Be hai tuổi có nên đánh đòn

Trong các phương pháp dạy con, đánh đòn có lẽ là chủ đề gây tranh luận gay gắt và lâu nhất giữa các bậc phụ huynh. Đa số chúng ta đều đã làm việc này, dù không nhiều, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cùng nhiều chuyên gia, tổ chức đã lên tiếng phản đối.

Tiến sĩ George Holden, Chủ tịch Khoa Tâm lý học, Đại học Southern Methodist, giải thích việc đánh con cái không hoàn toàn thể hiện bố mẹ là người xấu. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu liên quan đều chỉ ra các hình phạt về thân thể có tác động rất tiêu cực.

Tại sao bố mẹ lại đánh đòn trẻ?

Theo tiến sĩ Holden, một số phụ huynh đánh con vì tin rằng đó là một phương pháp kỷ luật hiệu quả. "Chúng ta cũng thường bị bố mẹ đánh đòn, vẫn lớn lên và có công việc tốt nên có thể nhiều người cho rằng đây là cách đúng đắn trong việc nuôi dạy con cái", ông nói.

Bên cạnh đó, một số người lớn lại đánh con như cách trút giận khi con không nghe lời, hoặc không đáp ứng sự kỳ vọng. Trong những gia đình căng thẳng về tài chính, việc đánh đòn con cái diễn ra thường xuyên và có mức độ cao hơn bình thường.

Đánh đòn có hiệu quả không?

Hầu hết chuyên gia đều đồng ý rằng đánh đòn không phải là hình thức kỷ luật hiệu quả. AAP khẳng định không ủng hộ chuyện này vì nó khiến trẻ bị tổn thương thể chất và lòng tự trọng.

Một nghiên cứu năm 2016 từ AAP cho kết quả, trong số 787 bác sĩ được khảo sát, chỉ 6% có thái độ tích cực với việc đánh đòn, trong khi chỉ 2,5% "mong đợi kết quả tích cực từ hình phạt này".

Vậy tại sao đánh đòn lại không hiệu quả? Nó không thay đổi hành vi của con người bởi chỉ mang tính chất ngăn chặn các hành động tiêu cực trong thời gian ngắn. Chuyên gia chia sẻ, bạn có thể đánh một đứa trẻ và chúng sẽ dừng lại vì giật mình. Tuy nhiên, đánh đòn không dạy trẻ phải làm gì tiếp theo và việc tạm dừng đó không ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của hành vi vào các ngày tiếp theo. "Đứa trẻ sẽ không nhớ những gì chúng làm sai mà chỉ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh", ông Holden nói.

Be hai tuổi có nên đánh đòn

Ảnh: Shutterstock

Tác động tiêu cực của đánh đòn

Nếu làm việc này từ mức độ vừa phải đến thường xuyên, bạn có thể gây ra một số vấn đề bất lợi đến tâm lý, tình cảm và hành vi của trẻ.

Thứ nhất, tạo ra hành vi hung hăng và chống đối xã hội. Những đứa trẻ bị bố mẹ đánh có thể dùng bạo lực khi chúng cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. Sau này khi có gia đình, việc này có thể lặp lại như một vòng tuần hoàn khi chúng lại đánh con cái mình.

Thứ hai, gây nguy cao về các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng, tăng khả năng trẻ tìm đến chất kích thích trong tương lai. Việc bất ổn tâm lý cũng khiến thành tích học tập của trẻ bị ảnh hưởng, kết quả sa sút trong cách kỳ thi. Nếu không may, bố mẹ có thể đánh vào các vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ, dẫn đến việc bị thương nghiêm trọng. Việc này cũng tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về thể chất như tim và các vấn đề hô hấp.

Thứ ba, việc này gây tác động rất xấu đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Tiến sĩ Holden cho biết, những người sử dụng đòn roi thường xuyên rất ít khi có mối quan hệ tốt đẹp với con cái. Đứa trẻ sẽ sợ hãi, không dám đến gần, tâm sự với bố mẹ vì sợ bị trừng phạt.

Những lựa chọn tốt hơn việc đánh đòn

Bạn cần hiểu, kỷ luật là dạy dỗ còn đánh đòn là trừng phạt. Rất nhiều người không đánh con nhưng đứa trẻ vẫn lớn lên, phát triển tốt nên hiển nhiên, đánh đòn không phải lựa chọn duy nhất trong phương pháp nuôi dạy của bạn.

Với mỗi độ tuổi của trẻ, bạn cần áp dụng các phương pháp dạy dỗ, kỷ luật khác nhau. Ví dụ, khi trẻ mới biết đi, bạn có thể đánh lạc hướng trẻ khỏi hành động tiêu cực hoặc ngăn nó xảy ra ngay từ đầu.

Với trẻ lớn hơn, bạn cần giáo dục tập trung vào sự hợp tác và phát triển mối quan hệ xã hội. Bạn nên tuân thủ ba nguyên tắc: khen ngợi và thể hiện tình cảm khi trẻ làm tốt, xử lý các hành vi tiêu cực bằng hình phạt nhẹ, ngắn gọn như tạm dừng hoặc tước bỏ các quyền trẻ đang có, khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và cho trẻ biết hành vi nào không được chấp nhận.

Vào tuổi lên 3, trọng lượng não bộ đã lớn gấp đôi so với lúc sơ sinh, đây cũng là lúc trẻ phát triển mạnh mẽ về mặt nhận thức. Ở thời điểm này, phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách trẻ khi lớn lên.

3 tuổi, trẻ hiểu được hầu hết các hiệu lệnh đơn giản của người lớn, nhưng chúng không ngoan ngoãn làm theo như hồi còn nhỏ mà thường xuyên có tư tưởng chống đối. Việc đó đôi khi khiến chúng ta phát điên và muốn xử lý chúng bằng đòn roi. Nhưng bạn có bao giờ tìm hiểu về việc có nên đánh trẻ 3 tuổi, và hậu quả đằng sau những trận đòn là gì không?

  • Xử lý thế nào khi con ăn vạ?
  • Có nên cho trẻ 3 tuổi đi học để con ngoan hơn không?

Be hai tuổi có nên đánh đòn
Có nên đánh trẻ 3 tuổi không?

Nội dung chính trong bài

  • 1 Có nên đánh trẻ 3 tuổi không?
  • 2 Còn lại gì sau những trận đòn?
  • 3 Không nên đánh trẻ lên 3, vậy dạy con bằng cách nào?

Có nên đánh trẻ 3 tuổi không?

Nói về vấn đề có nên đánh trẻ 3 tuổi hay không, chúng ta nhận được 2 luồng ý kiến, một là ủng hộ, hai là phản đối.

Nhiều người cho rằng đòn roi là một phương pháp giáo dục, người khác lại cho rằng đó chỉ là một cách để cha mẹ giải toả sự tức giận của bản thân, đương nhiên mỗi người đều có những lý lẽ của riêng mình.

Không ai tự nhiên đánh một đứa trẻ 3 tuổi khi chúng đang ngoan ngoãn. Ở độ tuổi này, chúng thường xuyên ương bướng khó bảo, việc đó khiến cha mẹ phát điên, và kết quả là: ăn đòn!

Chúng ta hay biện minh rằng đánh con để chúng ngoan hơn, biết nghe lời hơn, nhưng thật ra là vì cha mẹ không thể kiềm chế được sự tức giận đang sục sôi trong cơ thể mình mà thôi.

Có nhiều người rất buồn cười, đánh con đau nhưng lại không cho con khóc. Hoặc đánh con xong lại ra xin lỗi, dỗ dành con, nhưng lần sau nếu con phạm lỗi giống như vậy thì lại đánh, rồi lại an ủi tiếp, cứ một vòng luẩn quẩn như vậy. Kết quả đứa trẻ bối rối không biết mình làm sai hay đúng.

Vậy thì chúng ta có nên đánh trẻ 3 tuổi không?

Không. Đánh đòn không phải là phương pháp, nó là sự bất lực, yếu kém trong cách giáo dục con. Và suy cho cùng thì đòn roi về bản chất chính là sự hành hạ thể xác đơn thuần. Bàn tay của cha mẹ là để che chở, chứ không phải để hành hạ con.

Be hai tuổi có nên đánh đòn
Đánh con đơn thuần là một hình thức hành hạ thể xác

Còn lại gì sau những trận đòn?

Trước đây con rất ngoan, nhưng từ khi lên 3 con gần như biến thành một người khác, ương bướng, khó bảo và hay ăn vạ. Nghĩ rằng do đã quá chiều con, tôi quyết định thay đổi phương pháp, dùng roi vọt để đàn áp lại. Con không dọn đồ chơi, ném đồ ăn xuống sàn, không chịu ngủ đúng giờ, chọc tay vào ổ điện…, tất cả đều được giải quyết nhanh chóng bằng những trận đòn.

