Bệnh viện thẩm mỹ tiếng anh là gì

          Chúng ta thường thắc mắc rằng: bác sĩ nội trú tiếng anh là gì, bác sĩ tâm lý tiếng anh là gì, bác sĩ thẩm mỹ tiếng anh là gì, bác sĩ đa khoa tiếng anh là gì. Hôm nay Native Speaker xin giới thiệu một số từ vựng tiếng Anh về các tên gọi của các bác sĩ trong bệnh viện.

Resident physician: bác sĩ nội trú

Family practitioner: bác sĩ gia đình

Podiatrist: bác sĩ phẩu thuật

Pediatrician: bác sĩ nhi khoa

Endocrinologist: bác sĩ nội tiết

Neurologist: bác sĩ thần kinh

Rheumatologist: bác sĩ thấp khớp

Allergist/Immunologist: bác sĩ dị ứng/ Miễn dịch học

Orthopedist: Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình

Cardiologist: Bác sĩ tim mạch

Gastroenterologist: Bác sĩ chuyên về tiêu hóa

Radiologist: Bác sĩ chuyên về X quang

Dermatologist: Bác sĩ da liễu

Anesthesiologist: Bác sĩ gây mê

Otolaryngologist: Bác sĩ tai mũi họng

Urologist: Bác sĩ chuyên khoa niệu

Oncologist: Bác sĩ chuyên khoa ung thư

Ophthalmologist: Bác Sĩ nhãn khoa

Emergency Physician: Bác sĩ cấp cứu

Pulmonologist: Bác sĩ chuyên về phổi

Nephrologist: Bác sĩ chuyên về thận

Psychiatrist: Bác sĩ tâm lý

Eastern medical doctor: bác sĩ đông y

General Practitioner (GP) : bác sĩ đa khoa

Obstetrician: bác sĩ sản khoa

Obstetrician-gynecologist: bác sĩ phụ khoa

Orderly: hộ lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bệnh viện thẩm mỹ tiếng anh là gì
Bên trong một tiệm thẩm mỹ
Bệnh viện thẩm mỹ tiếng anh là gì
Bên ngoài một tiệm thẩm mỹ ở Hồng Kông

Thẩm mỹ viện hay tiệm làm đẹp hay mỹ viện (tiếng Anh: Beauty Salon) là một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ, thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. Các biến thể khác của loại hình kinh doanh này bao gồm các tiệm làm tóc, tiệm làm móng và spa. Thẩm mỹ viện cung cấp dịch vụ tổng quát liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp từ thẩm mỹ da mặt, chăm sóc bàn chân, liệu pháp oxy, tắm bùn, và vô số các dịch vụ khác.

Một số dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Massage (Mát-xa), là một phương pháp điều trị làm đẹp phổ biến, với thủ thuật làm đẹp cho da (bao gồm cả việc áp dụng các sản phẩm làm đẹp) và để thư giãn.
  • Chăm sóc da mặt (với các phương pháp như đắp mặt nạ, cạo lông tơ...
  • Làm móng tay (người Việt ở hải ngoại hay gọi là làm nail) gồm cắt tĩa, tô, sơn... móng tay và móng chân
  • Các phương pháp điều trị như tẩy lông.
  • Làm tóc: Gội đầu, uốn, ép, duỗi tóc, nhuộm tóc, cắt tóc, phi-dê, xù...
  • Xóa nếp nhăn
  • Nâng mũi
  • Sụp mí mắt
  • ...

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, thẩm mỹ viện được cho rằng đó là nơi của những người giàu, những ai muốn "đốt tiền" và lúc đó số lượng các thẩm mỹ viện còn ít, ngày nay ở Việt Nam, thẩm mỹ viện được phát triển và người đã có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại hình này. Tính trung bình mỗi thành phố lớn cũng có từ 2 đến 3 thẩm mỹ viện mọc lên nhưng các thẩm mỹ viện này mở ra không theo một tiêu chuẩn nào cả, vì thế mà xuất hiện không ít những mỹ viện kém chất lượng. Và đã có những hậu quả đáng tiếc từ việc làm đẹp.[1] [2]

Giữa các mỹ viện luôn có một cuộc đua ngầm về mặt tiền cơ sở, hệ thống máy móc, nhãn hiệu sản phẩm và thậm chí là cả trình độ tay nghề của thẩm mỹ viện... từ đó có sự phân thành hai loại cao cấp và trung bình. Danh dịch vụ của các mỹ viện ngày càng tăng, với các loại hình chăm sóc sắc đẹp từ massage mặt, massage body, giảm béo bằng phi thuyền, tắm trắng đến trẻ hoá toàn thân, tẩy lông, nâng nở ngực bằng sóng siêu âm..., giải phẫu sắc đẹp cũng phong phú và đa dạng như căng mặt, nâng mũi, phun, xăm mắt... có Thẩm mỹ viện bị tố cáo tính phí dịch vụ với giá rất cao và ép buộc khách hàng.[3]

Ở Việt Nam, thẩm mỹ viện lừa đảo rất phổ biến. Viện thẩm mỹ lừa đảo có trăm phương ngàn kế, từ thẩm mỹ viện "ma", làm dịch vụ không phép, quảng cáo trên trời, đánh tráo khái niệm làm đẹp… để móc túi người tiêu dùng nhanh và nhiều nhất.[4]

Hiện tại ở Hồ Chí Minh, có rất ít công ty uy tín trong ngành chuyển nhương Spa, giúp cho các bên mua và bán spa thuận lợi trong giao dịch. Liên tục là các sự việc liên quan tới pháp lý và tài sản. Chỉ có 2 đơn vị mạnh nhất trong ngành này là Chợ tốt và Sang nhượng Spa Minh Tân.[5]

Nhiều thẩm mỹ viện lừa đảo tự quảng cáo và ‘liều’ thực hiện các dịch vụ không được cấp phép, báo động sự nguy hiểm đến sự an toàn của khách hàng có nhu cầu làm đẹp.[6][7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Người phụ nữ tử vong tại thẩm mỹ viện đã được nâng ngực trước đó”. Báo điện tử Dân Trí. 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ "Quả đắng" của gã trai chi gần 200 triệu cho bạn gái làm đẹp”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Thẩm mỹ viện Tuyết Linh,dịch vụ kiểu 'cơm tù", đe dọa xin răng nhà báo”. Phapluatvn.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Thẩm mỹ viện lừa đảo: Những chiêu trò được tiết lộ bởi bác sĩ ngành thẩm mỹ”. giadinhmoi.vn. Truy cập 14 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ “Sang nhượng Spa Thành phố Hồ Chí Minh”. sangnhuongspa.info. Truy cập 14 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ “Thẩm mỹ viện lừa đảo: Quảng cáo dịch vụ không phép, đẩy giá, bán khách lòng vòng”. giadinhmoi.vn. Truy cập 15 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ “Số phận của những ca phẫu thuật thẩm mỹ mũi hỏng sẽ đi về đâu?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.