Bạc liêu là ở đâu

Thành phố Bạc Liêu là thành phố thuộc tỉnh Bạc Liêu. Hiện TP Bạc Liêu là đô thị loại 2 và nằm ở bên bờ rạch Bạc Liêu ở phía Đông của tỉnh cách biển 10 km là trung tâm hành chính và đầu mối giao lưu trong và ngoài tỉnh. - Diện tích:175,25 km2

- Dân số: 190.045 người [2014]

UBND Thành phố Bạc Liêu: 07813.827530Thành phố Bạc Liêu có vị trí địa lý: Phía Đông Bạc Liêu giáp với thị xã Vĩnh Châu, của tỉnh Sóc Trăng. Phía Nam TP Bạc Liêu giáp với biển Đông. Phía Bắc TP Bạc Liêu giáp với huyện Vĩnh Lợi. Phía Tây Bạc Liêu giáp với huyện Hoà Bình.Thời Pháp thuộc
Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận ngày 20/12/1899. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Lợi vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu.
Toàn quyền Đông Dương ngày 18/12/1928, thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Nhiều gia đình hạng cự phú có con cái ăn tiêu phóng khoáng "thả cửa" nên danh từ "công tử Bạc Liêu" đã xuất hiện để chỉ giới dân chơi giàu có miền Lục tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
Giai đoạn 1956-1975
*Việt Nam Cộng hòa Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV ngày 22/10/1956 để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn–Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Trước đó tỉnh lỵ Bạc Liêu đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng".

Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV ngày 8/9/1964 quy định kể từ ngày 01/10/1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu từ việc tách các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu khi đó lại có tên là "Vĩnh Lợi". Xã Vĩnh Lợi vẫn tiếp tục giữ hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc trong giai đoạn 1964-1975.


*Chính quyền Cách mạngChính quyền cách mạng cắt 2 làng Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch để thành lập thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu năm 1957 và đưa thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý trong gia đoạn 1964-1973. Thị xã Bạc Liêu lúc này vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu tháng 11/1973, lúc này thị xã Bạc Liêu trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Địa bàn thị xã Bạc Liêu tương ứng với xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Trạch cùng thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975 vẫn đặt thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay


Tỉnh Minh Hải tháng 2/1976, được thành lập trên cơ sở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Thị xã Bạc Liêu lúc này bị đổi tên thành thị xã Minh Hải và được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải trong thời gian từ 1976-1984. Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP ngày 29/12/1978, về việc phân vạch địa giới hành chính thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải. Thị xã Minh Hải có 8 phường và 7 xã. Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP ngày 25/07/1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã của thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải:

Xã Vĩnh Trạch chia thành 2 xã lấy tên là xã Vĩnh Hòa và xã Vĩnh Thuận.

Xã Vĩnh Lợi chia thành 2 xã lấy tên là xã Vĩnh Thành và xã Vĩnh Hiệp Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT n gày 17/5/1984 về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải. Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT ngày 18/12/1984 về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT ngày 14/2/1987, về việc sáp nhập xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành thành xã Hiệp Thành.


Ngày 2/2/1991, nhập phường 4 vào phường 7,nhập phường 6 vào phường 5, nhập phường 1 vào phường 3 và phường 8; nhập 2 xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Thuận thành một xã Thuận Hòa.Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết ngày 06/11/1996 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh.Chia tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Thị xã Bạc Liêu khi đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bạc Liêu. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP ngày 25/8/1999 về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu. Chia xã Thuận Hòa thành 2 xã:Vĩnh Trạch Đông và Vĩnh Trạch. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP ngày 13/5/2002, về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Thành lập phường 1 thuộc thị xã Bạc Liêu từ diện tích tự nhiên và dân số của phường 7.

Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP Ngày 24/12/2003, thành lập xã, phường thuộc các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hồng Dân,Đông Hải, Giá Rai, và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thành lập phường Nhà Mát thuộc thị xã Bạc Liêu từ diện tích và dân số của xã Hiệp Thành.


Thị xã Bạc Liêu cuối năm 2004, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc: phường 1, phường 2, phường 3, phường 5, phường 7, phường 8, phường Nhà Mát, xã Vĩnh Trạch, xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông. Thị xã Bạc Liêu ngày 5/2/2007, đã được công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP ngày 27/8/2010, về việc thành lập THÀNH PHỐ BẠC LIÊU thuộc trực thuộc tỉnh Bạc Liêu từ diện tích tự nhiên, dân số thuộc của thị xã Bạc Liêu. Thành phố Bạc Liêu có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường: 1,2,3,5,7,8, Nhà Mát và 03 xã: Vĩnh Trạch, Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông.Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 16/4/2014, công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Trước đây, thị xã Bạc Liêu vốn là một trong các đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và còn hơn cả thị xã Cà Mau. Do bị mất vai trò là tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải trong một thời gian khá dài [1985-1996], thị xã Bạc Liêu cũ [ngày nay là thành phố Bạc Liêu] lại tiếp tục dần dần thua kém các thị xã khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu mới được nâng cấp trở thành thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu năm 2010. Trong vòng 4 năm từ năm 2010 đến năm 2014 thành phố Bạc Liêu đã trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là một niềm hãnh diện, một nguồn động lực to lớn cho nhân dân thành phố Bạc Liêu nói riêng và toàn tỉnh Bạc Liêu nói chung.

Trong thời gian qua, những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, nhất là từ khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1779/QĐ-BXD, ngày 26/12/2006 về việc công nhận thị xã Bạc Liêu là đô thị loại III. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên tạo ra những bước đột phá về phát triển đô thị. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện nay đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới tương đối đồng bộ. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tăng nhanh đạt mức 12,7%, có 04 tuyến xe buýt mỗi ngày đưa đón khoảng 5.700 lượt hành khách. Mạng lưới chiếu sáng đô thị của thành phố được mở rộng và phủ kín địa bàn. Hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện có 02 nhà máy nước với công suất khai thác 2.200 m3/ngày đủ để cung cấp cho hơn 98% dân số khu vực nội thị với mức bình quân 115 lít/người/ngày. Hệ thống thoát nước các tuyến đường nội ô trên địa bàn đã được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới, với tổng chiều dài 145 km. Nhiều khu di tích văn hóa-lịch sử, danh lam thắng cảnh được đầu tư, tôn tạo và nâng cấp, như:khu du lịch ven biển Nhà Mát, Khu di tích cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu,khu du lịch vườn nhãn, sân chim Bạc Liêu, Khu du lịch Phật Bà Nam Hải, quần thể kiến trúc khu du lịch nhà Công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán,khách sạn, các nhà hàng, khu ẩm thực…Mạng lưới chợ phường, chợ trung tâm, được nâng cấp cải tạo, các khu phố chợ, chợ khu vực cũng được chỉnh trang đầu tư nâng cấp. Thành phố hiện có 04 trung tâm thương mại: chợ Bạc Liêu A, Công ty Bách hóa tổng hợp, siêu thị Vinatex, chợ Bạc Liêu B...Năm 2009 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.640 tỷ đồng.Những thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố đã từng bước cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào thành phố, nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của thành phố về phát triển kinh tế thương mại-du lịch-dịch vụ.

Thành phố Bạc Liêu có đầy đủ những ưu thế để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội với vị trí là trung tâm hành chính-chính trị, văn hóa-xã hội, kinh tế, dịch vụ, khoa học-kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh. TP Bạc Liêu Là đầu mối giao thương với các tỉnh. Nét đặc trưng và cũng là niềm tự hào của nhân dân thành phố Bạc Liêu là nơi sinh ra bài "Dạ cổ Hoài lang"; với các giai thoại về Công tử Bạc Liêu; về gốc xoài có niên đại 300 năm tuổi, đồng hồ đá, sân chim, vườn nhãn, khu du lịch tâm linh Phật Bà Nam Hải… đã được công chúng cả nước và du khách gần xa biết đến.

Đồng hồ mặt trời Chùa Vĩnh ĐứcChùa Xiêm Cán [Chùa Komphir Sakor Prêchru]Biểu tượng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa của tỉnh Bạc Liêu tại Quảng trường Hùng VươngThành Hoàng Cổ Miếu [Chùa Minh]

Khu lưu niệm nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu: Điểm du lịch đặc biệt của Bạc Liêu


Thành phố Bạc Liêu

Quảng trường Hùng Vương

Khu lưu niệm nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu

Thông tin về Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bạc Liêu, Bạc Liêu

Video liên quan

Chủ Đề