Có nên thắp hương trước ngày rằm không

“Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một [ngày Sóc] và rằm [ngày Vọng] là theo thói quen chứ không phải phạm vào điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh…”, thầy Nguyễn Xuân Điều chia sẻ.

Thắp hương vào ngày mồng một  và rằm là theo thói quen chứ không phải điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh [Ảnh minh họa]

– PV: Theo truyền thống, cứ đến các ngày tuần [mồng một] hay rằm [15 âm lịch] hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương tổ tiên. Người ta cũng rất kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này, vì dường như nó có một điều cấm kỵ gì đó mang yếu tố tâm linh. Thầy có thể lý giải điều này được không?

– Thầy Nguyễn Xuân Điều: Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương nhưng thực tế không đúng như vậy. Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một [ngày Sóc] và rằm [ngày Vọng] là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Thực ra lý do rất đơn giản, nằm ở lĩnh vực khoa học thiên văn. 

Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật… 

Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước [giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng] thì câu trả lời lại rất đơn giản. Vào hai ngày ấy, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.

– Ngoài sự quan trọng của hai ngày rằm và mồng một, những ngày lễ Tết hay giỗ chạp cũng chiếm vị trí thiết yếu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam. Theo thầy, mâm cao cỗ đầy, rượu thịt đề huề để dâng lên cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ chạp, lễ Tết có cần thiết hay không?

– Để trả lời câu hỏi này, trước hết tôi xin đặt ngược lại câu hỏi với bạn: Mâm cao cỗ đầy bày lên bàn thờ thì ai sẽ dùng mâm cỗ ấy? Câu chuyện có thật kể về ông Bách ở kỳ trước hẳn đã là câu trả lời đầy đủ nhất cho nỗi “băn khoăn” này. 

Giỗ chạp, lễ Tết là một dịp quan trọng để chúng ta nhớ về ông bà tổ tiên, cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, trao đổi, đánh giá thành quả và kinh nghiệm của một năm phấn đấu học tập, lao động. Nhưng điều mà tổ tiên ta chắc chắn mong muốn nhất là con cháu được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt chứ không phải sấp sấp ngửa ngửa, mệt mỏi, tốn kém với mâm cao cỗ đầy bày ra, dâng lên. 

Do đó, bạn chỉ cần một bình hoa đẹp, một đĩa trái cây, đôi cây nến lung linh và đứng đó cầu nguyện cho ông bà tổ tiên siêu thoát cũng như noi gương các cụ để phấn đấu luôn là những người cháu con hiếu thảo, làm việc có ích cho gia đình và xã hội là đủ. Cỗ bàn dành cho người sống sum họp và chúc phúc cho nhau, chứ bày biện lên bàn thờ lại sẽ trở thành mục tiêu của những “năng lượng lạ” lang thang chưa được siêu thoát kéo về, kích hoạt tính “Tham – Sân – Si” của họ, gây ra nhiều rắc rối. Việc đó rất không nên làm. 

– Nhưng dường như đây là vấn đề thuộc về tâm lý. Người ta vẫn có câu “trần sao âm vậy” nên các con cháu không an tâm khi cúng lễ sơ sài, họ sợ bị quở trách, hay ông bà tổ tiên sẽ không “phù hộ”?

– Nói “trần sao âm vậy” là hoàn toàn sai với ý nghĩa thực sự của tâm linh và cũng không có cơ sở khoa học. Âm – dương [khái niệm này do con người đặt ra] là hai thế giới hoàn toàn khác biệt về cấu trúc vật chất cũng như về năng lượng, cũng đã được phân tích kỹ dưới sự quan sát của Trường sinh học. 

Còn về thực chất của việc cúng lễ, Hòa thượng Thích Thành Từ [Hậu duệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông] đã chỉ rõ: “Nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì sự cầu nguyện khó mà toại nguyện. Bởi lẽ thế gian có kẻ tạo nghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp lành khi Phúc báo đến thì được như nguyện. Kẻ tạo nghiệp dữ khi nghiệp báo đến, dù có nguyện cầu cũng khó thoát khỏi quả khổ…”.  

