Để hạn chế sự chênh lệch giữa các nước Cộng hóa trong Liên bằng Xô viết Lênin đã chỉ đạo như thế nào

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em sống chan hòa trên dãy đất hình chữ S thân thương. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc anh em cùng đoàn kết chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng xinh tươi, giàu đẹp và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn có những quan điểm xuyên suốt, nhất quán về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Bài viết là cái nhìn tổng quát về những chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, bài viết cũng phản bác lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng vào thực tiễn đất nước


 

Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng lý luận cơ bản để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Vấn đề dân tộc cũng được xem như vấn đề có vị trí chiến lược.Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn đề này được nhận thức và giải quyết theo từng quan điểm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng cơ bản của dân tộc để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách dân tộc. Theo đó, dân tộc được hiểu là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có Nhà nước, có giai cấp. Là một khái niệm đa nghĩa, tuy nhiên xét về cơ bản, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, dân tộc – quốc gia [nation] là chỉ một cộng đồng chính trị - xã hội rộng lớn, gồm nhiều cộng đồng tộc người, được chỉ đạo bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định[1]. Cộng đồng người cùng một ngôn ngữ, văn hoá, sắc tộc, nguồn gốc hoặc lịch sử và gắn liền với một quốc gia cụ thể nên còn gọi là quốc dân. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào…Theo nghĩa hẹp, dân tộc [ethnic] là cộng đồng mang tính tộc người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Khmer, dân tộc Ê- Đê…

Đồng thời, qua nghiên cứu và vận dụng lý luận về hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc và quan hệ dân tộc cũng như Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp cho Đảng ta có những quan điểm đúng đắn, phù hợp khi giải quyết các quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta…Và vấn đề được đặt ra là chúng ta phải biết quán triệt và vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp những quan điểm, đường lối của Đảng vào từng giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…”[2]. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhất quán trong chủ trương, đường lối và giữ vững nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc. Gần đây nhất, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã nêu rõ “ Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển…”[3]. Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn về đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc - quốc gia ở Việt Nam mà Đảng ta đã lấy làm căn cứ để đề ra những chính sách dân tộc hiện nay.

Một là, các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh lại chiếm đa số khoảng 86% dân số cả nước và chủ yếu sinh sống tại các thành phố, vùng đồng bằng, trung du. Trong khi đó, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước và tập trung chủ yếu ở vùng núi, biên giới, hải đảo,.. như: Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh khu vực duyên hải miền Trung…Hai là, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những người anh hùng dân tộc như anh hùng Núp [dân tộc Ba Na] trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc Pa Cô anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ,..đó là những tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào thành công chung của cách mạng nước nhà. Ba là, các dân tộc Việt Nam đều có một bản sắc riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó, thì bản sắc văn hóa của các dân tộc chính là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Bốn là, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp. Có thể thấy, vừa qua, một số vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc do các thế lực thù địch công kích, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm âm mưu chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của ta. Điều nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, các ngành cần có những giải pháp mềm mỏng, phù hợp để thực hiện các chính sách dân tộc hiện nay cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

2.Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: quốc phòng, an ninh được đảm bảo, đất nước được giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, quan trọng nhất chính là Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc chống “âm mưu diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định đất nước ta. Qua đó cho thấy, Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm qua. Trong đó, cơ bản giải quyết tốt quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính sách dân tộc ở nước ta chính là việc cụ thể hóa những quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc dựa vào những nguyên tắc cơ bản, như: bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển. Về mục tiêu, chính sách dân tộc khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của các dân tộc và của cả đất nước, từng bước khắc phục và xóa bỏ khoảng cách chênh lệch vùng miền, xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của nước ta tập trung vào những vấn đề cơ bản: Thứ nhất là chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển cùng với mặt bằng chung, tiến tới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước; Thứ hai, chính sách dân tộc tập trung vào thực hiện các chính sách xã hội, đó là những vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội,…nhằm nâng cao trình độ tri thức, chăm sóc sức khỏe, cải thiện các mặt đời sống, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước vượt khó, thoát nghèo, phát triển bình đẳng so với mặt bằng chung cả nước; Thứ ba, chính sách về an ninh, quốc phòng nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị.

3

Những thành tựu về việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay
 

Về việc xây dựng chính sách dân tộc, qua các nhiệm kỳ Quốc hội từ khóa X đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật có những nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số. Tính đến nay, Quốc hội đã ban hành hơn 100 luật, hơn 30 nghị quyết có nội dung, chính sách liên quan đến lĩnh vực dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành hàng trăm văn bản về tất cả các khía cạnh của đời sống liên quan đến chính sách dân tộc. Nội dung các văn bản ngày càng đi vào đời sống và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng dân tộc và tình hình chung của đất nước. Điều này cho thấy rằng, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm đối với công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Những chính sách dân tộc được ban hành đều đưa ra những giải pháp cụ thể để thực thi một cách hiệu quả. Trong quá trình thực thi, đều tiến hành tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm và đi kèm các biện pháp tuyên truyền, phổ biến một cách công khai, minh bạch đến mọi tầng lớp Nhân dân và đề cao vai trò dân chủ trong thực hiện chính sách dân tộc.

Nói về những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc, có thể khẳng định, ở nước ta hiện nay, tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính,…đều bình đẳng về chính trị, pháp luật và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững, sự gắn kết giữa 54 dân tộc ngày càng được củng cố, tăng cường trên cơ sở tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quyền bình đẳng giữa các dân tộc ngày càng được thể chế hóa, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng lên rõ rệt. Theo số liệu từ Cục thống kê 2010 - 2015, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt và vượt, bình quân từ 3 - 4%/năm. Trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ [2010], Liên hợp quốc đã đánh giá Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong việc xóa đói, giảm nghèo.[4]

Không những công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả khả quan mà đối với công tác giáo dục dân trí của đồng bào các dân tộc cũng được cải thiện. Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc và miền núi đã phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở theo độ tuổi và cơ bản xóa mù chữ. Đời sống văn hóa của các dân tộc được giữ gìn và phát huy, mạng lưới thông tin, truyền thông rộng khắp và giúp cho đồng bào dân tộc tiếp cận được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, nhiều di sản văn hóa của đồng bào dân tộc đã được UNESCO công nhận [Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên].


 

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - nguồn Internet.
 

Bên cạnh đó, những lĩnh vực đời sống xã hội khác cũng được cải thiện và từng bước được nâng lên, như: công tác y tế ngày càng được cải thiện và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc; hệ thống chính trị vùng dân tộc được củng cố; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từng bước nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó là nhờ vào chính sách “khuyến học, khuyến tài” và chính sách ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục đối với con, em đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Về an ninh chính trị và trật tự xã hội tại các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cơ bản ổn định. Bà con đồng bào dân tộc ngày càng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
 

4.Thực hiện chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn - Kiên quyết phản bác những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề dân tộc
 

Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, công tác xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần quan trọng củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, Đảng ta luôn kiên định “thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chống các âm mưu chi rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.[1] Thời gian qua, các thế lực thù địch còn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về lịch sử, đất đai và tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng như những khó khăn của một bộ phận người dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa để vu cáo Nhà nước ta “phân biệt đối xử”,“đàn áp người dân tộc thiểu số”, “ép” người dân tộc thiểu số theo lối sống” văn minh” của người dân tộc Kinh… Bên cạnh đó, chúng còn lợi dụng tình trạng một số cán bộ, đảng viên “tha hóa, biến chất” đã có những ứng xử không phù hợp với đồng bào dân tộc để gây ra hiềm khích, tạo tâm lý tiêu cực nhằm để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dày công xây dựng. Đặc biệt, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi thành lập Nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ,…Thông qua sự bùng nổ và phát triển của không gian mạng, các thế lực thù địch phát tán, truyền bá các tài liệu, văn bản, những đoạn clip “dàn dựng” nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số ở trong nước, nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế…

Thế nhưng, bằng những biện pháp kiên quyết, đúng đắn, sự quyết tâm cao độ, sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân ta, đã góp phần đập tan mọi âm mưu chia rẽ, những quan điểm và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từ những cơ sở thực tiễn đang diễn ra trên đất nước ta, từ việc thể chế hóa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và việc thống nhất và áp dụng đúng đắn, phù hợp với pháp luật quốc tế về vấn đề dân tộc, chúng ta đã chứng minh và phản bác lại những quan điểm sai trái nêu trên. Cụ thể, tại Điều 5 - Hiến pháp 2013, tr.13, quy định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” và tại Điều 14 – Hiến pháp 2013, tr.17 cũng khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chính sách cụ thể đối với các vùng, các dân tộc để giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của làng bản. Hiện  nay, tốc độ tăng GDP trung bình vùng dân tộc thiểu số hàng năm đạt 8 - 11% [6,5%]. Chương trình 135 giai đoạn I đã đầu tư 9.142 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1.512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. Tập huấn cho 103 ngàn người, dạy nghề cho 720 ngàn người, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 1,4 triệu hộ vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số vay 45.194 tỷ đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. [2] Sau đó, chương trình 135 giai đoạn 2 nâng tổng số vốn đầu tư là 14.000 tỷ đồng chi từ Ngân sách cho đồng bào dân tộc. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên trên nhiều lĩnh vực cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chính sách ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục, chiếu cố tiêu chuẩn để học sinh dân tộc thiểu số được tham gia học tập ở bậc cao đẳng, đại học [điểm cộng, chế độ cử tuyển]; ưu tiên bằng kéo dài thời gian đào tạo ở cả khâu chuẩn bị đầu vào lẫn khâu đào tạo chính thức ở bậc đại học, cao đẳng. Trong lĩnh vực y tế: chế độ phát thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí và nhiều chính sách y tế ưu đãi cho đồng bào các dân tộc … Như vậy, có thể khẳng định rằng, bằng nhiều hình thức, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho đời sống bà con đồng bào các dân tộc. 

Do đó, để phản bác lại những quan điểm sai trái, bịa đặt của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải những chủ trương, chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người dân tộc thiểu số ở nước ta đến mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài, để có cái nhìn toàn diện, khách quan và đúng đắn về chính sách dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói, nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác – Lênin vào thực tiễn đất nước, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc thể hiện ở hai lĩnh vực: thứ nhất là vấn đề dân tộc ở cấp độ dân tộc – quốc gia và thứ hai là vấn đề dân tộc ở cấp độ dân tộc – tộc người  [một quốc gia có nhiều dân tộc]. Hiện nay, xét ở cấp độ quốc gia có nhiều dân tộc, theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh thì việc giải quyết những vấn đề dân tộc chính là việc đề ra những đường lối, chính sách đúng đắn để xóa bỏ nghèo nàn, xóa bỏ lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc với quan điểm “thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ” và làm cho “miền núi tiến kịp miền xuôi” và người đồng bào dân tộc được hưởng đầy đủ những quyền lợi trong mọi mặt đời sống xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đan xen giữa những thời cơ và thách thức, tiếp tục tiếp thu và kế thừa một cách đầy đủ, sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta, cùng với các cấp, các ngành đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện những chính sách dân tộc phù hợp, đúng đắn, góp phần giữ gìn và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, kiên trì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh./.


 

---------------

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H.1991.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016.
  3. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016.
  4. Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016.
  5. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016.
  6. Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016.
  7. Trần Quốc Cường [Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương] , Công tác xây dựng, thực thi pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi tại Tây Nguyên, Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương.
  8. Lê Thế Cương [Học viện Chính trị CAND], Lại luận điệu xuyên tạc vấn đề dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, Báo điện tử Công an nhân dân.
  9. Văn Hiệu, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, Vấn đề dân tộc và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, Báo điện tử Bình Phước.

[1]  Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016, Tr. 392.

[2] Lê Thế Cương [Học viện Chính trị CAND], Lại luận điệu xuyên tạc vấn đề dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, Báo điện tử Công an nhân dân

[1] Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016, tr.209

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H.1991, tr.16.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016,tr.164.

[4] Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,Giáo trình Trung cấp lí luận chính trị - hành chính, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, H.2016, tr.372

Tác giả bài viết: Bảo Anh

Nguồn tin: Tổ Công tác Thông tin tuyên truyền

Video liên quan

Chủ Đề