Cảm nhận của em về hình ảnh cô gái trong bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước

Quê hương, đất nước và con người, có thể nói là cảm hứng trở đi trở lại trong văn chương đông tay kim cổ. Không nằm ngoài dòng chảy đó, những sáng tác dân gian cũng lấy quê hương, đất nước, con người làm đề tài. Trải qua bao thương hải biến vi tang điền, những đền đài, những công trình kiến trúc có thể sụp đổ nhưng giá trị của những sáng tác dân gian thì vẫn còn vẹn nguyên bởi nó định hướng thẩm mỹ, định hướng các giá trị sống cho con người thời hôm nay và mãi sau này. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn cảm nghĩ những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Khi viết, các bạn có thể bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân mình. Các bạn có thể tham khảo những bài làm văn mẫu dưới đây để từ đó có thể định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Từ xưa đến nay, những câu ca dao giân dan luôn ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt, nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào nét đặc sắc, phong phú của văn học Việt Nam. Và, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người chính là một hình thức tiêu biểu trong muôn ngàn những câu ca dao đó.

Mở đầu bằng đoạn:

“-Ở đâu năm cửa nàng ơi?

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

 Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

 Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

-Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục, bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.”

Đây là hình thức đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình, giao duyên cổ truyền ở nước ta. Qua từ “chàng, nàng” ta có thể thấy bên hỏi là nam, bên đáp là nữ, họ nói với nhau về các cảnh quan của đất nước. Cách hỏi và đáp thể hiện sự tế nhị, lịch sự, am hiểu. Bên hỏi hỏi về những địa danh, di tích nổi tiếng, bên đáp trả lời rất cụ thể rõ ràng, nói lên trí thông minh, niềm yêu thương, tự  hào dân tộc và sự giao lưu tình cảm giữa nam và nữ.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Tiếp đến, bài thơ thứ hai nói về sự yêu mến, hãnh diện về cành đẹp ở HỒ Gươm, Hà Nội:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Bằng phép liệt kê một loạt các địa danh “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn” đã bộc lộ cách kết hợp hoàn hảo, tinh tế giữa cảnh đẹp tự nhiên và nhân tạo. Đồng thờ, cách dùng từ “Rủ nhau” cũng phần nào gợi lên không khí tấp nập, đông vui của người đến tham quan cảnh đẹp nơi đây, cùng với câu hỏi tu từ cuối đoạn như một lời nhắc nhở của ông cha ta với con cháu đời sau, nhắc nhở các thế hệ nối tiếp cần biết ơn, tự hào về vẻ đẹp quê hương và biết giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống.

Không chỉ có vậy, đoạn thơ thứ ba gợi ra cho người đọc về hình ảnh xứ Huế xinh đẹp, thơ mộng:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…”

Qua đây, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tươi mát, nên thơ của vùng đất Huế. Đại từ phiếm chỉ “ai” như một lời mời gọi, nhắn gửi mọi người hãy đến nơi đây, ghé thăm đất Huế với cảnh đẹp như tranh. Cũng chính nhờ kết cấu đặc biệt mà đoạn thơ không những là một lời mời, nó còn toát lên niềm tự hào, chất chứa ân tình với vẻ đẹp xứ Huế.

Kết thúc văn bản, chúng ta lại được theo chân tác giả đi tới dải đất miền Trung cùng những cánh đồng bao la, bát ngát:

“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Với kết cấu độc đáo, các câu dài, ngắn khác nhau cùng phép điệp ngữ ở hai câu đầu, cụm từ bên dưới nối với cụm từ bên trên đã tạo thành điệp ngữ vòng tròn, tăng thêm sự hấp dẫn cho đoạn thơ. Nghệ thuật đảo ngữ “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông” càng nhấn mạnh hơn cái bao la. rộng lớn của cánh đồng. Từ “ngó” cũng cho thấy tâm trạng say mê và tình yêu với cánh đồng quê hương của người ngắm cảnh. Hai câu thơ cuối với nghệ thuật so sánh đã ca ngợi vẻ đẹp đầy sức sống, mạnh mẽ, khỏe khoắn của người con gái lao động. Từ láy “phất phơ” như bộc lộ tâm trạng vui vẻ, yêu đời, yêu cuộc sống của cô gái, cũng chính là những nét vẽ hoàn hảo hoàn thành nên bức tranh thiên nhiên sinh động của quê hương miền Trung.

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 7: Miêu tả cảnh đẹp ở vùng biển mà em có dịp quan sát trong kì nghỉ hè

Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước luôn làm cho con người ta cảm thấy thêm yêu quê hương, thêm tự hào về quê hương và mong muốn được góp sức mình gây dựng, phát huy, bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc. Để mỗi khi đi xa, mỗi chúng ta lại nhớ về quê hương cùng niềm hãnh diện, yêu thương sâu sắc.

Cảm nhận của em về hình ảnh cô gái trong bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Ca dao dân ca thường là nhũng lời hát ru ngọt ngào tha thiết và sâu lắng. Một trong số những chủ đề nổi bật trong kho tàng ca dao dân ca của dân tộc là chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người. Những câu hát thường là những lời đối đáp mời mọc cân xứng nhịp nhàng. Để lại nhiều dư vị trong lòng người dân đất Việt. Tiêu biểu là một số bài sau:

Ở đâu năm cửa nàng ơi?

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Nhũng câu hát như là một câu đố về địa danh của dải dất hình chữ S. Điều thú vị là người đố đều nêu lên được đặc điểm của địa danh mà mình muốn nhắc đến. Để từ đó dễ dàng hơn cho người trả lời

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục, bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Xem thêm:  Biểu cảm về cây bàng gần nhà em

Hỏi – đáp là hình thức để các đôi trai gái trong nhũng dịp lễ tể thể hiện sự hiểu biết của mình về địa lý và lịch sử của dân tộc và từ đó cũng cho thấy niềm tự hào đối với quê hương, đất nước. Thông qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy các chàng trai và các cô gái đều có hiểu biết sâu rộng về về địa lý và lịch sử của dân tộc.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

 Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

 Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Cảnh sắc đẹp đẽ, đa dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…

Huế là một nơi thơ mộng và hữu tình, ở đây cảnh vật như đẹp như tranh. Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

 Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

 Thân em như chẽn đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Cảnh vật của thiên nhiên sông núi, cánh đồng lúa rộng mênh mông đề là những đặc trưng của cảnh đẹp đất nước. Đã được đem ra để so sánh ví von với vẻ đẹp trong sáng thuần khiết của con người. Câu thơ có thể là lời của chàng trai hoặc cô gái, giữa con người và cảnh vật có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân. Niêm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu.

Bên cạnh việc đối đáp để tạo nên cái duyên những câu ca dao còn cho ta thấy được vẻ đẹp của quê hương đất Việt hơn thế nữa còn là tình yêu quê hương đất nước bao la và rộng lớn.

      Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com