Bị thất thoát hồ sơ xin việc như thế nào

Đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng là gì? Mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng? Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng?Các vấn đề liên quan?

Quá trình sử dụng điện của hộ gia đình được sự theo dõi thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền, việc sử dụng điện đòi hỏi người sử dụng phải trả một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng thất thoát điện diễn ra ngày càng nhiều với số lượng lớn mà nhiều cá nhân không biết tình trạng đến từ đầu, vì vậy họ tiến hành viết đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoạitrực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng:
  • 3 3. Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng:
  • 4 4. Các vấn đề liên quan:

1. Đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng là gì?

Đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng là văn bản do cá nhân, đại diện hộ gia đình,.. gửi tới cơ quan có thẩm quyền (thường là công ty điện lực) nơi người đó sinh sống và sử dụng điện năng để yêu cầu cơ quan này kiểm tra thất thoát điện sử dụng cho mình khi thấy hóa đơn tiền điện có sự thay đổi so với các chu kỳ trước (thường là tháng trước).

Đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng thường được dùng trong trường hợp có sự thất thoát điện trên thực tế, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình thất thoát để đưa ra phương án xử lý, cũng là văn bản bày tỏ nguyện vọng trực tiếp của người sử dụng điện tới chủ thể có thẩm quyền trong việc xem xét lại việc thất thoát điện sử dụng.

2. Mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

…….., ngày….tháng…năm…..

ĐƠN YÊU CẦU

(V/v kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng)

Xem thêm: Chi sai mục đích sử dụng ngân sách nhà nước

Kính gửi: CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẬN/HUYỆN…….

Tôi tên là: Nguyễn Văn A  Sinh  ngày …/…/…

Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày…/…/… tại ………

Hộ khẩu thường trú: ……

Chỗ ở hiện nay: ………

Số điện thoại liên hệ: 0123456789

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một sự việc như sau:

Ngày …/…/…, tôi có nhận được hóa đơn tiền điện của Quý Công ty với giá trị hóa đơn là…………….. đồng. Tuy nhiên, sau khi so sánh với các hóa đơn tiền điện 03 tháng gần đây, tôi có nhận thấy là tiền điện tháng này tăng một cách đáng kể so với 03 tháng trước mặc dù mức sử dụng của các tháng là gần như nhau.

Xem thêm: Sa thải người cố ý làm thất thoát tài sản của công ty

Vì vậy, tôi kính đề nghị quý cơ quan kiểm tra lại công tơ điện của gia đình tôi xem rằng công tơ điện có bị hỏng hóc và có bị thất thoát điện sử dụng không.

Kính mong quý cơ quan xem xét và giải quyết yêu cầu của tôi một cách nhanh chóng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng:

– Người viết đơn viết rõ địa danh, ngày, tháng năm làm đơn.

– Kính gửi : Công ty điện lực nơi người làm đơn sinh sống hoặc nơi người làm đơn ký hợp đồng được cung ứng điện.

– Người làm đơn ghi đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm : họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân. Chỗ ở hiện nay được ghi theo chỗ ở thực tế của người làm đơn không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú (có thể trùng hoặc không). Số điện thoại thường xuyên liên lạc.

Xem thêm: Làm thất thoát tài sản công ty có được quyền hưởng lương?

– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

4. Các vấn đề liên quan:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thất điện năng là do ngày càng gia tăng tình trạng trộm cắp điện, đồng thời là trường hợp hư hỏng sai lệch đo đếm, vi phạm sử dụng điện, vi phạm hợp đồng mua bán điện,.. Thực chất người sử dụng thường làm đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện trong trường hợp nghi có hành vi trộm cắp điện hoặc hư hỏng sai lệch đo đếm. Trong đó, nạn trộm cắp điện vẫn là nguyên nhân hàng đầu được thực hiện với các hành vi từ thô sơ đến tinh vi như: Dùng dây dẫn điện đấu nối trực tiếp vào lưới điện hạ áp, đưa đến tải để sử dụng không qua công tơ; hay dùng dây dẫn cầu U đấu trực tiếp vào đầu bọt công tơ để sử dụng điện không qua hệ thống đo đếm.. Trộm cắp điện không những gây thất thoát điện đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng điện mà còn gây thất thoát điện đối với toàn hệ thống điện cả nước, gây những hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực điện lực,

vì vậy, Tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có quy định như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

Xem thêm: Trách nhiệm của kế toán, quản lý ký thanh toán khi tiền bị thất thoát

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

– Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.

Mặc dù đã có chế tài xử lý, nhưng việc trộm cắp điện đem lại lợi ích cho chủ thể thực hiện hành vi, nên trên thực tế, hành vi này vẫn điễn ra ngày càng nhiều và tinh vi gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý. Để hạn chế nạn trộm cắp điện vốn đang phổ biến như hiện nay, ngoài tăng cường kiểm soát các hoạt động sử dụng điện của khách hàng, xử phạt nghiêm những kẻ trộm cắp điện, cần trang bị công tơ có tính năng theo dõi, giám sát từ xa, hoặc công tơ có chức năng cảnh báo chống lại một số hình thức vi phạm sử dụng điện, thực hiện các biện pháp về kẹp chì, niêm phong công tơ, mạch đo chống can thiệp từ bên ngoài…

Xét dưới góc độ sâu rộng hơn trong việc thất thoát điện trong phạm vi cả nước, có thể thấy rằng bên cạnh việc trộm cắp điện còn là do hệ thống lưới điện ở nước ta cũ kỹ, chắp vá, đặc biệt là ở những thành phố lớn, còn Ở nông thôn do địa bàn rộng, một số mạng điện sơ sài tạm bợ, vì vậy, sự thất thoát điện ở nông thôn cũng rất lớn, cùng với đó  sự quản lý về điện của các cơ quan chức năng chưa được chặt chẽ và ý thức tiết kiệm điện của người dân chưa tốt.

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại

Quá trình kiểm tra và đánh giá, ngành điện lực nhận thấy rằng, đa số những trường hợp gian lận rơi vào các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt. Tuy nhiên, điều đó lại không gây tổn thất nặng nề trong khi số vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh ít hơn nhưng thiệt hại gây ra lại nghiêm trọng hơn. Các biện pháp gian lận phổ biến nhất là dùng máy tạo dòng, nam châm có trường độ từ trường lớn đặt phía trên điện kế hoặc bên hông khiến cho điện kế quay chậm hơn thực tế hoặc can thiệp vào đồng hồ điện mở niêm chì thay đổi kết cấu của điện kế, hay khoan một lỗ nhỏ trên điện kế đưa dụng cụ vào làm chậm điện kế, điều này cho thấy việc gian lận cũng đòi hỏi cần có sự chuyên môn.

Theo các công ty điện lực, hiện nay công tác kiểm tra vi phạm gian lận điện đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, lớn nhất chính là những bất cập chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực, chủ yếu là xử lý vi phạm hành chính, truy thu mà ít vụ tiến tới xử lý vi phạm hình sự do thiếu chứng cứ xác thực.

Thông thường, khi nhận được đơn yêu cầu kiểm tra lại thất thoát điện sử dụng của cá nhân, đại diện hộ gia đình gửi tới thì đại diện công ty điện lực sẽ thực hiện hàng loạt các yêu cầu kỹ thuật, thủ tục hành chính, cử người điều tra, đánh giá, xem xét tình hình thực tế có đúng theo thực tế được ghi trong đơn. Sau khi xem xét điều tra, nếu có kết luận rằng cá nhân, hộ gia đình thực sự bị thất thoát điện (có số điện vượt quá cao so với hàng tháng) thì cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các giải pháp thích hợp như giảm tiền điện, cho phép sử dụng miễn phí tháng tiền điện tiếp theo hoặc bồi thường tiền.

Tuy nhiên, thật khó để đưa ra quyết định như trên, khi mà việc thất thoát điện đều mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả người dân lẫn nhà nước, mà việc thất thoát đó lại không thực sự biết được từ nguyên nhân nào, việc công ty điện lực giúp đỡ, bồi thường trong tình trạng thất thoát điện sử dụng cũng được đánh giá là cách xử lý khôn khéo, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của người dân.