Bóng đèn không cần điện tại sao

Nguyên nhân vì sao bóng đèn không sáng sau khi thayCó rất nhiều nguyên nhân Bóng đèn không sáng, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Lý do đầu tiên có thể do đèn bị cháy.

Bóng đèn cũng có tuổi thọ như những thiết bị khác. Sau một thời gian dài sử dụng, nếu không được thay thế thì đèn sẽ không hoạt động nữa. Tuy nhiên cũng có thể do một vài lý do khác. Ví dụ như trong trường hợp ở nhà bếp, nếu nút công tắc đèn gắn chung với nút điều khiển của bếp điện thì có thể nó đã gặp trục trặc nào đó. Việc của bạn là kiểm tra lại nút điều khiển ở phía trước lò điện.

Thứ hai là do bóng đèn được gắn chưa đúng cách hoặc gắn sai loại bóng đèn.

Trên thị trường có nhiều loại bóng đèn khác nhau, vì vậy hãy lưu ý khi chọn mua bóng đèn thay thế. Trong trường hợp bạn mua loại không trùng khớp thì khi gắn đèn vào phần đui đèn, nó sẽ không tương thích và sáng. Thậm chí còn gây cháy đèn ngay lập tức nếu bật công tắc.

Bóng đèn không cần điện tại sao
Nguyên nhân vì sao bóng đèn không sáng sau khi thay

Thứ ba là tắc le của bóng đèn bị hỏng hoặc cháy.

Cụ thể là với bóng đèn huỳnh quang, nó có hai loại là bóng cần tắc te và không cần tắc te. Đối với loại cần tắc te, nếu bóng đèn có biểu hiện tắt ngay sau khi bật thì hãy kiểm tra xem tắc le có bị lỏng không. Còn với loại không cần tắc te thì hãy nhớ rằng bạn không được gắn tắc te vào. Điều này rất hay xảy ra và người sử dụng không biết dẫn tới nhầm lẫn, nếu gắn tắc te sẽ khiến đèn không sáng. Cách xử lý của sự cố này là kiểm tra trên máng đèn có gắn tắc te không hoặc loại bóng đèn huỳnh quang gắn vào có bị sai không, nếu có thì sửa lại.

Xem thêm Thợ sửa chữa điện nước tại Hà Đông

Hướng dẫn cách thay một số loại bóng đèn đúng cách

Cách thay đèn huỳnh quang

Đối với loại đèn này, hai bộ phận quan trọng nhất là chấn lưu và tắc te. Nếu không cẩn thận, lắp sai hai bộ phận này thì đèn sẽ không hoạt động hoặc là có hiện tượng nhấp nháy, không lên đèn.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang đều có bốn cực. Trong quá trình thay đèn cần tiến hành đấu nối các cực sao cho thật chuẩn.

Cụ thể như sau: Đầu tiên, nối cực 1 vào cực 3 qua một tắc te sau đó nối tiếp cự 2 vào một đầu chấn lưu và nối một đầu dây ra vào dây điện cấp nguồn. Cuối cùng nối cực 4 vào đầu còn lại của dây cấp nguồn là hoàn thành xong.

Bóng đèn không cần điện tại sao
Hướng dẫn cách thay một số loại bóng đèn đúng cách

Cách thay đèn LED âm trần

Trên thực tế ngày nay, đèn LED âm trần đang là một xu hướng phổ biến trong căn nhà của mọi người. Vậy sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách thay đèn dễ dàng và hiệu quả nhất.

Đầu tiên, hãy ngắt nguồn điện rồi cẩn thận tách rời đèn với phần nguồn trên trần nhà để tháo đèn ra khỏi khung. Sau đó đấu nối Driver của đèn với hệ thống nguồn điện đã được gắn sẵn ở trên trần nhà. Đưa Driver của đèn LED vào lỗ khoét rồi bóp phần thanh gài để đưa đèn cố định chắc chắn và sâu trong lỗ khoét. Trước khi bật đèn thì kiểm tra bóng LED âm trần đã được lắp đúng nơi chưa. Sau khi xác định đèn đã sáng được thì cân chỉnh nốt để đèn có độ sáng phù hợp như mong muốn.

Trên đây là bài viết giải thích về hiện tượng thay bóng đèn nhưng vẫn không sáng và cách khắc phục nhanh chóng, dễ dàng. Hy vọng rằng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này. Mọi chi tiết xin liên hệ tới số máy 0965 816 828 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Hỏi:

Hệ thống điện nhà tôi đi âm tường dùng dây 4.0 trước đây sử dụng đều ổn, nhưng vừa qua trạm điện lưc có thay đổi từ công tơ thường sang công tơ điện tử. Từ đó, hệ thống đèn chùm và một số bóng LED mắt ếch, dù tắt đã lâu nhưng vẫn sáng lờ mờ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Nếu cứ để như thế có tốn điện năng không và có ảnh hưởng tuổi thọ bóng đèn không?

