Bị hậu sản sau sinh là gì

Ảnh minh họa. Nguồn: independent.co.uk

Việc em bé chào đời là một niềm vui lớn cho cả gia đình nhưng nó cũng gây không ít những biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Sau khi sinh, chị em gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng như kiêng cữ để phòng tránh các vấn đề về hậu sản.

Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kỳ 3 tháng sau khi sinh còn y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần [42 ngày] kể từ ngày sinh.

Sở dĩ có thời gian như vậy vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục [ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con] dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Như vậy bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kỳ hậu sản. Các bà mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản.

Những vấn đề có thể gặp trong thời gian hậu sản

Băng huyết

Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất [nguy cơ cao nhất trong 24 giờ sau khi sinh] và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ nhau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi,… Tùy từng nguyên nhân [đờ tử cung, sót nhau, rách đường sinh dục…] mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.

Một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh:

- Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to.

- Chuyển dạ kéo dài; nhiễm khuẩn ối.

- Sót nhau trong buồng tử cung.

- Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.

- Tiền sử sảy, nạo, hút thai nhiều lần.

- Từng bị sót nhau viêm niêm mạc tử cung.

- Sau đẻ non, đẻ thai lưu.

- Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.

- Dây nhau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng; lấy nhau không đúng quy cách.

- Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn.

Băng huyết là một tai biến hết sức nguy hiểm, nếu chị em thấy mình ra máu nhiều sau khi sinh hay gặp các triệu chứng trên, cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.

Cơn co tử cung

Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch,… nên sẽ có những cơn co tử cung, tử cung sẽ co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người sinh con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Tử cung sẽ co bóp mạnh hơn ở những người sinh con rạ, càng đẻ nhiều lần sau càng đau nhiều hơn lần trước vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung này cần dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh, nếu có thể chịu đựng được thì cũng không nên cố hạn chế các cơn đau bằng thuốc vì đây là những cơ co tự nhiên và có lợi.

Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú, do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục [âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng nhau bám]. Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai,…

Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước,…

Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là sốt nhẹ [>38 độ C], đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém,… Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp.

Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch. Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng tuy nhiên nếu bạn bị sốt trong  thời kỳ này thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.

Sản dịch

Là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng nhau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.

Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn,… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.

Ở người sinh con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại tái ra máu cần phải theo dõi sót nhau khi đẻ. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.

Một số hiện tượng khác: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phân biệt rét run sinh lý với rét run do choáng mất máu. Trong choáng mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịc,…

Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.

Nguồn: Trang thông tin Y học thường thức

Hậu sản mòn nếu không được phát hiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, hiện nhiều chị em vẫn chưa biết hậu sản mòn là gì, cách chữa hậu sản mòn sau sinh thế nào cũng như hậu sản mòn có nguy hiểm không?

Hậu sản mòn, một khái niệm khá mới mẻ với các mẹ vừa “vượt cạn” lần đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu khái niệm này là gì cũng như nguyên nhân và các cách thể phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn bé nhé!

Hậu sản mòn hay còn gọi là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.

Các mẹ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, sau sinh nếu mẹ bị thiếu cân sẽ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.

Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết, các mẹ nên đến bệnh viện để để điều trị sớm nhất có thể. Thông thường bệnh có 2 dạng biểu hiện là: Bệnh hậu sản mòn thông thường và bệnh hậu sản phù.

Hậu sản mòn ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Hậu sản mòn có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái là những bệnh hậu sản không nguy hiểm.

Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ sản. Nếu mẹ gặp tình trạng như băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh… đều là những bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Phụ nữ sau sinh con bị những bệnh này chắc chắn sẽ bị nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới.

Nguyên nhân gây hậu sản mòn sau khi sinh con

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
  • Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
  • Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
  • Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
  • Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải cho con bú đêm.
  • Ngoài ra, cơ thể của mẹ cũng có thể đang mắc một bệnh mãn tính nào đó mà mẹ chưa phát hiện ra cũng chưa được chữa trị.
  • Việc quan hệ tình dục quá sớm cũng làm cho tử cung hoặc vùng kín của chị em bị ảnh hưởng. Đều này sẽ dẫn đến việc viêm nhiễm và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ, dẫn đến việc gây ra bệnh hậu sản mòn.
Hậu sản mòn xuất phát từ sự suy nhược của mẹ sau khi sinh con

Triệu chứng, dấu hiệu hậu sản mòn thường gặp

Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ bị hậu sản mòn.

Với bệnh hậu sản mòn thông thường, cơ thể mẹ sẽ gầy gò, xanh xao cho dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ.

Người mẹ sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần. Đồng thời, mẹ thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn.

Hậu sản phù bao gồm những triệu chứng gần giống bệnh hậu sản mòn thông thường nhưng kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay bị nổi phù. Một số trường hợp còn bị nổi phù ở mặt.

Hậu sản mòn có chữa được không?

Phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu chưa biết bà đẻ kiêng ăn gì thì mẹ nhớ tuyệt đối không được ăn đồ tanh, đồ lạnh hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa.

Đồng thời nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp trong đó vitamin C, E, K, thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày.

Luyện tập thói quen nghỉ ngơi đầy đủ và nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.

Vì sau sinh, tử cung và vùng kín của người phụ nữ bị tổn thương. Nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ làm tử cung và vùng kín bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…

Điều này cũng ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người mẹ. Đối với phụ nữ sinh mổ, cần chờ vết thương phục hồi hoàn toàn mới được sinh hoạt tình dục.

Nếu tình dục quá sớm sẽ khiến vết mổ bị tổn thương, dễ bị viêm loét rất nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ.

Cách chữa hậu sản mòn sau sinh

Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên bổ sung 4 nhóm chất đường bột, đạm, vitamin và chất khoáng và thực hiện theo những diều sau đây:

  • Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên, nếu chưa thể thực hiện được các bài tập, mẹ nên bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản chẳng hạn như đi bộ.
  • Chia sẻ bớt gánh nặng chăm con hoặc làm việc nhà với chồng để có thời gian nghỉ ngơi.
  • Dành ra một ít thời gian cho bản thân để làm những việc mà mình yêu thích.
  • Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những khu vực có vết thương, vì lúc này thể tạng của mẹ rất yếu, nên dễ bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp tục việc uống thuốc bổ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng.
Mẹ nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều dặn để cải thiện sức khỏe

Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn phải làm sao?

Mẹ nên bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng ngại tăng cân. Nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

  • Mẹ nên ăn những loại thực phẩm như thịt bò, thị gà, sườn, cá, sữa… để giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn sản xuất đủ sữa cho con bú.
  • Ngoài ra, mẹ nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và chất xơ. Các chất này rất cần thiết cho mẹ vượt qua chứng táo bón và bệnh trĩ sau sinh.
  • Mẹ nên thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, lắc vòng, yoga… để tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe mau hồi phục.
  • Bên cạnh đó, việc giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh lo âu là vô cùng quan trọng. Để làm được việc này, mẹ đừng ngần ngại chia sẻ công việc chăm sóc bé cho chồng hoặc những người thân trong gia đình.

Mọi người sẽ giúp mẹ tắm cho bé, cho bé bú, thay tã… Từ đó, mẹ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức, tránh tình trạng cơ thể suy nhược.

Hậu quả của hiện tượng hậu sản mòn

Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Hơn nữa, khi cơ thể của người mẹ thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đảm bảo.

Trẻ bú mẹ sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và thông minh. Do vậy, các mẹ cần lưu tâm đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết nên đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề