Đánh giá ngân hàng scb năm 2023

Chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định sau khi đánh giá, rà soát.

Nội dung trên được đề cập trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Theo đó, trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ cho biết đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình cơ quan này xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB - nhà băng được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022.

Thời điểm đó, sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của SCB ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt, Ngân hàng Nhà nước đã đưa nhà băng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Đây là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều nhà băng từng bị rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.

Chủ trương cơ cấu lại SCB được đưa ra trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất của chính ngân hàng và Ban kiểm soát đặc biệt SCB. Như vậy, sau gần một năm được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, chủ trương tái cơ cấu SCB đã được cơ quan quản lý "chốt", trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ngoài ra, đến nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt trước đó gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Các bên liên quan đang thực hiện tiếp các nội dung tiếp theo sau khi chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại số nhà băng này.

Việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém và SCB từng được Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản.

Đánh giá ngân hàng scb năm 2023
Khách hàng giao dịch tại một Phòng giao dịch của SCB tại TP HCM. Ảnh: SCB

Ngoài các nhà băng, tại báo cáo lần này, Chính phủ cho biết các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém cũng đang được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chủ trương, định hướng cơ cấu lại.

Thẩm tra nội dung này, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhìn nhận việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các nhà băng.

Mặt khác, các ngân hàng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược, nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc. Cơ chế, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém cũng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

Về xử lý nợ xấu, cơ quan thẩm tra đánh giá quá trình này vừa qua tích cực. Các tổ chức tín dụng đã cố gắng nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro.

Đến cuối tháng 5, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý hơn 1,64 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 74,5% là do các tổ chức tín dụng tự xử lý; còn nợ bán cho VAMC và các tổ chức khác khoảng 25,5%.

Xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng tích cực, khi gần 420.000 tỷ đồng được giải quyết tính đến hết tháng 5.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trong tháng 9 phải có báo cáo về phương án xử lý Ngân hàng SCB, không để chậm trễ hơn nữa.

Đánh giá ngân hàng scb năm 2023

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trong tháng 9 này phải có báo cáo về phương án xử lý Ngân hàng SCB, không để chậm trễ hơn nữa - Ảnh: T.T.D.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất

Tại nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.

Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Khẩn trương hoàn thiện theo thẩm quyền các quy định, chính sách tín dụng, điều kiện cho vay với thủ tục thông thoáng, thuận tiện, khả thi, tăng mạnh khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế, góp phần hạn chế "tín dụng đen".

Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, theo dõi việc thực hiện thông tư 02 về gia hạn thời gian trả nợ và cơ cấu nợ, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.

Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất, 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Khẩn trương xem xét, điều chỉnh phù hợp theo thẩm quyền hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo nghị quyết 33 năm 2023 của Chính phủ.

Tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém

Đặc biệt, trong nghị quyết này, Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm nay.

Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9 phương án xử lý Ngân hàng Thương mại cổ phần SCB (Ngân hàng SCB), không để chậm trễ hơn nữa.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế "tín dụng đen".

Ngân hàng SCB gửi 6 tháng lãi suất bao nhiêu?

Tại SCB, biểu lãi suất huy động đối với kỳ hạn 6 tháng là 4,9%/năm, 9 tháng là 5,0%/năm, từ 12 tháng trở lên là 5,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng SCB tháng 10 là bao nhiêu?

1. Lãi suất VND.

Lãi suất ngân hàng SCB hiện tại bao nhiêu?

Khi tham gia gửi tiền trực tuyến tại ngân hàng SCB, người dân sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn khoảng 0,04 - 0,05 điểm % so với mức lãi suất tiết kiệm tại quầy, tùy theo từng kỳ hạn. Lãi suất cao nhất đang áp dụng là 5,16%/năm tại kỳ hạn 12 tháng.

SCB thuộc sở hữu của ai?

Ngày 1/1/2012, 3 ngân hàng hợp nhất với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Trong SCB, bà Lan sở hữu hơn 85% cổ phần và tiếp tục mua thêm sau đó. Đến tháng 10/2022, bà Lan đã chi phối hơn 91,5% vốn điều lệ, tương đương sở hữu gần 1,4 triệu cổ phần Ngân hàng SCB, được đứng tên bởi 27 pháp nhân, cá nhân.