Cách vẽ người that

Hướng dẫn vẽ tranh chân dung ngườiI. Đồ dùng chuẩn bị

1. Giấy vẽ canson khổ A3, A2, A1 tùy vào bạn muốn vẽ

2. Chì : Tiệp 2B, 5B/ hoặc Chì Đức 2B, 5B (vẽ bằng bút 5B, 6B Steadtler).

3. Băng dính giấy dán khung mét tranh

4. Bảng vẽ theo khổ giấy

5. Bông di chì + Tăm que để tỉa tót nét nhăn (vẽ người già)

6.Tẩy gôm đen 4B bản mỏng

II. Cách vẽ chân dungTrước khi bước vào vẽ chân dung người các bạn nên học qua học vẽ cơ bản nhé . vẽ hình khối kiến trúc để tập chia tỷ lệ, và tập đan nét, di chì ...

1. Phác họa, chia tỷ lệ trên giấy

Để vẽ một tác phẩm chân dung,ta làm các bước như sau :

  • Chia bố cục nhân vật trên tờ giấy sao cho phù hợp trên và dưới.

Xác định các trục mặt: Cằm Mũi Mày Đỉnh đầu ( chiều cao ). Khá giống vẽ tượng !

Xác định khoảng cách 2 gò má ( hoặc 2 bên tai để xác định đúng khuôn mặt nhân vật.

  • Sau đó đo từ ráy tai đến cánh mui thứ nhất theo bên rộng nhất của góc nhìn ( tùy vào độ quay góc của nhân vật )

  • Xác định trục mặt nhân vật xem nghiên ngã ra rao ( bước này rất quan trọng)

Để xác định tỷ lệ khuôn mặt chuẩn ta chỉ cần so sánh tỷ lệ giữa các chi tiết với nhau là chuẩn nhé. Để đặt các vị trí chuẩn xác nhất ta phải dóng hình thẳng đứng và nằm ngang xem các điểm đi qua đâu giao nhau như thế nào, từ đó có thể xác định được vị trí chính xác các điểm cần bắt. Đây là phương pháp dóng hình vẽ nhân vật không cần phải đo đạc . Kết hợp nhìn toorg quát so sáng bằng phương pháp chia tỷ lệ ": Hình tam giác ".

Kết hợp một vài thủ thuật Nhấn Nhả - Di chì để thể hiện không gian ánh sáng bóng đổ .

Cách vẽ người that

2. Vẽ chi tiết nhận vật

Vẽ chi tiết cần kỷ năng mắt nhìn và cảm nhận độ sâu, hình khối cơ thể mặt, nói cách khác là giải phẩu cơ măt. Làm được điều này thì khuôn mặt tác phẩm sẽ đầy chất cơ, nhìn sẽ săn chắc cơ nếu ta hiểu được đầy đủ cơ mặt. Bước này chỉ những bạn vẽ chân dung khá mới có con mắt nhìn về cơ, những bạn mới thì bước này có thể bỏ qua tương quan là được.

- Vẽ Mắt: Căn chia tỷ lệ cho chuẩn, dóng hình các vị trí đuôi mắt sao cho chính xác theo mẫu, 2 cos mắt cần so sánh với nhau dóng theo chiều ngang ( có vẻ đoạn này bắt đầu khó hiểu ). Phần trên mắt đi dày nét chút tạo khối sâu điểm nhân cho con mắt, nên vẽ đôimắt đầu tiên và nên vẽ bằng bút 2B, 5B Steadtler vì màu khá tự nhiên và giống màu mắt thật.

- Chú ý vẽ mi mắt nhé. đây là linh hồn của nhân vật và tròng đen con mắt, con ngươi ta nên di chì tự nhiên để không bí cứng và không tự nhiên sẽ mất đi hồn của tranh.

Còn lông mày thì nên vẽ phác bằng bút 2B trước sau đấy lấy bút 5B, hoặc 6B tô đè lên. Sau đó bạn tỉa lông mày theo chiều xuôi của sợi lông sao cho giống thật.

Cách vẽ người that

- Vẽ môi và mũi cần có phương pháp chung và cách làm riêng tùy vào từng góc , ta cần chú ý mũi gồm đủ các bộ phận : đỉnh mũi , gầm mũi, cánh mũi , sống mũi .

Môi bao gồm các bộ phận : Mọng môi, đế môi, một số ngôn từ khác dùng riêng cho môi, nhưng thường những bạn vẽ chưa thạo chân dung hay bỏ qua đế môi và mọng môi. Nên môi không sinh động. ( các cơ môi đều ăn nhập vào nhau nhé các bạn ).

- Vẽ tóc: Đây là phần khó nhất, tốn nhiều thời gian. Nên xác định đường viền xung quanh tóc, các phần bóng trên tóc (phần này nên chú ý vì sẽ làm tóc giống thật hơn), rồi dựa vào màu sắc của tóc để chọn bút chì cho thích hợp. Vẽ tổng thể xogn đừng quên tỉa lại sợ tóc nhé!

Khi vẽ tóc có thể dùng tẩy để vẽ, nên cắt tẩy thành hình tam giác để vẽ phần bóng của

_ Trên đây là chia sẻ cơ bản cho các bạn nhập môn vẽ chân dung thôi nhé. Còn bạn nào muốn học chuyên về vẽ chân dung có thể qua trực tiếp lớp vẽ mình để học tập trao đổi kiến thức. Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu vẽ chân dung nhé! Đào tạo mỹ thuật - ARC Hà Nội

CS 1 : Nhà Văn Hóa tổ dân phố 1, Ngõ 22 Phố An Hòa, Mỗ Lao, Hà Đông

CS 2 : Số 107 B8, ngõ 71 đường Nguyễn Chính, Hoàng Mai, Hà Nội

CS 3 : Nhà văn hóa Giếng Chùa, số 192 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

By : GV/Thạc Sỹ /KTS : Lê Ngọc

Tell : 0987937406 / 0941078389

Các bạn cần thêm thông tin các bài viết về vẽchân dung ngườithì truy cập website :

https://mythuatarc.com/

https://archanoi.com/
https://vetranhtuonghanoidep.com/