Ăn chôm chôm có tốt không

Chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn không đúng cách chẳng khác nào "rước độc" vào người.

Ăn chôm chôm có tốt không

Chôm chôm là loại quả được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm

Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.

100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin

- Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

- Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

- Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

- Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Ăn chôm chôm có tốt không

Tại sao ăn dưa chuột không nên gọt vỏ và phải chà xát 2 đầu?

Sau khi biết được tại sao nên chà xát 2 đầu dưa chuột, chị em hãy trổ tài ngay món dưa chuột xào thịt cực ngon này.

Chôm chôm là loại quả phổ biến và bổ dưỡng, đem lại nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn từ giảm cân, tiêu hóa đến tăng khả năng chống nhiễm trùng. Vậy quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào mà chúng lại có những lợi ích tuyệt vời đến vậy?

Ăn chôm chôm có tốt không

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

Trả lời quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào?

Nếu chưa bao giờ ăn chôm chôm, bạn đừng để vẻ bề ngoài của nó làm bạn không thích. Khác với vẻ ngoài xù xì, nhiều gai mềm, cùi chôm chôm ngọt như kem, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.

Ăn chôm chôm có tốt không

Dinh dưỡng Carbs đến từ quả chôm chôm

Giống như hầu hết các loại trái cây, quả chôm chôm có thành phần chủ yếu là carbs. Có 31g carbs trong một chén chôm chôm đóng hộp và khoảng 1.4g đến từ chất xơ. 

Dữ liệu chất dinh dưỡng trong chôm chôm từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ không liệt kê hàm lượng đường trong chôm chôm nhưng một phần trong tổng số hàm lượng carbs ở trên có sự góp mặt của đường tự nhiên.

Ăn chôm chôm có tốt không

Chôm chôm đóng hộp dạng siro có lượng đường cao hơn trái cây tươi. Tùy thuộc vào độ chín của quả mà hàm lượng đường có sự thay đổi. Khi gai bên ngoài của quả chôm chôm còn xanh thì nó có vị chua, khi chuyển sang màu đỏ hoặc vàng thì hàm lượng đường của nó có thể tăng lên 20%.

Chôm chôm giàu vitamin và khoáng chất

Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào? Chôm chôm là nguồn thực phẩm cung cấp mangan, đồng, vitamin C, canxi, magie, kali và vitamin A tốt cho cơ thể. 150g chôm chôm có thể cung cấp 22% lượng mangan được khuyến nghị hàng ngày và 11% lượng đồng 9 (dựa trên khẩu phần ăn 2.000 calo/ ngày).

Cung cấp calo cho cơ thể

Ăn chôm chôm là cách để bổ sung lượng calo tuyệt vời cho cơ thể. Chôm chôm đóng hộp 150g cung cấp tới 72 calo, 94% trong số đó đến từ carbs, lượng còn lại đến từ protein (3%) và chất béo (2%).

Chôm chôm chứa protein

Thực tế, chôm chôm không phải là nguồn cung cấp chất đạm đáng kể. Một cốc chôm chôm chỉ cung cấp khoảng 1g protein.

Hàm lượng chất béo trong chôm chôm thấp

Hàm lượng chất béo trong chôm chôm rất thấp. Thực tế, mỗi cốc chôm chôm có hàm lượng chất béo dưới 0.5g, tốt cho sức khỏe của bạn.

Các giá trị dinh dưỡng khác trong chôm chôm

Ngoài những chất dinh dưỡng ở trên, quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào khác không? Câu trả lời là chôm chôm có rất nhiều dinh dưỡng khác. Bảng dữ liệu dưới đây được Monkey tổng hợp theo nghiên cứu về hàm lượng chất dinh dưỡng (100g) của chôm chôm từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Ăn chôm chôm có tốt không

Tên chất

Hàm lượng

Nước

78g

Canxi

22mg

Sắt

0.35mg

Phospho

9mg

Kali

42mg

Natri

11mg

Kẽm

0.08mg

Đồng

0.066mg

Vitamin C

4.9mg

Vitamin B1

0.013mg

Vitamin B2

0.022mg

Vitamin B3

1.35mg

Vitamin B5

0.018mg

Vitamin B6

0.02mg

Vitamin B9

8µg

Tiền chất vitamin A (Carotene)

2µg

13+ lợi ích giá trị dinh dưỡng chôm chôm đem lại cho cơ thể

Với những giá trị dinh dưỡng ở trên chôm chôm chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số lợi ích điển hình của loại quả này có thể bạn chưa biết:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường khá e dè trong việc ăn trái cây ngọt vì họ cho rằng làm như vậy chỉ khiến tình trạng bệnh của mình tồi tệ hơn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm thêm chôm chôm vào chế độ ăn uống của mình bởi các loại trái cây tươi nói chung và chôm chôm nói riêng có lượng đường rất thấp so với các loại đồ ngọt hoặc thực phẩm chế biến sẵn khác. 

