Bổ ích có nghĩa là gì?

Với không gian thanh tịnh, tạm xa rời những ồn ào của cuộc sống hiện đại, tham gia khóa tu các em có được thời gian tĩnh tâm tu học những bài học về đạo làm người, khai nguồn tuệ giác và hướng về lối sống tích cực.

Bổ ích có nghĩa là gì?

    Các em học sinh tham gia khóa tu tại chùa Phi Lai Địa Tạng (xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm).

Hè về, với mong muốn tạo một môi trường tu học kết hợp vui chơi bổ ích, lý thú cho thanh thiếu niên, một số nhà chùa đã đứng ra tổ chức các khóa tu tại chùa cho các em và gia đình có nhu cầu.

Các khóa tu thường được tổ chức khoảng từ 5 đến 10 ngày. Về với khóa tu các em được trải nghiệm sống theo phong cách tự lập, nền nếp, chủ động, tích cực theo quy định của nhà chùa.

Tư tưởng xuyên suốt của đạo Phật là giáo dục, hướng con người quay trở về với giá trị nguyên sinh, bản năng tiềm tàng vốn có trong chính mỗi người. Từ quan niệm đó, thực hiện tâm nguyện phụng sự đạo pháp và dân tộc, những khóa tu mùa hè đang ngày càng được mở rộng, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo phụ huynh cùng các học sinh, sinh viên tham gia. Khóa tu mùa hè được các nhà chùa tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau, như: “Về nguồn”, “Hiểu và thương”, “Trúc hạ vươn mình”, “Gắn kết yêu thương”… mỗi chủ đề đều có những ý nghĩa tích cực, hướng vào giáo dục thế hệ trẻ tình yêu thương, sẻ chia, biết ơn, giúp các em có lối sống lành mạnh, trách nhiệm hơn.

“Trúc hạ vươn mình” là khóa tu mùa hè được tổ chức thường niên tại chùa Phi Lai Địa Tạng (xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm). Khóa tu thu hút đông đảo học sinh, sinh viên ở nhiều miền quê khác nhau về đăng ký, tham gia. Sau những ngày đầu bỡ ngỡ, lạ lẫm, các em đã nhanh chóng thích nghi với nhịp sống, sinh hoạt tại chùa với nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa.

Đại đức Thích Minh Quang (Trụ trì chùa Phi Lai Địa Tạng) cho rằng: mục tiêu của khóa tu không phải đào tạo các em thành những nhà tu hành mà qua khóa tu nhà chùa mong muốn tạo ra một sân chơi an toàn, bổ ích và thực sự có ý nghĩa cho các em sau những ngày học tập đầy áp lực, căng thẳng. Tu ở đây có nghĩa là tu sửa những điều chưa hay, chưa tốt, chưa đầy đủ ở mỗi khóa sinh.

Chỉ với thời gian hơn, kém một tuần các con tham gia khóa tu, chúng tôi không mong đợi thay đổi cả cuộc đời mỗi khóa sinh, mà chỉ mong rằng đó là một ngọn gió thổi đến những yêu thương và năng lượng tích cực, giúp các con bồi đắp thói quen chưa tốt, tu sửa từ hành vi, lời nói tới ý nghĩ trong tâm, đánh thức những hạt giống thiện lành trong mỗi con người, giúp các con trưởng thành hơn trong cuộc sống, có những ứng xử đẹp hơn trong gia đình và ngoài xã hội, hướng tới lối sống chân – thiện – mỹ.

Đến với khóa tu mùa hè, các em lứa tuổi học sinh, sinh viên được yêu thương, quan tâm chăm sóc từ bữa ăn giấc ngủ, sống và sinh hoạt như trong một đại gia đình. Về với khóa tu, các con được rèn luyện những điều mà nhiều bậc cha mẹ chưa từng (hoặc rất ít khi) nghĩ tới. Đó là hằng ngày thức dậy từ 4 giờ 30 sáng, chạy bộ, ngồi thiền, làm việc nhóm, tham gia lao động, tự lập, biết quản lý thời gian công việc, lên kế hoạch để có thể làm chủ công việc, trong mọi hoàn cảnh sống.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương (ở thành phố Phủ Lý, đã mấy năm liền cho con trai tham gia khóa tu dịp hè trong nhà chùa) chia sẻ: Các cháu đang độ tuổi lớn, đôi lúc ngang bướng, khó bảo nhưng đến với khóa tu, nghe các thầy giảng dạy, cháu tiến bộ hơn rất nhiều. Về nhà, cháu thể hiện rõ tinh thần tự giác hơn trong học tập, sinh hoạt, chủ động giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Đặc biệt, cháu biết điều chỉnh bản thân, tiết kiệm hơn trong chi tiêu cũng như sinh hoạt hằng ngày, biết lắng nghe và vâng lời ông bà, bố mẹ.

Tham gia khóa tu, cùng với được nghe các thầy giảng về đạo làm người, các em học sinh, sinh viên còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị, các trò chơi dân gian ý nghĩa, trong đó có: ngày ngoại khóa, ngày lười, ngày tri ân… Tham gia những hoạt động này, các em được trực tiếp tham giao lưu, trò chuyện về kỹ năng sống, về tâm sinh lý lứa tuổi, về giá trị, ý nghĩa của việc lao động.

Ngày ngoại khóa các em được tham quan, dã ngoại, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, thấy được ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, không xả rác bừa bãi, không sử dụng đồ nhựa, túi nilon.

Tham gia trải nghiệm ngày lười (một ngày không hề có bất kỳ một hoạt động nào), các em được ngủ thoải mái. Tuy nhiên, vì ngày lười nên tất cả mọi người đều lười, bữa ăn cũng chỉ được các bác nhà bếp làm mấy món đạm bạc, tạo nên những bất ngờ thú vị. Và qua ngày lười, một bài học ý nghĩa cũng được nhà chùa gửi đến các em, đó là phải biết trân quý từng hạt gạo, không để rơi một hạt cơm nhỏ… rồi các em thấy được giá trị về vật chất và tinh thần mà mình đang được hưởng thụ là từ đâu mà có. Qua đó các em biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những điều mình đã và đang có, gửi lời tri ân, cảm ơn tới tất cả mọi người. 

Thực tế hiện nay cho thấy, công nghệ ngày càng phát triển, trong thế giới đa phương tiện nhiều bạn trẻ đã xa rời thế giới thực tại, lún sâu vào thế giới ảo. Cũng chính vì thế, việc mất kết nối đang hiện hữu trong nhiều gia đình, trong cộng đồng  xã hội. Về với khóa tu, các bạn trẻ hoàn toàn rời xa công nghệ, nhìn lại mình để có một lối sống tích cực, hữu ích hơn. Đó chính là thông điệp, là mục tiêu mà mỗi khóa tu mùa hè hướng tới, góp phần tích cực vào việc hướng các bạn trẻ có sống lối sống yêu thương - chia sẻ - trách nhiệm.

Ích là gì?

cái có lợi, có tác dụng, hiệu quả tốt.

Hữu ích có nghĩa là gì?

1. Hữu ích là gì? Theo từ điển tiếng Việt, hữu ích là tính từ chỉ sử có ích hay nói cách khác là có tác dụng. Ví dụ như: việc làm hữu ích hay con người hữu ích cho xã hội.