Con rươi sinh sản như thế nào

Ông Cao Văn Hạnh, cán bộ Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN-PTNT), đã làm chủ được kỹ thuật nhân giống rươi - sản vật người dân vẫn gọi là “lộc trời”.

Con rươi sinh sản như thế nào
Ông Hạnh bên những con rươi được nhân giống

Ảnh Lê Tân

Trong khi nhiều hộ nuôi rươi ở Hải Phòng đang gặp khó khăn vì mất mùa rươi năm 2020, ông Cao Văn Hạnh và đồng sự vẫn tự tin. “Từ đầu vụ đến giờ, tôi đã vớt được hơn 6,8 tấn rươi. Còn 3 lần thu hoạch ở các đầm tại H.Tiên Lãng (Hải Phòng) và TP.Uông Bí (Quảng Ninh) nữa, kế hoạch thu 10 tấn rươi hoàn toàn có thể đạt được”, ông Cao Văn Hạnh hồ hởi chia sẻ về công việc nhân giống loại đặc sản này của mình.

So với rất nhiều nông dân đang "làm" rươi ở Hải Phòng, Hải Dương, ông Cao Văn Hạnh chỉ là người đi sau. Tuy nhiên, với lợi thế về kiến thức khoa học kỹ thuật, ông Hạnh đã và đang làm chủ việc sản xuất giống và canh tác rươi. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Hạnh cho biết: “Năm 2015 - 2017, tôi được Bộ NN-PTNT giao thực hiện đề tài phát triển thức ăn cho tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Rươi được coi là một trong những thức ăn rất tốt của tôm. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy giá trị của con rươi quá lớn cả về mặt kinh tế và dinh dưỡng nên đã đề xuất nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi rươi thương phẩm”.

Theo quan niệm dân gian, rươi sống trong đất, đến mùa sẽ nổi lên và sinh sản bằng cách tự đứt đoạn thân mình thành nhiều cá thể. Qua nghiên cứu và khảo sát, ông Hạnh khẳng định rươi sinh sản hữu tính, có con đực con cái. “Mùa sinh sản, rươi đực rươi cái nổi lên rồi theo thủy triều về phía cửa biển để sinh sản”, ông Hạnh cho biết.

Theo cách truyền thống, người dân dựa vào kinh nghiệm để đón nước chứa ấu trùng rươi và đưa vào ruộng. Rươi sinh sống, phát triển ở ruộng nuôi đến mùa rươi năm sau để người dân thu hoạch. Thực tế, dù đã có nhiều cải tiến, nhưng việc canh tác rươi bằng phương pháp truyền thống vẫn bấp bênh, dựa vào may mắn. “Ở môi trường tự nhiên, việc sinh sản của rươi bị tác động lớn của môi trường, nên nếu môi trường ô nhiễm, sản lượng sẽ giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc tự nhân giống được rươi cũng là để bảo tồn sản vật vốn đã biến mất ở nhiều vùng”, ông Hạnh chia sẻ.

Sẵn sàng chia sẻ công nghệ nhân giống rươi

Nắm rõ được bí mật của “lộc trời”, năm 2015, ông Hạnh và nhóm nghiên cứu về vùng đất ven sông Văn Úc ở xã Chiến Thắng, H.An Lão lập lều “dã chiến”, thuê đầm để sản xuất giống rươi. Sau 6 tháng trời lao động miệt mài, ông Hạnh và các cộng sự đã có được mẻ giống đầu tiên với 5 triệu ấu trùng.

Đúng lúc cần trải nghiệm thực tế thì ông Hạnh gặp được ông Vũ Văn Lưỡng, một người đã nhiều năm nuôi rươi ở xã Toàn Thắng, H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng. “Khi tìm đến nhóm nghiên cứu của anh Hạnh, tôi được tận mắt chứng kiến con đực, con cái rồi quá trình thụ tinh, ấp nở. Quá tuyệt vời, tôi bèn đề nghị anh Hạnh hợp tác với mình”, ông Lưỡng chia sẻ.

\n

Ngay sau đó, 5 triệu con giống được ông Hạnh thả xuống diện tích 6 ha đầm nuôi của ông Lưỡng. Mùa thu hoạch năm 2016, lượng rươi mà ông Hạnh và ông Lưỡng thu được ở khu đầm này là 8,4 tấn, tăng 3 tấn trên cùng một diện tích nuôi so với năm trước đó. “Đây cũng là sản lượng rươi trên một đơn vị diện tích cao nhất thu được ở miền Bắc từ trước tới nay”, ông Hạnh khẳng định.

Kể từ đó đến nay, ông Vũ Văn Lưỡng tin tưởng tuyệt đối vào phương pháp nhân giống rươi mà ông Cao Văn Hạnh đã nghiên cứu, làm chủ. “Năm vừa rồi, tôi còn làm 1 ao nhân tạo với nền đất lót bạt để thả ấu trùng rươi xuống. Loại bỏ hoàn toàn việc có thể có ấu trùng rươi tự nhiên lẫn vào. Đến ngày 6.11, rươi ở ao nhân tạo đã nổi đầy mặt nước. Có thể khẳng định, con người hoàn toàn có thể làm chủ việc nhân giống rươi”, ông Lưỡng hồ hởi nói.

Chia sẻ về kỹ thuật nhân giống và canh tác rươi, ông Cao Văn Hạnh cho biết đã xây dựng một dự án hoàn thiện phương pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác, lấy nước, bổ sung thức ăn hữu cơ cho rươi. Bộ NN-PTNT đã nghiệm thu, phê duyệt và đang thực hiện. “Thực tế, tôi vẫn là người làm nghiên cứu. Tôi sẽ hoàn thiện đề án để nhà nước có thể chuyển giao cho người dân thực hiện. Việc nhân giống rươi sẽ đảm bảo đầu vào cho bà con”, ông Hạnh chia sẻ.

Hiện nay, ngoài việc mở rộng vùng nuôi rươi của mình, ông Cao Văn Hạnh và ông Vũ Văn Lưỡng luôn sẵn lòng giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm nuôi rươi, cũng như cung cấp con giống cho bất kỳ ai muốn phát triển kinh tế bằng loài đặc sản có giá trị cao này.

Năm nay, giá rươi thu mua tại ruộng ở Hải Phòng từ 350.000 - 400.000 đồng/kg.

1 Con rươi là con gì?

Con rươi (trong dân gian gọi là rồng đất) là loài nhuyễn thể thuộc Họ Rươi, ngành Giun đốt, khu vực sinh sống thường ở môi trường nước mặn hoặc nước lợ.

Nhìn bên ngoài, con rươi nhìn khá giống với giun đất, đầu có 1 thùy nhỏ ở trước miệng, trên miệng có 2 mắt màu đen.

Thân rươi dẹp, dài khoảng 6 - 7cm và rộng khoảng 5 - 6mm, trên thân có 65 đốt với nhiều màu sắc khác nhau như: hồng, trắng, nâu,... Phần lưng trên được phủ một lớp tơ dài và dày.

Mặc dù có hình dáng trông hơi "đáng sợ" nhưng rươi lại được xếp vào danh sách thực phẩm quý giá nhất, bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon.

Với rươi, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú và không kém phần độc lạ mà lại chứa nhiều dinh dưỡng.

Con rươi sinh sản như thế nào

2 Con rươi đặc sản ở đâu?

Con rươi là một loại đặc sản thuộc miền Bắc nước ta và chỉ có duy nhất ở khu vực này. Hằng năm, rươi chỉ xuất hiện vào tháng 9, 10 và 11 âm lịch nên số lượng thu hoạch khá khan hiếm.

Một số vùng có nhiều rươi sinh sống nhất là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

Con rươi sinh sản như thế nào

3 Cách chế biến con rươi

Bước 1: Rửa rươi sạch

Rươi mua về bạn cho vào thau và rửa sạch dưới vòi nước lạnh khoảng 2 - 3 lần để loại bỏ bùn đất, chất bẩn. Sau đó vớt ra, để cho ráo.

Khi rửa, bạn dùng tay khuấy nhẹ rươi lên để loại bỏ bùn đất tốt hơn, làm như vậy rươi cũng sẽ sạch hơn.

Con rươi sinh sản như thế nào

Bước 2: Chần rươi qua nước sôi

Bắc một nồi nước sôi lên bếp, cho rươi đã rửa sạch vào nồi, chần sơ qua trong khoảng 2 - 3 để loại bỏ lớp lông tơ trên rươi.

Con rươi sinh sản như thế nào

Bước 3: Khử tanh rươi

Rươi vốn có mùi rất tanh nên khi chần qua nước sôi, mùi tanh vẫn chưa biến mất hoàn toàn được.

Vì thế khi chế biến, bạn nên thêm 1 ít vỏ chanh hoặc vỏ quýt vào nấu cùng. Nguyên liệu này không những giúp khử tanh tốt mà còn tăng thêm mùi vị cho món ăn.

Con rươi sinh sản như thế nào

4 Rươi làm món gì ngon?

Canh rươi nấu măng

Canh rươi nấu măng là một món dân giã, thanh mát. Món ăn có hương vị đậm đà, hòa quyện giữa vị beo béo của rươi cùng vị chua cay của măng.

Thưởng thức canh rươi nấu măng vào những ngày trời se lạnh sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.

Chả rươi

Chả rươi có lớp vỏ giòn tan, vàng ruộm bắt mắt cùng phần thịt rươi béo ngọt, giòn dai tự nhiên. Món này mà chấm cùng nước mắm chua ngọt hay tương ớt thì hết sẩy luôn đó nha!

Rươi rang muối

Trông có vẻ cầu kỳ nhưng cách chế biến rươi rang muối lại rất đơn giản. Chỉ mất vài phút chế biến, bạn đã có ngay món rươi rang muối với lớp vỏ bột vàng ươm, giòn tan, mằn mặn bọc lấy phần thịt rươi chín béo, ngọt ngào.

Tham khảo một số mẫu thau rổ đang kinh doanh tại Điện máy XANH để chế biến các món ăn hấp dẫ từ rươi nhé!

Xem thêm

  • Nhum biển - con cầu gai - nhím biển là con gì? Cách chế biến nhum biển ngon
  • Bề bề là con gì? Cách bóc bề bề và cách chế biến bề bề thơm ngon, đơn giản
  • Mực xà là loại mực gì? Có ăn được không? Các món ngon từ mực xà

Trên đây là thông tin về rươi là con gì? Con rươi đặc sản ở đâu và cách chế biến con rươi. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Mẹo vào bếp để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!