Cách dạy chữ ghép cho bé

Tiếp tục chuỗi hoạt động chia sẻ những tài liệu bổ ích giúp hành trình đồng hành cùng con của ba mẹ được dễ dàng & hiệu quả hơn, hôm nay Học cùng con xin gửi tới ba mẹ tài liệu "Ghép vần Tiếng Việt".

Ba mẹ chỉ cần tải file về và in ra là có thể cho bé bắt đầu học:

Bộ tài liệu có đầy đủ nội dung hướng dẫn cách ghép vần của 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và các chữ ghép như ch, nh, ng, ngh, kh, ph,tr, th,…. Đi cùng với các quy tắc ghép vần đơn giản, dễ thực hành là những hình ảnh minh họa rất ngộ nghĩnh, đáng yêu giúp bé dễ dàng hình dung và ghi nhớ ý nghĩa của từ ngữ.

Đây là một cuốn cẩm nang có hướng dẫn đơn giản và chi tiết, rất dễ áp dụng, chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp ba mẹ chuẩn bị hành trang tốt nhất cho con vững tin bước vào lớp 1.

Để tải tài liệu về, ba mẹ bấm vào nút "Tải tài liệu ngay" ở  bên dưới nhé:

Nếu tài liệu hữu ích, ba mẹ hãy chia sẻ nó với những phụ huynh khác nhé! 🥰🥰🥰

Trong quá trình đồng hành cùng con, nếu bạn cần tư vấn hay cần hỗ trợ về bất cứ vấn đề gì, đừng quên kết nối với Học cùng con qua Zalo/Hotline: 0355046688Messenger: m.me/hoccungcon2020

  • Sự cần thiết đối với việc dạy con học chữ
    • Thời điểm cho trẻ tiếp xúc với chữ cái
    • Sự cần thiết đối với việc dạy con học chữ sớm
  • 5 bí quyết dạy con học chữ nhanh và nhớ lâu
    • 1. Trang bị bảng chữ cái
    • 2. Học chữ ghép với hình ảnh
    • 3. Chơi trò chơi với chữ cái
    • 4. Tập đọc ở bất kỳ nơi đâu
    • 5. Đừng quá khắt khe trẻ phải đọc chuẩn

Cách dạy chữ ghép cho bé

Khi trẻ bắt đầu lên lớp nhỡ ở mẫu giáo thì các cô đã cho trẻ tiếp xúc với bảng chữ cái. Bởi vậy mà nhiều bậc phụ huynh thường tìm những bí quyết dạy con học chữ hiệu quả, giúp trẻ nhớ lâu. Đây là giai đoạn quan trọng để làm bước đệm cho trẻ khi vào lớp 1 bớt bỡ ngỡ về kiến thức mới so với bạn bè đồng trang lứa. Bạn hãy tham khảo bài viết sau để có phương pháp dạy con tốt nhất nhé!

Sự cần thiết đối với việc dạy con học chữ

Thời điểm cho trẻ tiếp xúc với chữ cái

Trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ đã phát triển nhận thức qua cảm xúc của người mẹ, qua âm thanh tiếng hát từ môi trường bên ngoài. Từ khi chào đời cho đến khi bắt đầu tập nói, quá trình phát triển về tư duy nhận thức của trẻ trong mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi có thể sẽ khác nhau nhưng thời điểm mà con biết nói, biết về mọi thứ xung quanh thì cha mẹ nên cho tiếp xúc với chữ cái, ngôn ngữ mẹ đẻ.

Bởi bộ não của trẻ lúc này rất linh hoạt, dễ dàng tiếp nhận những thứ mới mẻ, đặc biệt là ngôn ngữ.

Cách dạy chữ ghép cho bé

Giai đoạn một tuổi hay hai tuổi nếu cha mẹ cho các bé tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt và đa dạng thì trẻ sẽ càng có khả năng thích ứng cao và phát triển nhanh. Chính vì thế giai đoạn này cha mẹ cho con tiếp xúc quen dần với chữ cái một cách hiệu quả thì chất lượng đem lại cao.

Dạy bé học chữ cái càng sớm trẻ càng dễ tiếp thu và cũng là cơ hội cho bộ não của trẻ phát triển về mặt tư duy nhanh hơn. Học ngôn ngữ là cả một quá trình cho trẻ, đặc biệt với ngôn ngữ mẹ bé. Có cách dạy tốt cũng như phương pháp tốt thì việc tiếp thu của trẻ rất nhanh chóng.

