Cách hỏi thăm cha mẹ

Đôi khi không dễ dàng để bố mẹ và con cái dành thời gian trò chuyện cởi mở với nhau. Điều này là do các bậc phụ huynh thường ngại rằng họ đang can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, còn con cái lại nghĩ rằng bố mẹ không hứng thú với những gì mình muốn chia sẻ. Dù cảm thấy bố mẹ thường chỉ trích thái quá hay không biết bắt đầu trò chuyện với bố mẹ thế nào, bạn đều có thể lên kế hoạch và áp dụng một vài công cụ giao tiếp để có thể nói chuyện và chia sẻ với họ nhiều hơn.

Các bước

Phần 1 của 5: Lên kế hoạch cho cuộc trò chuyện

  1. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    1
    Hãy dũng cảm. Dù là vấn đề gì thì khi chia sẻ với bố mẹ bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà đừng lo lắng, căng thẳng hay xấu hổ, bố mẹ luôn ở đó để lắng nghe tâm tư của bạn. Cũng có thể họ biết nhiều hơn bạn nghĩ đấy.[1]
  2. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    2
    Đừng lo lắng rằng bố mẹ sẽ bực bội hoặc có phản ứng tiêu cực. Chỉ cần lên kế hoạch và giao tiếp đúng cách, bạn sẽ có được cuộc trò chuyện như mong đợi. Hãy nhớ rằng, bố mẹ lo lắng là vì họ quan tâm và luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho bạn, vậy nên có thể họ sẽ vui vì bạn muốn nghe lời khuyên từ họ khi gặp rắc rối.[2]
  3. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    3
    Đừng né tránh việc trò chuyện. Mọi vấn đề và sự ngượng ngùng sẽ không tự biến mất nếu bạn luôn tìm cách né tránh trò chuyện với bố mẹ. Hãy giải tỏa những căng thẳng đó bằng cách tâm sự thật cởi mở với họ. Bố mẹ sẽ luôn cố gắng để thấu hiểu và việc giải quyết vấn đề bằng cách này sẽ giúp bạn bớt lo lắng và căng thẳng.[3]
  4. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    4
    Xác định mình muốn nói chuyện với ai. Bạn muốn nói chuyện với cả bố và mẹ hay chỉ một mình mẹ thôi? Có thể bạn gần gũi với mẹ hơn với bố, hoặc ngược lại, vậy nên hãy tự hỏi chính mình xem tâm sự với mẹ hay với bố sẽ là hợp lý nhất.[4]
    • Có một số vấn đề mà nếu bạn trò chuyện với một mình bố hoặc mẹ sẽ dễ dàng hơn. Nếu mẹ là người bình tĩnh hơn còn bố dễ nổi nóng thì bạn nên nói chuyện với mẹ trước, sau đó cùng mẹ nói chuyện với bố, hoặc ngược lại nếu bố là người bình tĩnh hơn.
    • Bạn nên biết là bố và mẹ sẽ nói chuyện với nhau về vấn đề của bạn dù bạn chỉ nói với một mình bố hoặc mẹ. Chính vì vậy mà tốt nhất là bạn nên nói chuyện với cả hai người, nhưng hãy khéo léo nhờ sự giúp đỡ của bố hoặc mẹ để nói chuyện với người còn lại nếu cảm thấy như vậy sẽ tốt hơn. Ví dụ, bạn không muốn bố cảm thấy bị xa cách vì chỉ nói với một mình mẹ về chuyện bạn bị bắt nạt ở trường, hãy nhờ mẹ cùng nói chuyện với bố về việc này nếu sợ bố sẽ nổi giận vì bạn đã không mạnh mẽ đứng lên tự bảo vệ mình.
  5. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    5
    Chọn thời gian và địa điểm trò chuyện. Bạn hãy tìm hiểu thời gian biểu của bố mẹ để biết khi nào thì thích hợp nhất để nói chuyện với họ. Đừng bắt đầu trò chuyện khi bố mẹ còn đang bận nghĩ về một cuộc họp hay phải chuẩn bị cho bữa tối. Địa điểm trò chuyện cũng rất quan trọng, bạn nên tránh nơi có yếu tố gây xao nhãng, chẳng hạn như TV hay nơi đồng nghiệp của bố mẹ có thể xen vào.[5]
  6. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    6
    Dự kiến kết quả đạt được. Có thể bạn biết rõ là mình muốn gì khi trò chuyện với bố mẹ, tuy nhiên bố mẹ có thể đưa ra vô số các phản ứng khác nhau. Hãy chuẩn bị cho tất cả những điều đó. Lý tưởng nhất là cuộc trò chuyện sẽ diễn ra theo ý bạn, nhưng nếu không thì cũng không sao. Bạn không bao giờ cô độc vì ngoài bố mẹ thì bạn có thể trò chuyện với nhiều người khác, chẳng hạn như thầy cô giáo hoặc những người thân khác trong gia đình.
    • Nếu kết quả cuộc trò chuyện không như mong đợi, bạn có thể thử làm một số điều sau:
      • Nói chuyện với bố mẹ một lần nữa. Có thể lúc trước không phải là thời điểm phù hợp, nếu đã trải một ngày khá tệ thì bố mẹ sẽ không còn tâm trí để trò chuyện với bạn một cách cởi mở nữa. Ví dụ, đừng xin phép bố mẹ cho tham dự vũ hội ở trường nếu họ vừa trễ buổi diễn văn nghệ của em gái bạn.
      • Bỏ qua. Bạn không nên làm bố mẹ bực mình và khiến họ khó khăn hơn trong việc cho phép bạn làm gì đó trong tương lai. Nếu đã trò chuyện một cách lễ phép, cởi mở và cả hai bên đã trình bày rõ quan điểm của mình thì bạn nên chấp nhận ý kiến của bố mẹ. Việc bạn chứng tỏ mình đã đủ trưởng thành để tôn trọng quan điểm của bố mẹ sẽ cho họ biết rằng bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình, và điều này sẽ giúp họ cởi mở hơn với những vấn đề mà bạn muốn chia sẻ trong tương lai.
      • Nhờ sự trợ giúp từ người khác. Bạn có thể nhờ ông bà, phụ huynh của bạn bè hoặc thầy cô giáo giúp mình thuyết phục bố mẹ. Bố mẹ lúc nào cũng có tâm lý muốn bảo vệ bạn, do đó việc nhờ người khác nói giúp vài câu nhiều khả năng sẽ thuyết phục được họ rằng bạn có thể làm chủ được vấn đề. Ví dụ, nếu muốn đi đến một nơi nào đó, bạn có thể nhờ anh hoặc chị của mình thuyết phục bố mẹ rằng họ đã từng đến nơi đó và có thể đưa bạn đi để đảm bảo an toàn.

Phần 2 của 5: Bắt đầu cuộc trò chuyện

  1. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    1
    Viết ra những gì muốn nói. Bạn không nhất thiết phải viết ra từng câu từng chữ, nhưng ít nhất hãy vạch ra một vài ý chính. Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp suy nghĩ của mình và định hình trước được diễn biến của cuộc trò chuyện.[6]
    • Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu như: Bố, có điều này khiến con rất căng thẳng và con muốn tâm sự với bố, Mẹ, con có thể nói với mẹ chuyện này được không?, Bố, mẹ, con đã trót mắc một sai lầm lớn và con rất cần bố mẹ giúp đỡ.
  2. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    2
    Nói chuyện với bố mẹ về những điều bình dị thường ngày. NẾU bạn không thường xuyên nói chuyện với bố mẹ thì hãy bắt đầu bằng cách nói về những điều nhỏ bé diễn ra trong cuộc sống. Khi đã hình thành nói quen chia sẻ mọi thứ với bố mẹ thì bố mẹ sẽ dễ dàng thấu hiểu bạn hơn, đồng thời điều này cũng khiến bạn gần gũi với họ hơn.[7]
    • Không bao giờ là quá muộn để trò chuyện với bố mẹ. Dù bạn đã không nói chuyện với bố mẹ hàng năm trời, hãy bắt đầu bằng những câu đơn giản, bạn có thể nói những điều như: Lâu rồi con không nói chuyện với bố mẹ, bố mẹ dành chút thời gian trò chuyện với con nhé. Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rất cảm động và cởi mở với bạn hơn.
  3. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    3
    Thăm dò phản ứng của bố mẹ. Nếu vấn đề bạn muốn nói quá nhạy cảm hoặc bạn biết chắc là bố mẹ sẽ có phản ứng tiêu cực thì khoan đi vào chủ đề chính. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi thăm dò để dự đoán phản ứng của bố mẹ hoặc ám chỉ đến điều mà bạn muốn nói.[8]
    • Ví dụ, nếu muốn nói về vấn đề tình yêu, bạn có thể nói rằng: Mẹ ạ, bạn Hạnh lớp con và người yêu bạn ấy đã hẹn hò được một năm rồi, hai người có vẻ khá nghiêm túc. Mẹ có nghĩ tình yêu của học sinh lớp 11 là nghiêm túc không?. Bằng cách mượn chuyện của bạn mình để tâm sự, bạn có thể đoán được phần nào phản ứng của bố mẹ về chuyện của mình. Tuy nhiên, đừng quá lộ liễu vì có thể bố mẹ sẽ nhận ra ý đồ của bạn và hỏi về điều mà bạn thật sự muốn nói.
  4. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    4
    Biết mình muốn đạt được điều gì. Sẽ khó để bạn dẫn dắt được cuộc trò chuyện nếu không biết mục đích cuối cùng của mình là gì. Hãy tự hỏi bản thân về điều này để có thể sử dụng những công cụ giao tiếp phù hợp.[9]

Phần 3 của 5: Khiến bố mẹ lắng nghe

  1. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    1
    Trình bày vấn đề một cách rõ ràng và trực tiếp. Bạn hãy cho bố mẹ biết rõ ràng rằng mình nghĩ gì, cảm thấy như thế nào và muốn điều gì. Có thể bạn sẽ căng thẳng và khó kiểm soát được lời nói của mình, vậy nên hãy chuẩn bị trước để giữ tinh thần bình tĩnh và đưa ra những ví dụ chi tiết cho đến khi chắc chắn là bố mẹ hiểu những gì bạn đang trình bày.[10]
  2. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    2
    Hãy trung thực. Đừng nói quá hoặc nói sai sự thật. Có thể sẽ khó để bạn kiềm chế cảm xúc của mình khi nói về một vấn đề quá nhạy cảm, nhưng hãy nói một cách chân thành và đảm bảo là bố mẹ chú ý lắng nghe. Nếu đã từng nói dối hoặc thường làm quá mọi chuyện lên thì bạn cần kiên trì, vì có thể sẽ mất thời gian để bố mẹ tin những gì bạn nói.[11]
  3. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    3
    Hiểu quan điểm của bố mẹ. Hãy dự đoán phản ứng của bố mẹ. Bạn đã từng nói với bố mẹ về những vấn đề tương tự chưa? Nếu biết bố mẹ sẽ phản đối hoặc phản ứng một cách tiêu cực, hãy nói cho họ biết rằng bạn hiểu tại sao họ lại có quan điểm như vậy. Khi thể hiện rằng bạn hiểu suy nghĩ của bố mẹ thì bố mẹ cũng sẽ cởi mở với quan điểm của bạn hơn.[12]
    • Ví dụ, nếu bố mẹ còn lo lắng về việc cho bạn sử dụng điện thoại di động thì bạn có thể nói rằng: Bố, mẹ, con biết là bố mẹ chưa muốn cho con dùng điện thoại di động vì thứ nhất là nó khá đắt, hơn nữa việc dùng điện thoại cũng cần nhiều trách nhiệm và bố mẹ nghĩ là nó chưa cần thiết ở độ tuổi của con. Có thể bố mẹ thấy các bạn gái khác ở lớp con có điện thoại riêng và cho rằng điều đó thật lãng phí vì các bạn chỉ dùng nó để chơi điện tử hoặc dùng mạng xã hội như Instagram. Thế nhưng bố mẹ nghĩ sao nếu như con tự tiết kiệm tiền để mua điện thoại và dùng dịch vụ trả trước để đảm bảo có thể kiểm soát tài chính của mình? Bố mẹ cũng có thể kiểm tra các trò chơi và ứng dụng mà con tải xuống vì con chỉ muốn sử dụng chúng một lát khi chờ đợi trận bóng chuyền yêu thích hoặc khi bố mẹ đang bận gì đó thôi.
  4. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    4
    Không tranh cãi hoặc than vãn. Hãy tỏ ra tôn trọng và trưởng thành bằng cách sử dụng giọng nói tích cực. Bạn không nên mỉa mai hay nặng lời mỗi khi không đồng ý với ý kiến của bố mẹ. Nếu bạn nói chuyện với bố mẹ theo cách mà bạn muốn họ nói chuyện với mình thì chắc chắn bố mẹ sẽ nghiêm túc về vấn đề của bạn.[13]
  5. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    5
    Cân nhắc việc nói chuyện với bố hay mẹ. Có những vấn đề tốt mà nhất là bạn chỉ nên nói với bố hoặc mẹ, chẳng hạn như nói với bố chuyện ở trường và nói với mẹ về chuyện hẹn hò. Hãy đảm bảo là bạn tâm sự đúng vấn đề với người phù hợp.[14]
  6. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    6
    Chọn thời gian và địa điểm thích hợp. Bạn cần đảm bảo là bố mẹ có đủ thời gian và không bị xao nhãng trong khi trò chuyện. Hãy tránh những nơi công cộng hoặc khi bố mẹ có quá ít thời gian. Bố mẹ bạn cần hiểu được tất cả những gì bạn nói, và bạn đừng khiến họ bối rối vì một cuộc trò chuyện quan trọng ở thời điểm không thích hợp.[15]
  7. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    7
    Lắng nghe khi bố mẹ nói. Bạn đừng để bản thân bị phân tâm khi cố nghĩ xem mình sẽ nói gì tiếp theo. Hãy tiếp thu lời nói của bố mẹ và đáp lại một cách phù hợp. Đừng mãi tập trung vào một vấn đề khi không nhận được câu trả lời mình muốn ngay lập tức.[16]
    • Bạn có thể nhắc lại lời nói của bố mẹ để hiểu những ý kiến đó một cách thấu đáo và thể hiện là bạn rất chú ý lắng nghe.
  8. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    8
    Xây dựng cuộc trò chuyện hai chiều. Bạn hãy đặt câu hỏi và giải thích chi tiết hơn nếu cảm thấy bố mẹ chưa hiểu đúng ý của mình. Tuy nhiên, đừng ngắt lời hay to tiếng với bố mẹ. Nếu bố mẹ nổi nóng, bạn có thể nói rằng: Con biết là bố mẹ giận nên có lẽ để khi khác con sẽ trình bày với bố mẹ rõ ràng hơn.[17]

Phần 4 của 5: Trình bày những vấn đề khó nói

  1. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    1
    Dự đoán kết quả. Có thể bạn muốn trò chuyện với bố mẹ vì một hoặc một vài lý do sau:[18]
    • Chỉ muốn bố mẹ lắng nghe mà không phán xét hay đưa ra lời khuyên.
    • Muốn bố mẹ ủng hộ hay cho phép làm gì đó.
    • Muốn bố mẹ cho lời khuyên
    • Muốn bố mẹ dẫn dắt, đặc biệt là khi đang gặp rắc rối.
    • Muốn bố mẹ công bằng và không áp đặt.
  2. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    2
    Xác định cảm xúc của mình. Điều này có thể sẽ khó khăn, đặc biệt là khi bạn muốn nói về chủ đề tình dục hoặc cởi mở về những vấn đề mà trước đây bạn chưa từng nói tới. Cảm giác ngượng ngùng hoặc căng thẳng là hoàn toàn tự nhiên khi trò chuyện với bố mẹ về những chủ đề khó nói. Hãy xác định rõ cảm xúc của mình và chia sẻ với bố mẹ để khiến lòng nhẹ nhàng hơn.[19]
    • Ví dụ, nếu bạn lo lắng rằng bố mẹ sẽ thất vọng, hãy nói cho họ biết. Bạn có thể nói rằng: Mẹ, con biết là mẹ đã từng nói với con về vấn đề này trước đó và có lẽ điều con định nói sẽ khiến mẹ thất vọng, nhưng mẹ hãy lắng nghe và cho con lời khuyên được không ạ.
    • Nếu bố mẹ bạn rất dễ nổi nóng và chắc chắn sẽ có những phản ứng gay gắt hoặc tiêu cực, hãy nói cho họ biết là bạn nghĩ đến điều đó nhưng vẫn lấy hết can đảm để nói ra. Hãy rào đón trước và đề cập đến vấn đề một cách tích cực. Bố, con biết bố sẽ rất giận khi con nói ra điều này, nhưng con nghĩ mình vẫn nên nói ra vì con biết bố rất yêu thương con, nếu bố có nổi cáu thì cũng chỉ vì muốn tốt cho con mà thôi.
  3. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    3
    Chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện. Nếu đã trải qua một ngày dài mệt mỏi, bố mẹ sẽ dễ có những phản ứng tiêu cực hơn. Trừ khi đó là việc khẩn cấp, bạn nên đợi đến thời điểm thích hợp để mở lời. Hãy đợi đến khi họ thật thoải mái và sẵn sàng cởi mở để nói chuyện.[20]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi: Bố mẹ, bây giờ có tiện để con trò chuyện với bố mẹ một lát không?. Khi cùng bố mẹ tản bộ hoặc lái xe đi dạo có thể là những thời điểm rất thích hợp, tuy nhiên, nếu không có cơ hội cùng đi với bố mẹ thì bạn cũng có thể tự tạo ra thời điểm thích cho mình.
    • Đảm bảo là bạn chuẩn bị sẵn những gì định nói hoặc viết ra những ý chính để chắc chắn là không bỏ sót ý nào. Đừng để bố mẹ là người dẫn dắt cuộc trò chuyện còn bạn lại bị rơi vào thế bị động và chưa sẵn sàng.

Phần 5 của 5: Tìm phương án giải quyết khác

  1. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    1
    Thỏa hiệp. Không phải lúc nào bạn cũng sẽ đạt được điều mình muốn nên đừng quá cứng đầu khi bố mẹ nói những điều không đúng ý bạn. Nếu bạn trình bày quan điểm của mình một cách lễ phép và lắng nghe những gì bố mẹ nói, họ sẽ cởi mở với bạn hơn trong những lần trò chuyện tiếp theo.[21]
  2. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    2
    Nói chuyện với một người lớn khác mà bạn tin tưởng. Đôi khi, bố mẹ còn mải bận bịu với những vấn đề riêng của họ trong cuộc sống. Nếu bố hoặc mẹ bạn là người nghiện ngập hoặc tâm thần không bình thường thì bạn có thể tâm sự với một người lớn khác đáng tin cậy. Người đó có thể là thầy cô giáo, họ hàng, cố vấn và rất nhiều người khác nữa.[22]
    • Trước khi nói chuyện với một người mà bạn không quen biết, hãy điều tra kỹ về người đó và nhờ bạn bè giúp đỡ nếu cần.
  3. Cách hỏi thăm cha mẹ
    Cách hỏi thăm cha mẹ
    3
    Cư xử một cách trưởng thành. Nếu bạn chọn không nói chuyện với bố mẹ, hãy giải quyết vấn đề một cách chững chạc. Đừng né tránh bất kỳ vấn đề gì đặc biệt là khi liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của bạn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ biết là mình nhờ ai giúp đỡ, hãy nói với họ một cách thẳng thắn và lễ phép.[23]

Lời khuyên

  • Buổi sáng có thể là thời điểm khá căng thẳng vì bố mẹ phải vội vàng đi làm để tránh giờ cao điểm hoặc còn bận nghĩ về công việc trong ngày. Vậy nên bạn hãy nói chuyện thật nhẹ nhàng nếu chọn thời điểm này.
  • Chú ý đến những chi tiết nhỏ, một lời "Cảm ơn" hay Con chào bố mẹ, hôm nay bố mẹ đi làm tốt chứ ạ cũng có thể tạo nên điều khác biệt.
  • Việc không đồng ý với quan điểm của bố mẹ là điều bình thường, miễn là bạn tôn trọng những gì bố mẹ nói.
  • Khi chuẩn bị cho bữa tối có thể là thời điểm tuyệt vời để trò chuyện vì mọi người đều bận rộn với một việc gì đó và không phải ai cũng chú ý đến bạn.
  • Hãy tự tin và đừng lo sợ.
  • Dành thời gian đọc sách, blog, hoặc các diễn đàn về cách để giao tiếp với bố mẹ cởi mở hơn.
  • Nếu không đồng ý với quan điểm của bố mẹ, bạn hãy cho bản thân thời gian để bình tĩnh trước khi phản ứng một cách giận dữ và tiêu cực. Hít thở một vài hơi thật sâu. Sau khi đã bình tĩnh được một vài giây, hãy bắt đầu giải thích quan điểm của bạn.
  • Đảm bảo là bố mẹ đang không vội, không bận, chán nản hay mệt mỏi. Hãy cố gắng nói chuyện với họ vào lúc tất cả mọi người đều thoải mái và bạn đã sẵn sàng để trò chuyện.

Cảnh báo

  • Trì hoãn việc nói chuyện về những vấn đề khó khăn càng lâu thì bạn sẽ càng cảm thấy căng thẳng. Nếu bố mẹ phát hiện ra điều bạn vẫn chần chừ chưa nói thì sẽ khó để bạn có được cuộc trò chuyện như mong đợi.
  • Hãy kiên nhẫn khi nói chuyện với bố mẹ, đặc biệt là khi nói về những vấn đề nhạy cảm. Đừng để sự nóng giận ảnh hưởng tới cách suy xét mọi chuyện.
  • Nếu bạn và bố mẹ nói chuyện không hợp nhau lắm thì có thể sẽ cần thời gian để họ có thể trò chuyện với bạn một cách cởi mở và thoải mái.