vùng, miền.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các em nhé!

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoám hiện đại hóa đất nước.

* Xu hướng chung:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

=> Xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

- Khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

+ Trong nông nghiệp: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.

- Khu vực II:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh về giá cả, phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khu vực III:

+ Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

=> Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.

- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn...

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ VKT trọng điểm phía Bắc.

+ VKT trọng điểm miền Trung.

+ VKT trọng điểm phía Nam.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

Câu hỏi: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Đáp án đúng B.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở các khía cạnh như sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực Nông-lâm-thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Chọn B

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch, biểu hiện: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nói riêng sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nước ta.

19/06/2021 32,907

A. phân bố lại dân cư giữa các vùng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp.

Đáp án chính xác

C. cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng.

D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.

 Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. Chọn: B.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

Xem đáp án » 19/06/2021 9,041

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

Xem đáp án » 19/06/2021 5,876

Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

Xem đáp án » 19/06/2021 2,185

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta biểu hiện chủ yếu ở

Xem đáp án » 19/06/2021 1,774

Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án » 19/06/2021 1,751

Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án » 19/06/2021 1,290

Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải

Xem đáp án » 19/06/2021 1,277

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

Xem đáp án » 19/06/2021 1,023

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2014

Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta hiện nay

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 19/06/2021 747

Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

Xem đáp án » 19/06/2021 720

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

Xem đáp án » 19/06/2021 566

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

Xem đáp án » 19/06/2021 524

Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

Xem đáp án » 19/06/2021 463

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

Xem đáp án » 19/06/2021 375

Công cuộc Đổi mới của nước ta diễn ra vào năm nào?

Xem đáp án » 19/06/2021 188