Như vậy để thấy, chu đáo hay sơ sài trong đời sống tín ngưỡng, cụ thể ở đây là thờ cúng tổ tiên nằm chính ở trong cách sống của mỗi người. 

“Nhân quả” là luật của tự nhiên, có từ khi khai thiên lập địa. Loài người [bằng mọi cách] không thể làm thay đổi được luật tự nhiên này. Người ta hay đổ lỗi cho số phận nhưng không có số phận gì ở đây cả mà chúng ta bị tác động trực tiếp bởi luật nhân quả. “Đức năng thắng số” là nhân quả. 

Thờ cúng “đúng chính pháp” là phải hiểu thật rõ: Bệnh tật, tai họa là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra. Nếu muốn không xảy ra điều đó thì luôn phải sống đúng đạo đức làm người, chứ không phải thờ cúng mê tín cầu khấn van xin với Thần, Phật, Bồ Tát mà tai qua nạn khỏi được! 

Thờ cúng mê tín là thờ cúng không đúng chính pháp, làm hao tài tốn của mà không có ích lợi gì cho gia đình và xã hội, không nói lên được ý nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn sâu sắc với ông bà tổ tiên. Thờ cúng như vậy là vô minh, dẫn đến bị những kẻ “buôn thần bán thánh, mượn Đạo tạo Đời” lừa đảo làm tiền, dẫn đến hết họa này đến tai ương khác mà không hề biết, thật đau lòng! 

– Nếu vậy thì việc thờ cúng “đúng chính pháp” rất đơn giản và rất ít tốn kém, kể cả việc đốt vàng mã mà hầu như các gia đình đang làm cũng là không cần thiết?

– Đúng vậy. Điều này ngay cả các vị hoà thượng chính đạo, các bậc cao tăng chân chính đều mong muốn và kêu gọi các Phật tử thực hiện. Thay vì thời gian, công sức, tiền bạc dành cho lễ bái và đốt vàng mã cầu kỳ, những ngày lễ tết, giỗ chạp, chúng ta hãy dành “tài nguyên” đó để nghỉ ngơi, quan tâm đến những người thân yêu, “nạp năng lượng”, đánh giá rút kinh nghiệm các trải nghiệm trong công việc, cuộc sống và vạch ra kế hoạch đầu tư cho sự nghiệp, tương lai của con cháu. 

Đốt vàng mã là một việc mê tín đến khó tưởng tượng nổi mà Hoà thượng Thích Thanh Từ đã giảng giải trong cuốn Mê tín – Chánh tín. Theo những thống kê cho biết thì hàng năm, ở ta đốt vàng mã đến hàng vài trăm tỷ đồng [VNĐ] cho người chết, thậm chí còn gây ra cháy nhà, cháy công ty, cháy công sở, khói bụi vàng mã bay ra đầu độc môi trường sống. Nếu chúng ta cứ để việc này tiếp tục trôi đi như một thói quen, đến một ngày nào đó, nó sẽ trở thành thảm họa cho cộng đồng dân lành. 

Xem thêm: Mua hương sạch Hà Nội và những điều bạn nên biết

Theo Người Giữ Lửa

Nhiều người vẫn thường có thói quen thắp hương, thậm chí là dâng lễ vật lên bàn thờ hằng ngày. Họ tin rằng điều này sẽ tốt cho cả hậu thế và tiền bối, tổ tiên. Thế nhưng, sự thật thì có nên thắp hương hàng ngày không? Nên thắp hương vào thời gian nào là tốt? Hãy cùng Gốm sứ Bát Tràng Sàn Gốm giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!

Ý nghĩa của việc thắp hương lên bàn thờ

Thắp hương lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần Phật từ lâu đã trở thành thói quen, phong tục tập quán của người Việt. Nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và là một phần không thể thiếu trong gia đình.

  • Việc thắp hương hằng ngày làm cho bàn thờ luôn có hương khói, tạo vẻ ấm cúng cho ngôi nhà. Mang thêm sinh khí, đại cát đại lợi cho ngôi nhà và tránh được những điều xui xẻo. 
  • Giúp chứng giám lòng thành kính, sự hiếu thảo, biết ơn của gia chủ với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.
  • Thắp nhang hàng ngày còn giúp ta vững tin, an yên hơn trước những khó khăn gặp phải. Tâm hồn ta sẽ được thư thái, như đang gột rửa, thanh lọc tinh khiết.
  • Các mong muốn, lời khẩn cầu của gia chủ sẽ được quý nhân, ông bà, thần phật phù hộ. Càng thành tâm thì càng đạt được nhiều ước nguyện.
  • Là điểm tựa tinh thần tuyệt đối và là lối đi soi sáng cho bước đường tương lai của gia chủ. Khi bất an hay buồn rầu, việc thắp hương làm gia chủ cảm thấy yên tâm hơn. Ít nhất là vực dậy được tinh thần để hướng tiếp về phía trước. Từ đó giải quyết vấn đề một cách thông thái nhất.
Thắp hương hàng ngày bày tỏ lòng thành

Thắp hương hàng ngày có tốt không?

Với những ý nghĩa tâm linh sâu sắc trên, ắt hẳn mọi người đều thắc mắc liệu có nên thắp hương hàng ngày không. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ không có một câu trả lời chắc chắc đúng sai mà nó tuỳ thuộc vào mỗi người.

Theo quan niệm dân gian, việc thắp hương hằng ngày là một điều tốt mà gia chủ nên làm. Vì nó mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ. Bày tỏ sự hiếu thảo, biết ơn ông bà, tổ tiên. Tuy vậy, việc làm này là không bắt buộc phải thực hiện. Thờ cúng là từ tâm nên nếu quá quan trọng lễ nghi mà đánh mất lòng thành sẽ trở nên kiêng kỵ.

Thắp hương hàng ngày là việc nên làm

Nếu gia chủ bận rộn, không có thời gian thắp hương hàng ngày thì có thể thắp hương theo từng dịp. Các dịp Lễ, Tết, ngày giỗ và các ngày rằm, mùng 1. Nếu thắp hương vào các dịp này thì nên chuẩn bị ít hoa tươi, trái cây để dâng lên làm lễ vật. Có thể dâng lễ vật chay hoặc mặn tùy điều kiện của gia chủ. 

Không chỉ thắp hương ở bàn thờ gia tiên, gia chủ có nhiều bàn thờ khác như Phật hay Ông địa – thần Tài, Táo Quân… cũng nên thắp hương hằng ngày. Dù thắp hương ở bàn thờ nào, gia chủ cũng cần thành tâm và ăn mặc chỉnh tề.

Thắp hương hàng ngày bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Thắp hương vào thời gian nào trong ngày? Giờ đẹp thắp hương hôm nay

Mùi hương là mùi thơm quen thuộc, thoang thoảng trên bàn thờ gia tiên của hầu hết gia đình Việt. Có nhiều người thích hương thơm này vì nó mang đến sự ấm cúng và âm khí dương âm hòa hợp. Tuy vậy, thắp hương vào thời gian nào trong ngày cũng là một vấn đề cần được lưu tâm.

Thông thường, gia chủ sẽ tùy theo thời gian tiện nhất của bản thân để thắp hương. Một ngày, gia chủ nên thắp hương 2 lần nếu có thời gian. Một lần là vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi xế chiều.

Sáng sớm có nén hương trên bàn thờ tượng trưng cho một khởi đầu ngày mới an yên. Gia chủ sẽ ước nguyện những điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình. Nén hương như chỗ dựa tinh thần vững chắc và tiếp thêm sức sống cho ngày mới bắt đầu.

Đến chiều tối khi kết thúc một ngày bận rộn, thắp hương giúp cho tâm hồn trở nên bình an, trút hết lo âu, áp lực. Mỗi khi thắp hương, gia chủ đều sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản và tâm hồn yên bình hơn.

Thắp hương hàng ngày sáng và tối

Tuy nhiên, nếu thắp hương vào xế chiều thì gia chủ cần tranh thủ thắp hương trước 7h tối. Bởi lẽ, nếu thắp hương quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà. Các sinh linh sẽ bị mùi hương thu hút khiến chúng quấy phá gia chủ, gây ra những điều không may mắn.

Không cần thắp nhang hàng ngày khi nào?

Thực chất, việc thắp nhang hàng ngày là không bắt buộc. Nên nếu gia chủ không sắp xếp được khoảng thời gian của mình thì không cần thắp hương. Chỉ cần thành tâm với ông bà, tổ tiên thì tấm lòng sẽ quý hơn hình thức.

Ngoài ra nếu trong nhà có người dị ứng, mẫn cảm với mùi hương thì càng không nên. Nhất là khi hương mua không bảo đảm chất lượng. Sử dụng lâu dài gây bệnh về đường hô hấp cho cả gia đình.

Vì thế mà gia chủ phải cân nhắc hợp lý việc thắp hương hằng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu chỉ chú tâm đến ý nghĩa và lợi ích của việc thắp hương mà không để ý về sức khỏe cũng là điều kiêng kỵ! 

Thắp hương mỗi ngày như thế nào?

Số nén hương được thắp cũng cần lưu ý là số lẻ. Thông thường gia chủ chỉ nên thắp 1 nén hương. Bởi theo quan niệm thờ cúng, số lẻ tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc. Vào ban ngày, gia chủ chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Vì nếu thắp 3 hoặc 5 nén hương lâu dài, vận khí trong nhà sẽ thay đổi tùy hứng. Có thể theo chiều hướng xấu hơn hoặc tốt hơn. 

Bày tỏ lòng thành khi thắp hương

Khi thắp nên cầu nguyện, khấn vái bằng cả hai tay. Vì bàn thờ là nơi giao kết tâm linh giữa hai thế giới. Bề trên sẽ nhận được lòng thành tâm của bạn qua lời ước nguyện.

Ngoài lòng thành tâm và sự trang nghiêm, gia chủ cần lưu ý trang phục khi thắp hương. Phải là trang phục lịch sự, không được là áo cộc tay hay quần ngắn trên gối. Tuyệt đối không được hở hang da thịt để tạo sự nghiêm trang trong việc thờ cúng.

Xem thêm: Cách đặt bát hương trên bàn thờ đơn giản tại nhà

Những lưu ý khi thắp hương hàng ngày

Lưu ý khi thắp hương phải mở rộng cửa. Tránh đóng kín sẽ khiến hương bị tù đọng trong nhà, sinh khí không hòa hợp, dẫn đến xung đột không đáng.

Gia chủ nên chọn loại hương có chất lượng tốt để khi thắp lên mang hương thơm tự nhiên, không lẫn chất phụ gia độc hại. Vừa đảm bảo sức khỏe vừa thư thái đầu óc.

Lễ vật khi thắp hương thì không cần thiết và bắt buộc hàng ngày. Tuy nhiên, tối thiểu gia chủ phải thay nước sạch hoặc rượu trắng mỗi ngày lên bàn thờ. Nếu có đèn hay hoa tươi càng tốt. Các ngày lễ, rằm lớn thì dâng trái cây và dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ là được.

Để việc thắp hương linh nghiệm, bày tỏ được lòng thành kính, không phạm phải kiêng kỵ, gia chủ cần biết cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn. Đồng thời, chọn lựa những mẫu bát hương chất lượng, hợp phong thuỷ như bát hương Bát Tràng.

Bát hương Bát Tràng men rạn cao cấp

Xem thêm: Tổng hợp mẫu Bát hương Bát Tràng Cao cấp – Rẻ – Đẹp

Mỗi người cần hiểu rõ những lưu ý về việc thắp hương cũng như thờ cúng trong nhà. Cái nôi văn hóa tinh thần chỉ tồn tại khi hậu thế trân trọng từng chi tiết dù nhỏ nhất.

Hy vọng qua bài viết này, Sàn Gốm đã giải đáp được thắc mắc có nên thắp hương hàng ngày không của các bạn. Thờ cúng ông bà, tổ tiên sẽ mãi là nét đẹp truyền thống cần gìn giữ và phát triển cho những thế hệ sau.

Video liên quan

Chủ Đề