Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều

Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều trong những câu thơ sau: .

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thăm liều hờn kém xanh.

* * * Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trường.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

a) Mở bài:

Truyện Kiều là kiệt tác làm nên tên tuổi của đại thi hào dân tộc Nguyễn D. Bán cái đoạn trích Chị em Thuý Kiều, ta thực sự xúc động trước tài sắc của Thuý Kiều:


Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thăm liều hờn kém xanh.

.. Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lâu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trường.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

B) Thân bài:

Ý 1: Thuý Kiều có một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, một vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành làm ta xao xuyến. Nêu Thuý Vân có một vẻ đẹp thật hoàn hảo thì Thuý Kiều lại vượt lên trên cái hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt đối. Nàng không chỉ sắc sảo ở trí tuệ, tài năng mà còn ở tình người, tâm hồn. Với nghệ thuật đòn bẩy, tả mây này trăng, Nguyễn Du đã tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm nên, tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Tả nhan sắc Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung miêu tả đôi mắt bởi đội mắt phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ:


Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Qua ngòi bút Nguyễn Du, đôi mắt của Thuý Kiều hiện lên trong trẻo, long lanh như làn nước mùa thu. Nét mày mềm mại, tươi non, sắc nét như dáng núi mùa xuân. Dung nhan tuyệt thế ấy đã gợi tả vẻ đẹp tâm hồn, thế giới tình cảm của nhân vật Thuý Kiều. Vẻ đẹp ấy khiến cho trời đất, tạo hóa, thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng đã làm nổi bật, tôn vinh thêm vẻ đẹp dung nhan của nhân vật Thuý Kiều.

Ý 2: Không chỉ có nhan sắc tuyệt trần, Kiều còn là một thiếu nữ thông minh, đa tài làm ta ngưỡng mộ. Tài năng chính là yếu tố nổi bật làm nên sức hấp dân, sự lôi cuốn kì lạ của bức chân dung Thuý Kiều. Nguyễn Du đã dùng tới sau câu để đặc tả tài năng của Thuý Kiều. Với trí tuệ thông minh vốn săn tính trời, Thuý Kiều có tài năng vượt trội hơn người, nàng thành thạo cầm, kì, thi, họa.. Tài đàn, tài thơ, tài nhạc, tài vẽ.. tài nào của Kiều cũng đạt đến trình độ kĩ xảo có thể gọi là nghề vượt lên trên tất thảy, ăn đứt mọi người. Với một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: làu, sẵn, đủ mùi, ăn đứt, Nguyễn Du đã hết lời ngợi ca tôn vinh vẻ đẹp tài năng, trí tuệ mang tính lí tưởng của nàng Kiều.

Trong những tài năng của Thuý Kiều thì nổi bật nhất là tiếng đàn. Qua tiếng đàn ấy ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn phong phú, giàu tình cảm. Cung đàn bạc mệnh do nàng sáng tác đã ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, bộc lộ những dự cảm đau xót của nàng về số phận. Rồi đây cũng đàn bạc mệnh ấy sẽ theo cuộc đời Kiều suốt 15 năm lưu lạc. Mỗi lần nàng chơi bản nhạc là mỗi lần người nghe phải nhỏ lệ xót thương cho số phận của nàng,

- > Bức chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Bức chân dung ấy đã chứa mầm tai họa cho chính cuộc đời nàng. Cái đẹp của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn phép của xã hội phong kiến nên số phận nàng hắn sẽ éo le, đau khổ, nhiều sóng gió, chông gai.

* Đánh giá:

- Tóm lại, với tài năng xuất chúng, ngòi bút miêu tả đầy sinh động và gợi cảm; với cách sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố; với nghệ thuật đòn bẩy, với bút pháp thân phận hóa ngoại hình, tâm lí hóa nhân vật đầy tài hoa, Nguyễn Du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật chính. Thuý Kiều với tài sắc hoàn hảo, vẹn toàn trên nhiều phương diện.

Thể hiện được tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du đối với nhân vật:

+ Thi nhân đã hết lời ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật trong khi xã hội phong kiến lại huỷ diệt vẻ đẹp tài năng, trí tuệ của người phụ nữ.

+ Nguyễn Du đã lo lắng cho số phận của nhân vật, đặc biệt quan tâm đến số phận của nàng Kiều.

C) Kết bài:

Vượt lên lễ giáo phong kiến, Nguyễn Du đã ca ngợi tài sắc của người phụ nữ như Thuý Kiều. Chính điều đó làm nên cảm hứng nhân đạo cho đoạn trích.