Trả lời:

Trường hợp của bạn là do điện lực đổi công tơ đã đảo pha dây điện của bạn. Nghĩa là trước đây là dây Lửa thì họ lại đấu sang pha Nguội, trước đây là pha Nguội thì họ lại đấu vào pha Lửa. Việc đảo pha này dẫn đến khi tắt công tắc là tắt pha Nguội chứ không phải tắt pha Lửa như trước đây.

Để khắc phục, bạn chỉ cần đảo pha tại công tơ điện là hệ thống điện sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Hỏi:

Em cũng bị trường hợp như topic trên và đã làm mọi cách nhưng vẫn bị hiện tượng đền led sáng mờ khi tắt công tắc, đã đổi dây qua công tắc nhưng vẫn bị, còn có lý do nào khác không? Đây là trường hợp đầu tiên em bị như thế này.

Trả lời:

Hiện tượng này thường xảy ra ở bóng đèn LED hoặc Compack có công suất nhỏ. Mặc dù đã tắt pha Lửa rồi nhưng trong 1 số chu kỳ đèn vẫn chớp tắt.

Nguyên nhân 1: Do bóng không tốt (bạn nên dùng hàng có uy tín và chất lượng) nên không thể lọc được dòng ngược. Bóng LED có loại sử dụng biến áp, có loại sử dụng trực tiếp từ điện trở và tụ, nên hàng kém chất lượng thường sẽ không có biến áp. Bạn thay bóng khác và theo dõi, nếu vẫn xảy ra trường hợp trên thì bạn hãy tìm theo 2 nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân 2:

Có thể do công tắc bị bụi bẩn bám vào hoặc 1 số nhà sản xuất có cho dầu chống hồ quang điện vào công tắc. Bạn hãy thay 1 công tắc khác xem nếu nó hoạt động ổn định thì do lỗi công tắc.

Nguyên nhân 3:

Nguyên nhân là do khi tắt công tắc, đoạn dây từ công tắc đến bóng đèn không được tiếp xúc với pha Lửa hoặc Nguội, nghĩa là đoạn dây này không có điện âm hoặc dương được nối trực tiếp. Trên đoạn dây này đi chung đường với sợi dây nguồn hoặc sợi dây của đèn nào đó đang được cấp nguồn đầy đủ, từ trường từ pha Lửa của thiết bị kia đã gây ra hiện tượng cảm ứng từ cho đoạn dây điện đó. Dòng điện cảm ứng từ rất nhỏ, nó chỉ đủ để nạp vào tụ điện có trong 2 loại bóng LED và Compack công suất nhỏ (Một số trường hợp bóng công suất lớn vẫn bị là do cảm ứng từ hoạt động mạnh), khi tụ điện trong bóng đèn được nạp đầy, nó sẽ xả điện và làm bóng đèn lóe sáng, một số trường hợp sáng mờ liên tục.

Cách khác phục:

Kiểm tra trước các nguyên nhân: 
- Xem đấu nguồn vào công tắc là Lửa chưa, nếu chưa đấu lại nguồn vào công tắc.

- Đổi chân đấu trong đui đèn. (Đổi cực của đui đèn để xem có hiện tượng này nữa không).

Cách 1: Thay bóng bằng bóng sợi đột hoặc bóng có công suất lớn phù hợp.

Cách 2: Lắp song song 1 điện trở với bóng đèn.

Nguyên nhân 4: Một số loại công tắc có tích hợp đèn báo LED, do đó dòng điện qua công tắc vẫn được duy trì 1 lượng nhỏ điện. Bạn thay bóng hoặc thay công tắc khác.

Hỏi:

Mình gặp vấn đề thế này xin các bác cho hướng giải quyết giùm với ạ. Mình lắp 2 công tác điều khiển 1 đèn cầu thang theo sơ đồ dưới để tiết kiệm dây. Thế nhưng: Nếu đèn cầu thang là loại đèn dây tóc (giờ chả thấy ai còn dùng nữa rồi) thì không vấn đề gì, tắt là tắt bật là sáng. Nếu thay bóng đèn ấy bằng đèn huỳnh quang, compac hay led thì có rắc rối nhỏ nhỏ này: Bật công tác thì đèn sáng bình thường, nhưng khi tắt thì đèn không tắt hẳn mà nó sáng lờ mờ, nhấp nháy lờ mờ. Vào ban đêm rất khó chịu. Giả quyết sao ạ?

Bóng đèn không cần điện tại sao

Trả lời:

Nguyên nhân: Khi tắt điện đi sẽ có 2 trạng thái:

1) Cả 2 cực bóng đèn đều cấp pha mass. -> Không có hiện tượng gì.

2) Cả 2 cực bóng đèn đều cấp pha lửa. -> Nháy đèn, không tắt hoàn toàn.

Khắc phục: Lắp 1 trở vào 1 cực của đèn, đầu kia của trở lắp vào pha mass.

Điện trở 10k ôm.