Ăn chôm chôm có tốt không

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trung Quốc đăng tải trên tạp chí PLOS Medicine (Mỹ) đã chứng minh điều này. Nghiên cứu được thực hiện kéo dài 7 năm với 500 nghìn người trưởng thành tại quốc gia này. Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ trái cây nhiều hơn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng mạch máu.

Điều cần lưu ý ở đây là người bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây đóng gói đã qua chế biến như dạng sấy khô, siro... vì đa số chúng đều được thêm chất làm ngọt.

Chất dinh dưỡng trong chôm chôm giúp ngăn ngừa ung thư

Chôm chôm có chứa một số chất chống oxy hóa như anthocyanins, hợp chất phenolic, hợp chất methanolic. Mặc dù chưa có một nghiên cứu dài hạn nào về mối liên hệ giữa ăn chôm chôm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhưng các chất chống oxy hóa tuyệt vời trong loại quả này từ lâu đã được xác nhận có vai trò tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh. So với các loại chôm chôm sấy, siro thì chôm chôm tươi không qua chế biến có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất.

Ăn chôm chôm có tốt không

Có thể bạn chưa biết nhưng chôm chôm rất giàu vitamin C, chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể có thể hấp thu sắt dễ dàng hơn. Vitamin này cũng hoạt động giống như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào cơ thể không bị tổn hại. Ăn 5-6 quả chôm chôm sẽ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.

Dinh dưỡng chôm chôm giúp răng và xương chắc khỏe

Càng về già, tình trạng lão hóa liên quan đến xương và răng càng rõ. Dù không thể tác động vào quá trình này nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm sự nghiêm trọng của chúng bằng cách ăn uống lành mạnh, tích cực hoạt động thể chất.

Dinh dưỡng kali có trong chôm chôm và nhiều loại trái cây tươi khác có khả năng làm giảm bài tiết canxi trong nước tiểu chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Sự phản kháng của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các mầm bệnh và ngược lại, nếu hệ miễn dịch kém bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với bệnh tật. Bởi vậy, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là điều cần thiết.

Ăn chôm chôm có tốt không

Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể? Thực tế, quả chôm chôm có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, cùng với các chất chống oxy hóa khác như flavonoid giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh tật cho cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Ngoài duy trì sức khỏe xương và răng, nhiều người quan tâm quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào còn bởi tác dụng của nó trong phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Ăn nhiều trái cây có chứa kali như chôm chôm được chứng minh làm giảm tỷ lệ phát triển sỏi thận.

Hỗ trợ sức khỏe của tim mạch

Giống như nhiều loại trái cây tươi, chôm chôm có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chôm chôm cung cấp kali giúp giảm huyết áp; chất xơ trong loại quả này cũng có khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, folate và các vitamin B trong nó còn giúp giảm 26% nguy cơ đột quỵ (Theo Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ).

Ăn chôm chôm có tốt không

Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C trong chôm chôm còn giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh

Chôm chôm là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn ngừa táo bón và cải thiện các triệu chứng của một số rối loạn đường ruột.

Ăn chôm chôm có tốt không

Khoảng một nửa chất xơ trong thịt của chôm chôm là không hòa tan, giúp đào thải phân dễ dàng ra khỏi cơ thể. Một nửa còn lại là chất xơ hòa tan, cung cấp thức ăn cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn. Đây là những vi khuẩn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, chẳng hạn như axetat, propionat và butyrate nuôi các tế bào trong ruột của bạn.

Các axit béo chuỗi ngắn này cũng có thể làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của rối loạn đường ruột, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Duy trì cân nặng hợp lý

Chôm chôm có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu nước và chất xơ. Sự kết hợp tuyệt vời này có thể ngăn chặn cảm giác thèm ăn và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp quản lý cân nặng dễ dàng. 100g chôm chôm tươi có thể cung cấp đến trên 70 calo, 1.3-2g chất xơ.

Ăn chôm chôm có tốt không

Chống nhiễm trùng

Các hợp chất khác nhau được tìm thấy trong cùi và vỏ chôm chôm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, chống lại nhiễm trùng. Quả chôm chôm có thể góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C, có thể khuyến khích sản xuất các tế bào bạch cầu cơ thể.

Tăng cường thị lực

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể có liên quan đến các vấn đề về mắt, ban đầu là các triệu chứng nhẹ nhưng nếu để lâu không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh, bổ sung loại vitamin này là điều bạn nên làm. Và chắc chắn chôm chôm sẽ là loại quả dễ dàng để bạn lựa chọn.

Ăn chôm chôm có tốt không

Phòng thiếu máu

Chôm chôm chứa một lượng lớn sắt giúp bổ sung và nuôi dưỡng tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp bạn phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

Bởi vậy những người bị bệnh lý gây mất máu như viêm loét dạ dày, u chảy máu trĩ hay phụ nữ bị rong kinh, cường kinh... nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 

Giảm cholesterol xấu trong cơ thể

Cholesterol xấu (LDL) khiến mỡ tích tụ trong động mạch, dễ gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy, tìm cách loại bỏ hay giảm ngừa cholesterol xấu được rất nhiều người quan tâm.

Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào giúp cơ thể giải quyết tình trạng này? Thật may mắn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chôm có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại cholesterol xấu trong cơ thể. Vì thế, đừng quên thêm loại quả này vào thực đơn hàng ngày của gia đình bạn nhé.

Trẻ hóa da

Da là cơ quan rất mỏng, chịu nhiều tác động trực tiếp từ môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời. Có một làn da khỏe mạnh là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là nữ giới. Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào lại có thể giúp trẻ hóa da? Câu trả lời protein và các khoáng chất trong nó. Protein trong trái chôm chôm có khả năng thay thế các tế bào chết trên bề mặt da bằng các tế bào mới, giúp da khỏe mạnh và tươi tắn hơn.

Ăn chôm chôm có tốt không

Biết được lợi ích này của chôm chôm, chắc chắn bạn sẽ không phải chi quá nhiều tiền để chăm sóc da nữa!

Tóc khỏe mạnh và óng mượt

Chôm chôm có thể giúp mái tóc của bạn khỏe mạnh và bồng bềnh hơn? Đó hoàn toàn là sự thật bởi loại trái cây này có chứa kẽm và protein, giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh.

Không những vậy, quả chôm chôm còn chứa folate (vitamin B9), vitamin C giúp cải thiện hấp thụ sắt, ngăn nguy cơ thiếu máu trong cơ thể - nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tổng hợp collagen, giúp tóc siêu mượt và bồng bềnh hơn.

Thường xuyên ăn loại trái cây này chắc chắn bạn sẽ chẳng cần phải bỏ quá nhiều tiền để mua những loại dầu dưỡng đắt tiền.

Xem thêm: 

  • Xoài có chất dinh dưỡng gì? 11+ lợi ích chúng đem lại cho sức khỏe của bạn
  • Chất dinh dưỡng đa lượng là gì? Vì sao chúng cần thiết cho cơ thể

Cách ăn và bảo quản chôm chôm đúng cách

Dù trái chôm chôm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể ăn uống tùy thích. Tiêu thụ quá nhiều chôm chôm cũng không tốt, nó có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong cơ thể. Ăn 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày là số lượng hợp lý bạn nên cân nhắc.

Ăn chôm chôm có tốt không

Ngoài ăn chôm chôm tươi trực tiếp, bạn có thể làm sinh tố chôm chôm, ăn kèm salad, làm mứt, làm chôm chôm đông lạnh sử dụng trong các loại cocktail…

Chôm chôm mua về ăn càng sớm càng tốt. Nếu chưa thể ăn hết ngay, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản sau:

  • Cắt bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước, cho chôm chôm vào túi nilon buộc chặt và bảo quản ngăn mát, nhiệt độ lý tưởng để giữ trái tươi lâu là 8-15 độ C, độ ẩm 90-95%.

  • Bỏ hạt, tách lấy cùi chôm chôm bỏ vào hộp và bảo quản mát.

  • Lọc cùi chôm chôm ngâm với đường trong lọ thủy tinh đậy kín, đem bảo quản ngăn mát để pha nước uống dần.

Ăn chôm chôm có gặp tác dụng phụ không?

Dù trường hợp dị ứng chôm chôm không nhiều nhưng những người có cơ địa dễ bị dị ứng cũng nên chú ý khi lần đầu ăn trái cây này. Một số triệu chứng có thể gặp bao gồm: Ngứa mắt, nổi mề đay, sưng họng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy ngừng ăn và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Ăn chôm chôm có tốt không

Là loại quả rẻ và phổ biến nên chúng ta có thể dễ dàng thêm chôm chôm vào nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày cho gia đình. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào”. Chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích và đừng quên đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác liên quan đến dinh dưỡng, gia đình, nuôi dạy con… được chia sẻ trên website của Monkey đều đặn mỗi ngày bạn nhé! 

Ăn chôm chôm có tác dụng gì không?

Các nghiên cứu mới đây nhất cho thấy chôm chôm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và chứng huyết áp cao. Điều này được lý giải là do chôm chôm rất giàu protein, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt… Chúng khả năng kiểm soát đường huyết rất hiệu quả.

Chôm chôm chứa vitamin gì?

Chôm chôm rất giàu vitamin C, loại vitamin này thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu mà cơ thể cần để chống lại nhiễm trùng. Vỏ chôm chôm đã được dùng từ rất lâu để chống lại nhiễm trùng, bởi chúng có chứa các hợp chất thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.

Những người nào không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt cao, nhiều đường chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn. Những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng và có cảm giác hay “bốc hỏa” cũng không nên ăn quá nhiều chôm chôm.

Chôm chôm có tính gì?

Chôm chôm là trái cây mùa hè vị ngọt, hơi chua, dễ ăn. Đây là loại trái cây chứa hàng loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, sắt, đồng, kali, magie, mangan, vitamin B3, A, C, B9… Ngoài ra trong loại trái này còn chứa khá lớn hàm lượng chất xơ tự nhiên.