>>>Xem thêm: Quản lý thời gian giúp trẻ tập trung XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Sự cần thiết đối với việc dạy con học chữ sớm

Có nhiều người lầm tưởng rằng, cho con học sớm sẽ làm con chán học bởi tuổi của con đang tuổi chơi tuổi lớn. Nếu bạn cũng có suy nghĩ đó thì trẻ sẽ không phát triển toàn diện tư duy và rất khó để dạy bảo sau này, nhất là khi trẻ bắt đầu vào lớp 1. 

Chính vì vậy, phụ huynh chính là những người có yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Cho trẻ tiếp xúc sớm với chữ cái cũng là cách mà cha mẹ nên làm để trẻ hình thành thói quen trong cuộc sống mà khi lớn lên, bé phải được trau dồi và phát huy. 

Khi được học chữ sớm, trẻ cũng sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức và tiếp cận gần hơn với thế giới rộng lớn bên ngoài.

1. Trang bị bảng chữ cái

Bạn hãy mua cho con bảng chữ cái với hình ảnh minh họa, màu sắc phong phú, vừa là để bé làm quen dần với mặt chữ vừa giúp bé thích thú khi ghi nhớ bảng chữ cái. Trên thị trường có nhiều kiểu bảng chữ cái điện tử mô phỏng cả âm thanh lúc chạm tay vào, hình ảnh con vật ngộ nghĩnh liên quan đến chữ cái,…

Với trí tò mò của trẻ, chắc chắn bạn không phải mất nhiều thời gian dỗ dành con học chữ vì nhìn vào bảng chữ cái như vậy cũng đủ kích thích trẻ khám phá rồi. 

Cách dạy chữ ghép cho bé

2. Học chữ ghép với hình ảnh

Hình ảnh kèm màu sắc rất tốt cho trẻ ghi nhớ mặt chữ và không gây nhàm chán. Bạn nên đọc to chữ và bảo con đọc theo, chỉ vào hình để nhớ cách phát âm đó. Cứ lặp lại nhiều lần thì trẻ sẽ nhớ được chữ và chỉ cần nhìn vào hình ảnh là liên tưởng đến ngay chữ cái được học.

3. Chơi trò chơi với chữ cái

Những buổi học ở nhà sẽ vui hơn nếu cha mẹ lồng ghép trò chơi với việc học chữ. Bạn có thể tham khảo các trò chơi từ nguồn internet hoặc mua bộ trò chơi có sẵn ở cửa hàng. Quan trọng là trong lúc chơi, bạn nên cố gắng cho trẻ tập phát âm và nói to chữ cái để nhớ nhanh hơn. Sau khi chơi xong, bạn hãy ôn lại bài và thử xem trẻ nhớ được gì, còn quên chữ gì.

4. Tập đọc ở bất kỳ nơi đâu

Học thì phải đi đôi với hành. Không phải chỉ học ở nhà mà khi cho trẻ ra ngoài như đi chơi công viên, đi siêu thị, đến nhà bạn,… bạn cũng nên hỏi con về những chữ xuất hiện trên biển hiệu, trên tranh ảnh hay bất cứ thứ gì có chữ. Đó cũng là cách giúp trẻ luyện tập lại những gì đã học, linh hoạt hơn với thế giới bên ngoài.

5. Đừng quá khắt khe trẻ phải đọc chuẩn

Vì mới học chữ nên chắc chắn trẻ sẽ không thể nào phát âm đúng ngay được mà phải rèn luyện lâu dài. Bạn không nên la mắng mà hãy từ tốn chỉnh cách phát âm cho con, giai đoạn này bạn cần phải kiên nhẫn. Trong sinh hoạt hằng ngày như giao tiếp, vui chơi cùng bạn bè thì trẻ sẽ hoàn thiện dần khả năng phát âm.

Với những bí quyết mà Wedo – wegood chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ áp dụng để giúp con học chữ sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Trong giai đoạn dạy con học, bạn hãy dành nhiều thời gian và phải thật kiên trì thì mới đạt được hiệu quả. Chúc bạn thành công nhé!

KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN

TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT