Các phương pháp gây tê khi sinh mổ

Tìm hiểu chung

Gây tê/gây mê khi sinh mổ là gì?

Gây tê/gây mê khi sinh mổ là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Một trong những thủ thuật gây tê khi mổ lấy thai là thủ thuật gây tê tủy sống. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào bên trong tủy sống của bạn. Ngoài ra còn có một kỹ thuật gây tê tương tự nữa là gây tê ngoài màng cứng.

Bên cạnh đó, gây mê toàn thân là phương pháp làm cho bạn ngủ sâu nên bạn sẽ không có cảm giác đau trong lúc phẫu thuật, nhưng ngược lại bạn cũng không thể nghe hoặc biết những gì đang xảy ra trong lúc bị gây mê

Khi nào bạn nên thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?

Đôi khi sự lựa chọn an toàn nhất cho bạn hoặc con bạn là sinh mổ. Nếu bạn sắp sinh cặp song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn, nhiều khả năng bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sinh mổ. Chỉ định này sẽ phụ thuộc vào cách thai kỳ tiến triển, vị trí của em bé của bạn hoặc nếu các em bé chia sẻ cùng một nhau thai.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?

So với gây mê toàn thân, gây tê tuỷ sống có lợi hơn cho cả bạn và em bé của bạn. Vì bạn vẫn tỉnh trong quá trình sinh mổ, chồng bạn có thể ở bên cạnh bạn và nói chuyện động viên bạn khi bạn đang sinh, sau khi sinh bạn có thể thấy con mình ngay lập tức. Không có tác dụng phụ đáng kể cho bạn hoặc em bé của bạn, và bạn có thể cho con bú ngay sau khi phẫu thuật. Gây tê tuỷ sống an toàn hơn một chút so với gây mê toàn thân và quá trình hồi phục thường dễ dàng hơn và nhanh hơn.

Một số thuốc gây tê có thể sẽ truyền từ cơ thể bạn sang em bé của bạn qua đường nhau thai. Những loại thuốc đó có thể làm cho em bé của bạn buồn ngủ trong một thời gian ngắn nhưng thường không có tác dụng lâu dài. Bạn sẽ không thể cho em bé bú sữa mẹ hoặc bế em bé cho đến khi bạn đã tỉnh táo.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Suy tuỷ sống;
  • Ngứa;
  • Tiểu khó;
  • Hạ huyết áp;
  • Đau đầu;
  • Đau lưng;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Xuất hiện cục máu đông;
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn;
  • Đau họng;
  • Đau lưng và đau cơ;
  • Tổn thương răng;
  • Khó thở;
  • Bạn vẫn còn tỉnh trong quá trình gây mê (bình thường khi gây mê toàn thân bạn sẽ ngủ sâu và không nhận thức được mọi việc xung quanh).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Khi xác định được bạn không thể sinh bằng đường tự nhiên, bác sĩ sẽ đề nghị mổ và sẽ giải thích rõ ràng lý do tại sao nên thực hiện thủ thuật gây tê này và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có thắc mắc, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ.

Quy trình thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ là gì?

Quy trình thực hiện gây tê tủy sống khi sinh mổ bao gồm:

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ và thuốc giảm đau vào một khu vực được gọi là khoang dưới nhện, gần tủy sống của bạn. Thủ thuật này gây tê thần kinh của bạn để giảm đau tại một số khu vực nhất định của cơ thể bạn;
  • Sau đó, bác sĩ gây mê của bạn sẽ đưa một cây kim vào khu vực tủy sống, tiêm thuốc gây mê thông qua kim tiêm và sau đó rút kim tiêm ra. Thủ thuật này không đau, bạn chỉ cảm thấy hơi nhói một chút trong quá trình thực hiện.

Trong lúc sinh theo đường tự nhiên, nếu bạn đang sử dụng thủ thuật gây tê tủy sống và bạn cần phải chuyển qua sinh mổ, bác sĩ gây mê có thể cho thêm một liều thuốc gây mê để giúp bạn bớt cảm giác đau.

Một kỹ thuật khác là đặt một ống nhỏ vào khoang ngoài màng cứng cùng với đưa kim vào để gây tê tuỷ sống (được gọi là gây tê kết hợp tuỷ sống – màng cứng).

Gây mê toàn thân là thủ thuật dùng các thuốc gây ngủ sâu. Sau khi tỉnh lại bạn sẽ không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra lúc đang ngủ.

Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện gây mê bằng cách tiêm thuốc gây mê nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Mất khoảng 30 giây để thuốc có tác dụng. Bác sĩ sẽ giữ bạn trong trạng thái ngủ này bằng cách cho hít các chất khí gây mê.

Bác sĩ gây mê của bạn liên tục theo dõi số lượng thuốc gây mê trong cơ thể của bạn để chắc chắn rằng bạn vẫn đang ngủ sâu và không cảm thấy đau đớn.

Đôi khi, bạn có thể cảm giác được có ai đó đang kéo và đẩy những cơ quan trong bụng của bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở vì các dây thần kinh cảm giác xung quanh ngực của bạn sẽ bị tê liệt. Sau khi sinh, bạn có thể cảm giác nặng nề hay áp lực trong lồng ngực của bạn

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?

Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ theo dõi bạn chặt chẽ. Bạn sẽ tỉnh lại sau khi phẫu thuật đã hoàn thành và thuốc gây mê hết tác dụng.

Bạn có thể trở về nhà trong vòng 2-4 ngày sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngồi dậy và vận động sớm bằng cách ra khỏi giường và đi bộ xung quanh trong thời gian sớm nhất có thể. Nữ hộ sinh hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên về các bài tập sau khi sinh để giúp bạn hồi phục nhanh chóng.

Bạn có thể lái xe ngay khi bạn bắt đầu có thể đi lại mà không cảm thấy đau và có thể thắng xe được. Bạn có thể lái xe sau khoảng 6 tuần hoặc sớm hơn.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phương pháp gây mê nội khí quản vừa được Bộ y tế khuyến cáo áp dụng cho các trường hợp sản phụ có nguy cơ tai biến cao với các triệu chứng như sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm… Bộ y tế cũng nhấn mạnh các đơn vị y tế trên toàn quốc không được áp dụng phương pháp gây tê tủy sống đối với các trường hợp trên nhằm giảm nguy cơ biến chứng với sản phụ sinh mổ.

Vậy gây mê nội khí quản có gì khác biệt với phương pháp gây tê tủy sống vẫn được áp dụng phổ biến trong mổ lấy thai?

Gây mê nội khí quản là kĩ thuật gây mê toàn thân được thực hiện bằng cách đặt một ống thông làm bằng cao su hay chất dẻo đi từ miệng hoặc mũi vào trong khí quản của bệnh nhân với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.

Các phương pháp gây tê khi sinh mổ

      (Quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ ngủ và không biết gì khi gây mê nội khí quản)

Kỹ thuật này nhằm mục đích duy trì thông thoáng đường hô hấp trên, hút khí quản dễ dàng, dễ dàng hỗ trợ hay chỉ huy hệ hô hấp; đồng thời đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gây mê toàn thân.

Như vậy, khi gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ mất tri giác tạm thời dưới tác dụng của 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê. Nói khác đi, trong quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ ngủ và không biết gì. Lúc tỉnh dậy, sản phụ cũng không nhớ gì về quá trình mổ nên không sợ hãi. Khác với phương pháp gây tê tủy sống, sản phụ chỉ mất cảm giác vùng nửa thân dưới nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Trong quá trình gây mê nội khí quản, bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau và mất các phản xạ thần kinh nhưng vẫn có thể tự thở hoặc thở máy qua nội khí quản.

Sau phẫu thuật, ống nội khí quản sẽ được rút ra khi người bệnh tỉnh táo, cụ thể là khi có thể mở mắt, há miệng và tự nâng đầu theo yêu cầu của bác sĩ.

