Dàn ý giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong việc hoàn thành yêu cầu này.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác phẩm
– “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

* Giá trị hiện thực:– Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:+ Xuất thân bình dân, nết na, thùy mị, “tư dung tốt đẹp”+ Chồng đi lính, một mình quán xuyến nhà cửa, lo cho mẹ chồng, cho con, mẹ chồng chết, “lo liệu ma chay như cha mẹ đẻ”.→ Người phụ nữ đẹp người đẹp nết, đại diện cho phụ nữ trong xã hội phong kiến.+ Trương Sinh vì nghe lời nói của con, nghi ngờ bóng gió vợ mình, “đánh đuổi đi”, khiến vợ rơi vào bế tắc phải tự tự để minh oan.

→ Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết lấy một người chồng vô học, đa nghi, “không tin vợ” khiến Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan.

– Phản ánh hiện thực xã hội bất công:+ Dung túng cho một kẻ gia trưởng, vũ phu với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”+ Sự ghen tuông của Trương Sinh rất mù quáng, thiếu căn cứ, bỏ ngoài tai lời can ngăn của vợ, xóm làng (thiếu hiểu biết).+ Sự ghen tuông của người chồng là hệ quả của xã hội đương thời với tư tưởng lạc hậu

+ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình ly tán, vợ chồng hiểu lầm, khiến cho người dân phải chết rất nhiều. “nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, thuyền đắm, tất cả đều chết đuối hết”.

* Giá trị nhân đạo:
– Khái quát về giá trị nhân đạo: Là lời cảm thông của tác giả trước những số phận đau khổ, tố cáo xã hội cũng như tìm ra một con đường giải thoát cho nhân vật của mình.

– Trong chuyện người con gái Nam Xương:+ Tác giả trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ đương thời qua hình ảnh của Vũ Nương “tư dung tốt đẹp, hiếu thảo, …”+ Thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp “Ở hiền thì gặp lành” (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thời+ Cất lên tiếng nói đòi quyền công bằng cho người phụ nữ xưa, đời quyền được hạnh phúc (Vũ Nương không trở về mà ở dưới cung điện của Linh phi).+ Lên tiếng tố cáo xã hội, chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc của con người, khiến gia định vợ chồng phải ly tán, gây ra đau khổ.

+ Thể hiện niềm cảm thông với những số phận oan trái.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề
 

” Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Đó chỉ là một trong hàng trăm những lời ca dao than thân của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người phải chịu đựng rất nhiều bất hạnh, đau thương, phải sống trong một xã hội “trọng nam khinh nữ”. Vậy nên, không ít những tác phẩm thơ và truyện đã ra đời để phản ánh những nỗi khổ cực mà những người phụ nữ hiền hậu đã trải qua trong xã hội phong kiến. Trong số đó phải kể đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một tác phẩm không chỉ hay về nội dung khi phản ánh được số phận đau khổ của người phụ nữ xưa mà còn thể hiện được những giá trị hiện thực và nhân đạo hết sức sâu sắc.

“Chuyện người con gái Nam Xương” được nhà văn Nguyễn Dữ viết lên để nói về một người phụ nữ tên là Vũ Nương. Nàng xinh đẹp, đức hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng lại bị chính chồng mình,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương tại đây.

———————HẾT———————


Bên cạnh việc tìm hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo qua bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài phân tích khác có cùng chủ đề như: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương.

I. Mở bài: Nền văn học trung đại VN phát triển rực rỡ > không chỉ ở nghệ thuật đặc sắc > mà còn ở giá trị tư tưởng mà các tác giả gửi gắm > nổi bật là giá trị nhân đạo – giá trị hiện thực > tác phẩm tiêu biểu: Chuyện người con gái Nam Xương

II. Thân bài

1. Tổng

– Giới thiệu chung về  tác phẩm:

+ Thời đại ra đời: nửa sau nền VHTĐ.

+  Xuất xứ:  Truyền kì mạn lục.

+ Nội dung chủ đề: thân phận người phụ nữ trong xh phong kiến.

– Giải thích giá trị nhân đạo – hiện thực: một trong hai giá trị cơ bản của văn học, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống của con người.

2. Giá trị nhân đạo

– Luận điểm 1: Giá trị nhân đạo trước hết thể hiện ở việc các tác giả đã trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ

+ Trong Chuyện người con gái NX, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương là người con gái tư dung tốt đẹp, nết na thùy mị, biết lo cho gia đình, cho an nguy của chồng, chăm lo cho mẹ chồng như mẹ ruột; đỉnh điểm là nàng đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch trong phẩm hạnh của mình.

Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương

Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật.

Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về.

– Luận điểm 2: Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở việc các tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với số phận bất hạnh của nhân vật

+ Trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự thấu hiểu của mình đối với sự bế tắc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ đương thời. Đứng trước sự đa nghi của Trương Sinh, Vũ Nương chỉ có một sự lựa chọn, đó là cái chết. Ngay cả khi được Linh phi cứu giúp, nàng cũng không trở lại trần gian, mà chỉ hiện về rực rỡ trên bến sông để chứng minh mình trong sạch, rồi biến đi mất. Bởi lẽ, nếu nàng có trở về đi chăng nữa, thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc trong xã hội ấy; Đồng thời, tác giả đã thể hiện mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, nơi con người đối đãi với nhau bằng tình nghĩa, bằng tình thương. Đó là chi tiết nàng Vũ Nương không chết, mà được sống dưới sự che chở của Linh phi. Chi tiết kì ảo đã góp phần hình thành giá trị nhân đạo cho truyện.

– Giá trị nhân đạo là một giá trị nổi bật, tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn này. Nó trở thành trào lưu chủ đạo, được thể hiện trong tác phẩm của nhiều tác giả, như Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước), Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm khúc), Nguyễn Đình Chiểu (Lục Vân Tiên)

– Giá trị nhân đạo thể hiện tư tưởng tiến bộ của các nhà văn, nhà thơ trung đại; đồng thời đặt nền móng cho nền văn học Việt Nam hiện đại sau này.

3./ Giá trị hiện thực:

– Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).

– Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc.

– Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.

4./ Phân tích giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật

– Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện

– Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng

Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương, thể hiện niềm xót thương thân phận người phụ nữ xưa và thông qua đó ca ngợi phẩm chất son sắc, thủy chung của họ.

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

DÀN Ý CHI TIẾT

1, Mở bài:

– Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, trong đó tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Dựa trên cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, những cổ tục nghiệt ngã, đồng thời thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến; trân trọng đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ…

– Điều đó đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của thiên truyện.

2, Thân bài:

a) Giải thích

– Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học:

+ Hiểu một cách chung nhất, nhân đạo là lòng yêu thương con người.

+ Một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo là khi tác phẩm đó thể hiện thái độ bênh vực, cảm thông sâu sắc trước những nỗi đau khổ của con người, lên tiếng tố cáo tội ác của những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người.

– Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương

b) Phân tích

Giá trị nhân đạo trong truyện là sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính:

– Nàng VN đẹp về hình thức: “ tư dung tốt đẹp”

– Nàng VN đẹp về phẩm chất, tâm hồn:

+ Nàng là người phụ nữ trong trắng, thủy chung

+ Nàng là người mẹ yêu con, người vợ đảm đang tháo vát.

+ Nàng là người con dâu hiếu nghĩa.

+ Nàng còn là người nặng tình, nặng nghĩa với gia đình quê hương

Đặt trong xã hội phong kiến, người phụ  nữ bị rẻ rúng coi thường, Nguyễn Dữ đã trân trọng  đề cao vẻ đẹp của VN ( cả khi nàng đã sang một thế giới khác). Đó chính là ý nghĩa nhân văn, là nét bút thần diệu để viết lên áng “thiên cổ kì bút”

– Giá trị nhân đạo trong truyện còn là niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi đau khổ của con người.

+ Trong suốt đoạn truyện Vũ Nương sống ở trần gian, Nguyễn dữ luôn thể hiện một thái độ yêu thương, đồng cảm với nỗi vất vả mà người phụ nữ phải chịu đựng: phái gánh vác giang sơn nhà chồng, chăm sóc mẹ già, con dại khi  chồng đi xa; chồng độc  đoán chuyên quyền, vũ phu, hay ghen, đa nghi; nỗi oan khiên và cái chết bi thảm của nàng. Lời văn đọc lên cho thấy xotx xa, đau đớn của Nguyễn Dữ thấm vào trong từng câu chữ.

+ Khi nàng sống ở thủy cung, với chất truyền kì huyền diệu, Nguyễn Dữ đã nói lên ước mơ mà người phụ nữ luôn khao khát trong tương lai: một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫu chỉ là khát vọng nhứng điều đó đã nói lên được tấm lòng, trái tim chan chứa tình yêu thương của nhà văn.

– Giá trị nhân đạo trong truyenj là sự tố cáo lên án những thế lực tàn bạo, tố cáo những cổ tục nghiệt ngã có trong xã hội phong kiến.

+ Chuyện hôn nhân không phải bằng tình yêu đôi lứa mà bằng trao đổi mau bán cho thấy thân phận người phụ nữ nhỏ nhoi, phụ thuộc..

+ quan niệm trọng nam khinh nữ khắc nghiệt, coi nam quyền là tuyệt đối, nên sự ghen tuông mù quáng của TS đã gián tiếp giết chết VN.

+ Khi Vũ Nương bị nghi oan không thể bày tỏ, phải tự tử để khẳng định phẩm giá của mình, Nguyễn Dữ đã không để Vũ Nương chết bột phát trong cơn phẫn uất như câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương mà chết rất tỉnh táo và lí trí, khiến sức tố cáo phê phán trong tác phẩm càng sâu sắc hơn. Xã hội phong kiến hà khắc không cho người phụ nữ một con đường sống, họ phải chọn cõi chết làm chốn dung thân.

– Tố cáo chiến tranh phi nghĩa góp phần gây ra sự đau khổ, tan vỡ của những mái ấm gia đình.

Những bất công  ngang trái của xã hội phong kiến đã làm người phụ nữ không được sống hạnh phúc, quyến sống cũng không được đảm bảo, bất hạnh, khổ đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyễn Dữ đã mạnh mẽ lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ và tố cáo lên án sự bất công trong xã hội. Đây cũng là một trong những nét bút thần diệu để Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ vẫn còn nguyên sự hấp dẫn người đọc ngày nay.

3, Kết luận:

– Giá trị nhân  đạo trong truyện không chỉ bộc lộ thái độ viết truyện của nhà văn mà còn là vẻ đẹp của tác phẩm để tạo nên sự cuốn hút vfa hấp dẫn. Tác phẩm đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, quyết tâm sống và đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của con  người.

– Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương – một tác phẩm tiêu biểu trong “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục.