Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024

Chuột rút bụng là sự co thắt của cơ bụng hoặc dạ dày, ruột, dẫn đến đau đớn đột ngột, dữ dội ở vùng bụng. Đôi khi người bệnh có thể quan sát cơn cơ giật và sự chuyển động của cơ bụng.

Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024
Chuột rút bụng là cơn đau xảy ra đột ngột do cơ thắt các cơ bắp ở bụng

Chuột rút bụng là gì

Chuột rút bụng, còn gọi là co thắt dạ dày hoặc chứng cứng bụng, đây là hiện tượng các cơ ở vùng bụng co bóp mạnh và không chủ ý. Trong cơn co thắt, các cơ bụng ở thể trở nên căng cứng và gây áp lực lên các cơ quan bên trong khoang bụng.

Cơ bụng bao gồm các cơ ngang bụng, là lớp cơ sâu nhất, giúp ổn định cơ thể. Cơ bụng nằm ở giữa xương sườn và xương mu, hỗ trợ sự chuyển động của khung xương sườn và xương chậu. Ngoài ra các cơ ở bụng cũng được sử dụng cho các hoạt động vặn người và uốn cong khi gập bụng.

Tương tự như các cơ khác trên cơ thể, cơ bụng có thể bị co thắt do căng cơ khi sử dụng quá mức hoặc hoạt động quá mức. Bên cạnh đó, mệt mỏi, mất nước hoặc sử dụng ma túy và chất kích thích cũng có thể dẫn đến chuột rút cơ bụng.

Chuột rút bụng thường phổ biến ở những vận động và người thường xuyên hoạt động thể chất quá mức. Tuy nhiên bởi vì đại tràng và ruột non là những cơ quan chủ yếu bên trong khoang bụng và được bảo vệ bên dưới cơ bụng. Do đó, hầu hết các trường hợp chuột rút bụng liên quan đến rối loạn ruột cấp tính, chẳng hạn như tắc ruột, thủng ruột, hoặc viêm túi thừa. Các nguyên nhân nghiêm trọng khác có thể bắt nguồn từ các cơ quan trong ổ bụng bao gồm sỏi mật, thoát vị và vỡ phình động mạch chủ bụng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng chuột rút bụng không nghiêm trọng và thường vô hại. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu tình trạng chuột rút nghiêm trọng, kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng chứng nôn, có máu trong phân hoặc nước tiểu, đau đớn dữ dội, đặc biệt là khu vực dưới rốn, tức ngực, lú lẫn, sốt cao hoặc thở gấp.

Dấu hiệu nhận biết chuột rút bụng

Chuột rút bụng có thể đi kèm với nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, các dấu hiệu liên quan đến tình trạng chuột rút ở bụng bao gồm:

1. Triệu chứng tiêu hóa

Chuột rút đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý và các vấn đề sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó, đôi khi tình trạng chuột rút có thể kèm theo một số dấu hiệu như:

Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024
Chuột rút bụng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa

  • Thay đổi nhu động ruột: Tình trạng này có thể liên quan đến táo bón hoặc tiêu chảy. Táo bón là tình trạng đi ngoài ra phân cứng bất thường, trong khi tiêu chảy là tình trạng phân loãng và khiến người bệnh có nhu cầu đi đại tiện thường xuyên. Chuột rút bụng có thể liên quan đến một trong hai tình trạng bất thường ở ruột này.
  • Ợ chua: Ợ chua dẫn đến cảm giác nóng ở vùng ngực, nhưng cũng có thể gây đau cổ họng, thậm chí là tổn thương vùng mặt. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào lên thực quản. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cúi người, ngồi, nằm xuống hoặc khi người bệnh tập thể dục.
  • Buồn nôn: Buồn nôn thường xảy ra như một triệu chứng chung của hầu hết các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.
  • Đau ngực: Đôi khi một số vấn đề ở hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến đau ngực, đau thượng vị hoặc căng tức ở ngực. Triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn người bệnh vận động.

2. Các triệu chứng liên quan đến tim và phổi

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi chuột rút cơ bụng có thể dẫn đến một số dấu hiệu liên quan đến hệ thống tim và phổi, chẳng hạn như:

  • Đau tức ngực, đau thượng vị;
  • Khó thở hoặc thở nhanh.

3. Các triệu chứng khác

Đôi khi tình trạng chuột rút bụng có thể đi kèm với một số triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác, chẳng hạn như:

  • Nước tiểu có máu hoặc ngả sang màu hồng;
  • Phình ở vùng bẹn hoặc bụng;
  • Ngất xỉu, thay đổi ý thức hoặc hôn mê;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi.
    Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024
    Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu tình trạng chuột rút bụng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đi kèm các triệu chứng như, có máu trong phân, sốt hoặc nôn mửa, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Chuột rút là một hiện tượng thường gặp trong quá trình vận động. Khi cơ bị co rút sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể cử động được. Vậy chuột rút do đâu và cách khắc phục như thế nào? Tham khảo ngay các thông tin được chia sẻ trong bài viết để giải đáp những thắc mắc này nhé.

1. Tìm hiểu về chứng chuột rút

chuột rút còn được gọi là vọp bẻ là hiện tượng co rút hay thắt chặt các cơ một cách đột ngột. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào nhưng thường gặp ở cơ của cẳng chân, bàn chân, bàn tay, đùi, hông và cơ bụng. Khi cơ bị co thắt ngoài ý muốn sẽ gây ra những cơn đau đớn dữ dội, khiến cho sự cử động trở nên khó khăn hay thậm chí là không thể cử động được trong chốc lát. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút và có thể tái diễn.

Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024

Chuột rút là sự co rút hay thắt chặt ở cơ bắp

2. Vì sao bạn bị chuột rút?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút, điển hình là hai nguyên nhân:

- Thiếu oxy đến cơ:

Trong quá trình vận động, bạn phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến cơ bắp. Vận động liên tục, mất sức khiến cơ thể không sử dụng oxy một cách đủ nhanh để tạo ra nguyên liệu. Khi cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang môi trường yếm khí, năng lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate, và tiếp tục chuyển thành lactic, cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong vòng 1 - 3 phút.

Khi vận động ở cường độ cao, acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp sẽ khiến bạn gần như không thể cử động được.

- Rối loạn điện giải:

Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước và muối. Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc Statin, prednisone, thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể bị rối loạn điện giải. Khi nồng độ Na+, Ca++, K+ giảm, dẫn đến tình trạng hạ canxi máu hoặc hạ kali máu,… Tương tự như việc thiếu oxy đến cơ thì rối loạn điện giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong cơ gây mỏi.

Ngoài hai nguyên nhân chính trên, sự co rút cơ còn có thể do nguyên nhân:

- Rối loạn hệ thần kinh:

Khi người bệnh bị rối loạn thần kinh như phụ nữ mang thai, căng thẳng, mắc các bệnh về cơ xương khớp,... sẽ khiến sự dẫn truyền giữa dây thần kinh và cơ bắp bị gián đoạn làm cơ tiếp tục co và gây đau, mặc dù não bộ muốn cơ thư giãn. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thiếu chất dopamin ở não, do gen di truyền hoặc cơ bắp bị thiếu khoáng sắt.

3. Đối tượng thường xuyên bị chuột rút là ai?

Chuột rút có thể xảy đến bất cứ khi nào, nhưng thường vào lúc ngủ hoặc vừa vận động liên tục trong thời gian kéo dài. Bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể bị co rút cơ, nhưng phổ biến nhất là ở người trẻ tuổi và người trên 60 tuổi. Dưới đây là những trường hợp hay bị co rút cơ là:

Phụ nữ mang thai hoặc đang hành kinh

Phụ nữ mang thai hay bị co rút cơ vào tháng sáu của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do thai phụ bị thiếu các chất như: calcium, photpho, magie,… Đồng thời, khi thai càng lớn sẽ càng làm cơ và dây chằng tử cung giãn ra. Sức nặng của sơ thể và tử cung chèn ép lên các mạch máu của chi dưới. Trường hợp chuột rút thường xảy ra khi thai phụ ngồi lâu hoặc khi nằm ngủ vào ban đêm.

Do đó, thai phụ phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, duỗi chân để giảm bớt tình trạng khó chịu này.

Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024

Phụ nữ mang thai thường hay dễ bị co rút cơ do thiếu các chất như: canxi, photpho, magie,…

Ngoài ra, phụ nữ đang hành kinh cũng gặp những cơn co thắt ở vùng bụng và sau đó lan ra những vị trí khác như lung và đùi. Nguyên nhân là do máu chảy qua cổ tử cung quá nhiều.

Những người vận động quá mức

Các đối tượng vận động quá lâu hoặc quá mạnh như: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng,… đều dễ bị co rút cơ. Ngoài ra, những người đứng trên nền cứng quá lâu, khiến đôi chân phải chịu sức nặng của cả cơ thể. Gọt chân nằm phẳng trên mặt đất làm cơ bắp luôn căng ra và gây mỏi cơ. Đồng thời người ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế hoặc đeo giày dép quá chật, gót quá nhọn cũng dễ bị co cứng cơ.

Những người bị bệnh lý

Những người bị mắc một trong số các bệnh lý như: bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp trạng, Parkinson, thiếu máu, bệnh thận,… đều dễ bị co rút cơ. Trong đó, đa số các trường hợp bị co thắt cơ đều xuất phát từ bệnh suy giảm tĩnh mạch chân. Do máu lưu thông trong tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khiến các chất chuyển hóa tích tụ dưới da không truyền đến cơ được. Khi cơ bắp thiếu oxy sẽ dễ bị co rút gây cử động khó khăn. Ngoài ra, bệnh này còn gây phù nề ở chi dưới.

Ngoài ra những người bị mất nước hay chất điện giải do tiêu chảy, buồn nôn, chảy nhiều mồ hôi đều dễ bị co rút cơ.

4. Dấu hiệu bị chuột rút

Nếu bạn bị co rút ở một khối cơ bắp nào đó, thì khi sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục. Lúc này, chân hoặc tay cảm thấy đau đớn và rất khó khăn trong việc cử động hay thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.

Bình thường, chuột rút chỉ xuất hiện triệu chứng cơ co rút. Nhưng nếu, hiện tượng này có đi kèm thêm các triệu chứng khác như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám. Bạn không nên chủ quan và coi thường sự co rút của cơ, vì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Chuột rút bụng dưới là gì năm 2024

Chuột rút gây ra những cơn đau cơ dữ dội. Đặc biệt sự co cứng cơ khi đang lái xe hay đang ở dưới nước sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm. Vì vậy, bạn có thể áp dụng những biện pháp mà bài viết vừa chia sẻ ở trên để phòng ngừa tình trạng cơ co rút. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… cũng giúp giảm thiểu tình trạng này.

Tại sao lại bị chuột rút bụng?

Chứng chuột rút ở bụng thường gặp khi cơ thể vận động quá sức, nhất là với những người tập luyện nặng với cường độ cao. Các vận động viên thể thao, người leo núi, người hay leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai hay người bị mất nước, mất muối... đều là những đối tượng dễ bị chuột rút.

Tại sao phụ nữ mang thai hay bị chuột rút?

Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.

Người già bị chuột rút nên uống thuốc gì?

Vì vậy, loại thuốc đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi quan tâm “bị chuột rút uống thuốc gì”, đó là thuốc giảm đau thông thường. Chúng gồm paracetamol hoặc ibuprofen, sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau đớn vì cơ bị co rút đột ngột.

Chuột rút ở bụng khi mang thai như thế nào?

Chuột rút khi mang thai nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co bóp tạo cảm giác co giật, nặng nề trong khung xương chậu. Chuột rút cũng có thể bị gây ra do việc đứng một chỗ quá lâu.