Ưu và nhược điểm của gây mê nội khí quản và gây tê tủy sống :

Mỗi phương pháp vô cảm để phẫu thuật đều có những ưu nhược điểm nhất định: “Gây tê tủy sống ưu điểm tê nhanh, dễ thực hiện ở nhiều tuyến bệnh viện, nhược điểm có một số tác dụng không mong muốn thoáng qua như tụt huyết áp, chậm nhịp tim, đau đầu, buồn nôn… điều trị bằng truyền dịch và thuốc co mạch sẽ đỡ. Biến chứng ngừng tim rất hiếm gặp vì luôn được theo dõi chặt chẽ để sử dụng các thuốc điều trị tim mạch…Trong khi đó, gây mê nội khí quản để phẫu thuật lấy thai có ưu điểm phẫu thuật thuận lợi, thời gian mổ có thể kéo dài. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là một số thuốc mê, thuốc giảm đau qua được nhau thai nên có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất của gây mê nội khí quản là khó đặt nội khí quản để thở dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu gây nguy hiểm cho mẹ và con”.

Các phương pháp gây tê khi sinh mổ

(Gây mê nội khí quản để phẫu thuật lấy thai có ưu điểm phẫu thuật thuận lợi, thời gian mổ có thể kéo dài)

Phương pháp gây mê ngày xưa dùng rộng rãi nhưng dần dần người ta ít dùng. Trên thế giới chỉ dùng khoảng 20% phương pháp gây mê. Trong khi đó ưu thế của gây tê tủy sống rất lợi, tiện lợi cho cả bệnh viện và sản phụ.

“Thai ở bụng dưới nếu gây tê sẽ ức chế vận động làm cho mềm cơ ra lấy thai rất dễ và thời gian phù hợp với cuộc mổ nên lợi kinh tế. Vì chỉ gây tê vùng lưng trở xuống làm giãn cơ giảm đau và lấy thai, hoàn toàn thuốc tê không qua mẹ. Tuy nhiên nó vẫn có những tác dụng không mong muốn là làm chậm nhịp tim, chậm huyết áp. Nhưng cái đó mình có phụ kiện theo dõi, truyền dịch trước. Cái đó cả những ca bình thường chứ không chỉ những ca có rau tiền đạo như thế này.”

Phân tích thêm về mặt ưu điểm và nhược điểm có thể khắc phục của phương pháp gây tê: “Sau mổ có thể có lúc buồn nôn, hoặc đau lưng. Đau lưng thì sẽ hết và bản thân tỉ lệ đau lưng của gây tê tủy sống mổ lấy thai cũng giống như của người đẻ thường. Vì trong quá trình chuyển dạ các khớp giãn ra cũng gây đau nên cái đau lưng cũng không hẳn do gây tê tủy sống. Có thể có những tê chân khi tiêm thuốc vào nhưng sẽ hết và phục hồi, nhưng những tỉ lệ ấy rất hiếm gặp.“

Dẫn chứng về ưu điểm sử dụng phương pháp gây tê tủy sống trong mổ đẻ rất có lợi cho bệnh nhân và cho bệnh viện “Ở những vùng núi xa xôi không có ô xy, không có điều kiện phương tiện để triển khai gây mê, thì gây tê tủy sống là cái cứu cánh. Trong khi đó gây mê phải có máy móc, phương tiện. Hiện nay ở các vùng xa xôi có các máy móc tốt rồi nhưng không phải trường hợp gây mê nào cũng an toàn và tốt.”

Một số biến chứng có thể xảy ra khi gây mê nội khí quản :

Không đặt được nội khí quản.

Nôn, trào ngược dịch dạ dạy vào phổi. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra lúc bắt đầu gây mê, dễ dẫn đến ngạt thở, viêm phổi, sốc phổi làm chết bệnh nhân.

Co thắt khí, phế quản dẫn đến suy hô hấp, thiếu ô xy.

Tụt huyết áp, loạn nhịp tim do tác dụng của các thuốc gây mê có thể ức chế trực tiếp cơ tim, làm giảm sự co bóp của cơ tim.

Tổn thương răng, miệng, họng do quá trình đặt nội khí quản như gãy răng, dập môi, chảy máu vùng hầu họng.

Suy hô hấp sau mổ do tồn dư của thuốc giãn cơ.

Đặt ống nội khí quản vào thực quản gây hội chứng trào ngược có thể đưa đến hiện tượng ngừng tim.

Thuốc gây mê là thuốc tiêm vào tĩnh mạch nên nó có khả năng chảy vào cơ thể thai nhi từ nhau thai.

                                                                                   BS.Trương Đăng Khoa

                                                                        K.Gây Mê Hồi Sức – BV Sản Nhi NB