Trời mùa đông rất lạnh, nhưng thay vì ôm mẹ như những ngày còn bé thì con lại chọn cách nằm nép sát vào góc giường. Dỗ ngọt nhạt để con lại gần nhưng không ăn thua, tôi tức giận đuổi con xuống đất. Con lập tức răm rắp làm theo như một cái máy, có lẽ vì sợ mẹ đánh. Con sẵn sàng chọn nằm dưới sàn thảm lạnh lẽo chứ không chọn mẹ.

Mẹ vẫn hôn trán tạm biệt con mỗi sáng tới lớp, nhưng không biết bao lâu rồi con không còn ôm cổ thủ thỉ vào tai rằng “mẹ ơi con yêu mẹ!”. Ánh mắt con nhìn mẹ không còn trìu mến, ấm áp như trước mà thay vào đó là nỗi sợ hãi, có khi là cả căm ghét.

Nhớ hồi còn bé, khi bị mẹ đánh tôi đã gào lên “mẹ độc ác như con mụ phù thủy!”, có khi bây giờ con cũng đang nghĩ về tôi như thế.

Tôi nhận ra những trận đòn không khiến con ngoan hơn, chúng chỉ khiến mẹ con xa cách hơn.

Be hai tuổi có nên đánh đòn
Đòn roi khiến mẹ con xa cách hơn

Vậy thì trước khi suy nghĩ xem có nên đánh trẻ 3 tuổi không, chúng ta hãy nghĩ về hậu quả của những trận đòn.

Trước hết, đòn roi chính là bức tường ngăn cách cha mẹ và con cái. Sau những trận đòn, tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ không còn, thứ còn sót lại là nỗi sợ hãi.

Sự sợ hãi ấy chính là lưỡi dao kìm hãm và chặt đứt tiềm năng phát triển của con, đặc biệt trong độ tuổi lên 3 trẻ đang phát triển mạnh mẽ về nhận thức, con không dám làm bất cứ thứ gì vì sợ cha mẹ đánh.

“Tôi lớn lên bằng những trận đòn nhưng vẫn sống tốt đấy thôi, nên con tôi cũng ăn đòn chẳng có gì lạ cả!” – bằng chứng cho việc những trận đòn hồi nhỏ khiến những đứa trẻ có xu hướng bạo lực hơn sau khi trưởng thành.

Nghiêm trọng hơn, đánh trẻ 3 tuổi còn có thể gây ra những tổn thương nặng nề về thể xác, tâm lý mà mãi mãi không thể bù đắp được.

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi hay đái dầm, quấy khóc ban đêm có phải bệnh không?

Không nên đánh trẻ lên 3, vậy dạy con bằng cách nào?

Phương pháp dạy con không đòn roi đang được khuyến khích và thực tế đã cho thấy chúng hiệu quả hơn so với những trận đòn giáng lên thân xác trẻ.

Chúng ta dùng đòn roi để ngăn chặn hành vi sai trái của trẻ một cách nhanh chóng, nhưng lại quên mất không giải thích với con tại sao làm như thế là sai, và phải làm thế nào cho đúng.

Be hai tuổi có nên đánh đòn
Thay vì đánh đòn, hãy kiên nhẫn giải thích đúng – sai với con

Chúng ta không muốn ai động vào mình khi đang mệt mỏi hay tức giận, nhưng lại dùng bạo lực để đàn áp và tấn công khi con ngang bướng (mà nguyên nhân cũng vì chúng đang khó chịu vì một vấn đề nào đó).

Nếu cảm thấy con quá hư đến nỗi không thể kiềm chế được, hãy tạm rời mắt khỏi con để giữ bình tĩnh, sau đó suy nghĩ chu toàn đúng sai. Thay vì dùng đòn roi để cấm đoán, hãy cùng con đưa ra giải pháp.

Bản thân cha mẹ cũng nên là tấm gương tốt để con noi theo, trẻ lên 3 là tờ giấy trắng, chúng ta vẽ lên thứ gì thì sẽ là thứ đó. Vì vậy thay vì vẽ những điều u ám, đen tối, hãy cho con một bức tranh vui vẻ đầy màu sắc và tràn ngập tình yêu thương nhé!