Có bầu bao lâu thì đi siêu âm

   Mỗi thời điểm khám và siêu âm thai đều có tầm quan trọng khác nhau. 8 thời điểm thực sự cần thiết cho mỗi bà mẹ và thai nhi, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi đầy đủ và toàn diện.

     Mỗi năm, tại Việt Nam có 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Trong số đó, có 41,000 em sẽ mang ít nhất 1 bệnh lý di truyền nào đó, tương đương cứ 33 trẻ sẽ có 1 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Con số đó ngày càng tăng lên, ngay cả với những phụ nữ mang thai khi còn trẻ.

Lần 1: Khi chậm kinh một tuần, hoặc khi thử que thử thai bằng nước tiểu thấy hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Bạn rất cần phải khám thai sớm ngay từ thời điểm này, bạn sẽ được siêu âm [ 2 chiều ] để xác định thai có nằm trong buồng tử cung hay ở ngoài tử cung, trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

     Nếu thai nằm trong buồng tử cung thì xem đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

    Những  phụ nữ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám ở các khoa nội tiết ngay khi biết có thai để thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm máu  [hormon FT4 , TSH], nếu nghi ngờ cần siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm đặc biệt. Các bà mẹ khi mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị và theo dõi suốt trong thời kỳ mang thai nhằm đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt.

Lần 2: Bạn sẽ được hẹn khám lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để siêu âm [2 chiều] xác định tim thai, thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hoặc phát triển kém hơn tuổi thai để được tư vấn và kê đơn thuốc cần thiết.

Lần 3: Khi thai đến tuần 12-13: Bạn phải đến khám và Siêu âm 4 chiều [4D] để đo khoảng sáng sau gáy [độ mờ da gáy ] nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra [ bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành...]. Các trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm là bình thường. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị [chính xác] nữa.

Xét nghiệm NIPT [Non-invasive Prenatal Test] là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn an toàn 100% cho cả mẹ và bé, có thể sàng lọc phát hiện 300 đột biến di truyền được cân nhắc để thực hiện từ tuần thứ 9 trở đi.

Lần 4: Khi tuần thai 14 - 17 cần Xét nghiệm sàng lọc Double test hoặc Triple test. Giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

- Triple test: Đó là xét nghiệm máu định lượng bộ ba chất bao gồm AFP, hCG và uE3. Nhằm phát hiện ra nguy cơ của thai nhi với một số bệnh như Trisomi 21 [3 nhiễm sắc thể 21 - bệnh Down], Trisomi 18 [3 nhiễm sắc thể 18], Trisomy 13 [3 nhiễm sắc thể 13] và dị tật ống thần kinh [thông qua chất AFP].

- Double test: Là xét nghiệm máu định lượng beta hCG tự do và PAPP-A, cũng nhằm mục đích phát hiện ra các bệnh trên trừ dị tật ống thần kinh [vì không định lượng AFP]. 

Cùng thời điểm đo khoảng sáng sau gáy [phần quan trọng nhất trong sàng lọc trước sinh]

   Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào giai đoạn này của thai kỳ. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nhưng các bạn phải hiểu rằng vì đây chỉ là là xét nghiệm sàng lọc, có ý nghĩa định hướng. Nên những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down, hoặc các dị tật khác. Ngược lại, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao không có nghĩa là chắc chắn thai nhi bị bệnh Down. hoặc các dị tật khác.

   Như vậy, Triple test và Double test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao thai phụ cần được chọc ối làm nhiễm sắc đồ để chẩn đoán chính xác bệnh Down và các bệnh về di truyền khác. Đồng thời tiếp tục theo dõi bằng siêu âm để phát hiện các dị dạng về hình thái thai nhi. Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy [ độ mờ da gáy] dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy [ độ mờ da gáy] ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Khi nào có kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể mới chắc chắn kêt luận thai có bị dị tật hay không.

Về tiêm phòng uốn ván: Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván. Với cách thức: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Lần 5: Khi thai đến tuần 20: Bạn phải đến khám và làm các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu….Và siêu âm 4D để đo các số đo sinh học, các bất thường về hình thái học của thai nhi, lúc này giới tính của thai nhi đã rất rõ ràng.

Lần 6: Khi thai ở tuần thứ 22:  Bạn phải siêu âm 4D để kiểm tra sự phát triển thai nhi, nhắm phát hiện được [hầu hết] các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.  

   Vào tuần lễ thứ 24-28 cần tầm soát Đái tháo đường thai kỳ để tránh các biến chứng cho mẹ và bé.

Lần 7: Khi thai ở tuần thứ 32: Bạn phải đến khám tổng quát cho mẹ, nhằm xem xét vị trí thai, độ phát triển của thai…Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh. Và siêu âm 4D để phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Lần 8: Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần: Bạn cần được siêu âm màu 4D để theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

     Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời...

Sưu tầm


    Nhận thức được tầm quan trọng của siêu âm trong Sản khoa, theo dõi đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm dị tật, PKĐK Bình Minh đã đầu tư rất lớn cho phòng Siêu âm chuyên Sản khoa, Máy siêu âm 2D và 4D chuyên Thai sản, bác sĩ khám và siêu âm chuyên Thai sản làm việc tất cả các ngày trong tuần.

    Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Đa khoa Bình Minh, địa chỉ 103 đường Giải Phóng, Hà Nội đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

Mời xem thêm:

 CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh tuyến giáp khi Mang thai

Tổng hợp các Gói Kiểm tra Sức khỏe

Mặc dù được tính là tuần thứ 5, nhưng thực tế phôi thai chỉ mới hình thành được khoảng 1 tuần kể từ thời điểm thụ thai. Kích thước thai nhi còn rất bé, chỉ bằng hạt táo. Do đó, khi siêu âm khám thai 5 tuần tuổi, một số trường hợp bào thai chưa vào tử cung nên các bác sĩ sẽ không nhìn thấy hình ảnh của bào thai.

Sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. 

Cụ thể:

  • Trong túi phôi, hình thành mầm phôi 3 lá [lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá phôi trong]. 
  • Thai nhi cũng hình thành hệ thống tuần toàn từ mesoderm. Do đó, nhịp tim của bé cũng đã xuất hiện, nhịp tim trong khoảng 100 – 160 lần/phút. 
  • Trên khuôn mặt các đường nét cũng rõ dần.
  • Não phát triển nhanh với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong 1 phút.
  • Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển nhưng chưa thể xác định được giới tính. 

Ở tuần thai này, các cơ quan như hệ thần kinh, tim mạch của thai nhi dễ bị tổn thương, dẫn đến dị tật bẩm sinh. Do đó, bạn cần hết sức cẩn thận, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ, vận động mạnh,… Nếu dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.

Khám thai 5 tuần tuổi mẹ sẽ biết thai nhi đã có sự phát triển mạnh mẽ

Khi mang thai, có rất nhiều điều khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Dưới đây là những vấn đề cực hữu ích mà mẹ bầu nào cũng cần nắm được để đảm bảo thai kỳ phát triển an toàn, thai nhi khỏe mạnh.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Theo lời khuyên của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, sau khi trễ kinh 2 tuần [tính từ ngày có kinh đầu tiên] và bạn thử que lên 2 vạch thì mẹ nên đi khám thai ngay.

Mẹ bầu nên khám thai sau khi chậm kinh 2 tuần và thử que lên vạch đỏ

Lần khám thai này sẽ giúp khẳng định chắc chắn bạn có mang bầu không. Thông thường, bạn sẽ được các bác sĩ thăm hỏi các vấn đề:

  • Tiền sử mang thai, bệnh lý trước đây.
  • Khám tổng quát gồm hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, tuần hoàn.
  • Khám bộ cơ quan sinh sản.

Khi đi khám thai lần đầu, nếu mốc dưới 12 tuần, bạn không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý uống nhiều nước và nhịn tiểu để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi hơn. Việc uống nhiều nước và nhịn tiểu sẽ giúp bàng quang căng và đẩy tử cung lên, giúp sóng siêu âm có tiếp cập bào thai trong tử cung dễ dàng hơn. Vì thế, hình ảnh siêu âm sẽ rõ nét và chẩn đoán của bác sĩ chính xác hơn.

Nếu siêu âm lần đầu vào mốc 12 tuần thì bác sĩ vẫn khuyên bạn nên nhịn ăn để kết quả xét nghiệm chuẩn hơn.

Thai nhi bắt đầu di chuyển về tử cung trong tuần thứ 4 của thai kỳ. Phải mất khoảng 5 – 6 tuần thì phôi thai mới thực sự xuất hiện trong tử cung. 

Nếu siêu âm 5 tuần tuổi chưa có tim thai thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Thông thường, vào tuần thứ 7 thì nhịp tim đã xuất hiện rõ hơn. Do đó, bác sĩ thường sẽ hẹn tái khám vào tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau bụng, có tiết dịch hồng ở âm đạo, những cơn ốm nghén biến mất,… thì nên đi đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay. Tránh những nguy cơ đánh tiếc như thai chết lưu, mang thai ngoài tử cung, sảy thai. 

Dưới đây là một số hình ảnh của thai nhi 5 tuần tuần, thật hạnh phúc và kỳ diệu khi ngắm các hình ảnh này phải không các mẹ.

Khám thai 5 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy hình ảnh con yêu phát triển như thế này

Hình ảnh siêu âm thai 5 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Dinh dưỡng, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể đủ 4 nhóm dưỡng chất sau:

  • Chất bột: Gạo, khoai, ngô,…
  • Chất béo: Dầu, mỡ, lạc,…
  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng tôm, đậu,…
  • Vitamin, khoáng chất và chất xơ: rau xanh, các loại hoa quả.

Cụ thể:

Canxi: Bà bầu  cần bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày. Những thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, cá, trứng, váng sữa, sữa chua,…

Omega 3: Nhiều trong mỡ cá, dầu oliu, dầu ăn,…

Sắt: Vi chất này tham gia và quá trình tạo máu, vận chuyển oxy nên cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các loại thịt đỏ, đậu đỗ, trứng gà,…

Axit folic: Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Axit folic rất giàu trong gan động vật, các loại rau màu xanh thẫm, đậu,…

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ, đa dạng các dưỡng chất

Chất đạm, protein: Đây là nhóm thực phẩm giúp tạo cơ, xương và máu. Có thể kể đến như cá, gà, thịt, trứng.

Kẽm: Kẽm rất cần thiết trong việc phát triển cân nặng và kích thước vòng đầu của bé. Không chỉ khi mang bầu, khi đã chào đời bé cũng cần nhận được lượng kẽm đầy đủ để đảm bảo phát triển toàn diện. Kẽm có nhiều trong hải sản, sữa, thịt gia cầm,…

I-ốt: Để não bộ của bé phát triển toàn diện, i-ốt là vi chất không thể thiếu.

Nước: Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng lượng cho cơ thể, từ 1,8 – 2 l/ngày để phòng ngừa táo bón, giúp bé và mẹ khỏe mạnh.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu có thể bổ sung các vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng thực phẩm chức năng nhưng cần có sự chỉnh định, hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung trên, mẹ bầu nên tránh các thực phẩm, đồ uống sau:

  • Không dùng bia, rượu, nước ngọt có gas không tốt cho thai nhi.
  • Đồ ăn nhanh, đóng hộp, dưa muối, măng muối, cà muối: Những thực phẩm này không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Dễ gây các vấn đề cho hệ tiêu hóa.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu hút thuốc lá nguy cơ sinh non, sảy thai,… và các nguy cơ khác cao hơn so với các mẹ bầu không sử dụng. Do đó, hãy bỏ thuốc lá ngay lập tức kể cả bạn không mang bầu nhé.

Để quá trình mang thai diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý tránh những việc sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các mùi hóa chất độc hại.
  • Không dùng nước hoa, nước có cồn xịt vào cơ thể.
  • Không bê vác vật gì trước bụng.
  • Không lau nhà dễ bị trơn trượt.
  • Nên mang dép có độ bám tốt 24/24h để tránh vấp ngã.
  • Không đưa hai tay lên cao.
  • Không leo trèo. Hạn chế leo cầu thang.
  • Đi khám cần có người thân đi cùng và lái xe chậm, an toàn
  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không được tự ý xông hơi hay xông lá tắm.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường gì lập tức đi khám ngay.

Nếu mẹ đang băn khoăn, tìm kiếm một địa chỉ để theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đảm bảo an toàn, chu đáo và đáng tin cậy thì Bệnh viện Hồng Ngọc là một lựa chọn đáng tin cậy. Đây là cơ sở y tế được đông đảo các khách hàng lựa chọn chăm sóc sức khỏe nói chung và dịch vụ thai sản nói riêng. 

Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai gói thai sản và sinh con trọn gói giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện trong suốt thai kỳ. Gói bao gồm đầy đủ các quyền lợi thăm khám, xét nghiệm, siêu âm… cho mẹ cũng như chăm sóc sức khỏe sơ sinh cho bé. Đặc biệt, mẹ bầu cũng sẽ được tham gia lớp học tiền sản miễn phí do các bác sĩ sản khoa hàng đầu bệnh viện trực tiếp hướng dẫn lý thuyết và thực hành.

Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ tin cậy của hàng nghìn phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thai kỳ cũng như băn khoăn về những điều cần lưu ý khi khám thai 5 tuần tuổi, các mẹ có thể liên hệ tới Bệnh viện Hồng Ngọc để được giải đáp chi tiết.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

//www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề